Điện hạt nhân: Ghi nhận từ một cuộc tọa đàm
Ngày 25/11 tới đây, Quốc hội sẽ biểu quyết đối với hai dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận
Ngày 25/11 tới đây, Quốc hội sẽ biểu quyết đối với hai dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
Trong suốt kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, nhiều vấn đề liên quan đến dự án này đã được bàn thảo, chủ yếu tập trung vào tính khả thi và hiệu quả của dự án, an toàn hạt nhân, vấn đề tái định cư cho người dân trong vùng chịu ảnh hưởng…
“Mục tiêu chính là đáp ứng thêm được nhu cầu tiêu thụ điện năng của đất nước. Trong tương lai, chúng ta sẽ cần một lượng điện lớn hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, cũng như sản xuất của nền kinh tế”, Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương), ông Tạ Văn Hường mở đầu cho buổi tọa đàm về hai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 20/11.
Tham gia cuộc tọa đàm là đại diện một số bộ ngành, đơn vị liên quan như Bộ Công Thương, Viện Năng lượng nguyên tử, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), địa phương nơi đặt nhà máy... Nhìn chung tại cuộc tọa đàm, tuy vẫn có những băn khoăn nhất định, nhưng dường như quyết tâm đã rõ.
Hiệu quả đến đâu?
"Khi cân đối tất cả loại hình dự án điện thì chúng tôi cho rằng dự án điện hạt nhân từ năm 2020 trở đi là hiệu quả hơn so với một số loại dự án điện sử dụng nguyên liệu khác", Phó tổng giám đốc EVN Dương Quang Thành lên tiếng.
“Ví dụ, chúng tôi tính toán giá điện hạt nhân từ năm 2020 trở đi là 5,65 cent/kwh. Trong khi hiện nay, các doanh nghiệp nhập khẩu than và bán điện cho EVN đều chào giá cao hơn nhiều so với giá chúng tôi tính toán. Còn so với nhiệt điện chạy dầu, tính toán giá thành sản xuất là 15 cent/kwh, cao gấp 3 lần điện hạt nhân”, ông Thành phân tích.
Lý do không so sánh giá điện hạt nhận với giá điện từ nguồn thủy điện, nhập khẩu, nhiệt điện chạy than, khí trong nước, theo ông Thành, là vì không thể phát triển mãi các nhà máy thủy điện, trong khi nhiệt điện sử dụng than và khí trong nước cạnh tranh hơn là do được hưởng giá thấp, nhưng nguồn cung này sẽ không dồi dào mãi.
“Còn lại, các nguồn điện nhập khẩu thời gian tới vẫn hạn chế. Như thế, điện hạt nhân hiệu quả cao hơn”, ông Thành khẳng định.
Đưa thêm một lý do khác, Vụ trưởng Tạ Văn Hường cho rằng việc phát triển dự án điện hạt nhân sẽ kéo các ngành công nghiệp khác cùng phát triển. Tuy nhiên, vị vụ trưởng này cũng nhấn mạnh rằng có ý kiến hy vọng thế.
Đương nhiên, có nhà máy điện hạt nhân thì phải phát triển đường giao thông, hệ thống viễn thông và nhiều loại hạ tầng khác, đem lại lợi ích cho người dân sở tại. Nhưng cũng chẳng nên nhắc đến, vì nếu tính vào giá trị đầu tư, có lẽ, hiệu quả điện hạt nhân lại giảm đi?
“Những cơ sở hạ tầng như giao thông, viễn thông… nếu không có điện hạt nhân vẫn phải phát triển. Cho nên không cần thiết phải đưa thành đề án trong chương trình này”, Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, ông Lê Văn Hồng, nói.
Địa điểm đã "thỏa mãn yêu cầu"
“Xây dựng điện hạt nhân, bất cứ một quốc gia nào, trước khi quyết định thì phải nghĩ đến cả một chương trình phát triển điện hạt nhân, không chỉ xây dựng một nhà máy mà xây dựng nhiều nhà máy trong một chương trình dài hạn”, Phó viện trưởng Hồng tiếp lời.
Ông Hồng cho biết: “Chúng ta đã quy hoạch được một loạt địa điểm suốt dọc đất nước”, sau khi đã “nhờ cậy” chuyên gia Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tham khảo thêm tư liệu của các nước gần điều kiện với Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc...
Cũng theo ông, địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân là rất quan trọng. Vị trí đặt phải thỏa mãn các thông số an toàn về địa chất, động đất, sóng thần, thậm chí nước biển dâng... Tóm lại là những yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nhà máy.
“Bộ Khoa học và Công nghệ đã có ban hành thông tư quy định các tiêu chí ấy. Hai địa điểm tại Ninh Thuận đã thoả mãn các yêu cầu”, ông Hồng nhắc lại.
Tuy nhiên, ông Hồng cũng nhấn mạnh rằng trong trường hợp dự án điện hạt nhân tại Ninh Thận được Quốc hội thông qua, trong quá trình thực hiện vẫn phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các điều kiện về địa chất, khí tượng thủy văn…
Đã có những gì?
Theo tính toán của vị đại diện Viện Năng lượng nguyên tử, có tới 19 chỉ tiêu cơ sở hạ tầng phải tuân thủ và thực hiện đồng bộ, chia thành 3 giai đoạn phải hoàn thành lần lượt. “Nếu làm đúng thì những khó khăn trong giai đoạn khởi động sẽ từng bước được giải quyết”, ông Hồng khẳng định.
Hiện đã có Luật Năng lượng nguyên tử. Dưới luật, 3 nghị định đang được nghiên cứu và xem xét ở giai đoạn lấy ý kiến cuối cùng. Hệ thống tiêu chuẩn, chỉ tiêu, quy định… đã có kế hoạch từ Bộ Khoa học và Công nghệ. Bước khởi đầu cho mơ ước điện hạt nhân cũng đã có được những bước đi khá bài bản.
Nhưng nhìn về phía nguồn nhân lực, dư luận đang đặt nhiều lo lắng. Phó viện trưởng Hồng cũng khẳng định việc thiếu nhân lực điện hạt nhân, nhưng "không đến mức chỉ có vài người am hiểu", như báo chí gần đây có nói.
Tính rộng rãi, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam hiện có chừng 500 cán bộ. Đặc biệt, ông Hồng cho rằng Việt Nam đã có những cán bộ dày kinh nghiệm. Với việc lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt chạy an toàn trong hàng chục năm nay, ông Hồng cho rằng những cán bộ ở đây đủ khả năng làm nòng cốt cho dự án điện hạt nhân sắp tới.
Về phía EVN, Phó tổng giám đốc Thành cho biết, hiện Tập đoàn đã cử 200 lượt cán bộ đi đào tạo về điện hạt nhân tại Nhật Bản, Pháp. “Lực lượng chúng tôi đang chuẩn bị, và cũng có kế hoạch tiếp tục đào tạo thêm cán bộ”, ông Thành nói thêm.
"Nguồn nhân lực chúng ta đã có, tuy không phải nhiều. Nhưng nhân lực làm cơ sở ban đầu thì đảm bảo, dù rằng chưa đủ. Dự án phát triển trong một khoảng thời gian dài, nhân lực cũng sẽ chuẩn bị và phát triển theo", ông Hồng khẳng định
Về cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, Việt Nam mới có phòng nghiên cứu an toàn phóng xạ, quan trắc phóng xạ. Những cơ sở hạ tầng kỹ thuật hạt nhân còn thiếu đang được gấp rút bù đắp bằng hàng loạt đề án. Các cơ quan chuyên trách cũng chỉ còn chờ Quốc hội “gật đầu” thông qua dự án.
Việc tái định cư, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, nếu tính bán kính 500 m, sẽ có khoảng 2 nghìn dân phải di dời. Tập đoàn đã làm việc với tỉnh Ninh Thuận, với huyện và người dân, tính toán phương án để đời sống người dân tái định cư không bị xáo trộn quá nhiều. Ông Thành cũng để ngỏ khả năng Chính phủ sẽ cho phép áp dụng hình thức ưu tiên đặc biệt đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng từ xây dựng dự án.
“Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thực ra đã được nghiên cứu từ rất lâu. Nó nằm trong chiến lược phát triển hệ thống điện Việt Nam, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, đây là lý do ông Hường cho rằng có khả năng lớn dự án sẽ được Quốc hội thông qua.
Trong suốt kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, nhiều vấn đề liên quan đến dự án này đã được bàn thảo, chủ yếu tập trung vào tính khả thi và hiệu quả của dự án, an toàn hạt nhân, vấn đề tái định cư cho người dân trong vùng chịu ảnh hưởng…
“Mục tiêu chính là đáp ứng thêm được nhu cầu tiêu thụ điện năng của đất nước. Trong tương lai, chúng ta sẽ cần một lượng điện lớn hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, cũng như sản xuất của nền kinh tế”, Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương), ông Tạ Văn Hường mở đầu cho buổi tọa đàm về hai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 20/11.
Tham gia cuộc tọa đàm là đại diện một số bộ ngành, đơn vị liên quan như Bộ Công Thương, Viện Năng lượng nguyên tử, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), địa phương nơi đặt nhà máy... Nhìn chung tại cuộc tọa đàm, tuy vẫn có những băn khoăn nhất định, nhưng dường như quyết tâm đã rõ.
Hiệu quả đến đâu?
"Khi cân đối tất cả loại hình dự án điện thì chúng tôi cho rằng dự án điện hạt nhân từ năm 2020 trở đi là hiệu quả hơn so với một số loại dự án điện sử dụng nguyên liệu khác", Phó tổng giám đốc EVN Dương Quang Thành lên tiếng.
“Ví dụ, chúng tôi tính toán giá điện hạt nhân từ năm 2020 trở đi là 5,65 cent/kwh. Trong khi hiện nay, các doanh nghiệp nhập khẩu than và bán điện cho EVN đều chào giá cao hơn nhiều so với giá chúng tôi tính toán. Còn so với nhiệt điện chạy dầu, tính toán giá thành sản xuất là 15 cent/kwh, cao gấp 3 lần điện hạt nhân”, ông Thành phân tích.
Lý do không so sánh giá điện hạt nhận với giá điện từ nguồn thủy điện, nhập khẩu, nhiệt điện chạy than, khí trong nước, theo ông Thành, là vì không thể phát triển mãi các nhà máy thủy điện, trong khi nhiệt điện sử dụng than và khí trong nước cạnh tranh hơn là do được hưởng giá thấp, nhưng nguồn cung này sẽ không dồi dào mãi.
“Còn lại, các nguồn điện nhập khẩu thời gian tới vẫn hạn chế. Như thế, điện hạt nhân hiệu quả cao hơn”, ông Thành khẳng định.
Đưa thêm một lý do khác, Vụ trưởng Tạ Văn Hường cho rằng việc phát triển dự án điện hạt nhân sẽ kéo các ngành công nghiệp khác cùng phát triển. Tuy nhiên, vị vụ trưởng này cũng nhấn mạnh rằng có ý kiến hy vọng thế.
Đương nhiên, có nhà máy điện hạt nhân thì phải phát triển đường giao thông, hệ thống viễn thông và nhiều loại hạ tầng khác, đem lại lợi ích cho người dân sở tại. Nhưng cũng chẳng nên nhắc đến, vì nếu tính vào giá trị đầu tư, có lẽ, hiệu quả điện hạt nhân lại giảm đi?
“Những cơ sở hạ tầng như giao thông, viễn thông… nếu không có điện hạt nhân vẫn phải phát triển. Cho nên không cần thiết phải đưa thành đề án trong chương trình này”, Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, ông Lê Văn Hồng, nói.
Địa điểm đã "thỏa mãn yêu cầu"
“Xây dựng điện hạt nhân, bất cứ một quốc gia nào, trước khi quyết định thì phải nghĩ đến cả một chương trình phát triển điện hạt nhân, không chỉ xây dựng một nhà máy mà xây dựng nhiều nhà máy trong một chương trình dài hạn”, Phó viện trưởng Hồng tiếp lời.
Ông Hồng cho biết: “Chúng ta đã quy hoạch được một loạt địa điểm suốt dọc đất nước”, sau khi đã “nhờ cậy” chuyên gia Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tham khảo thêm tư liệu của các nước gần điều kiện với Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc...
Cũng theo ông, địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân là rất quan trọng. Vị trí đặt phải thỏa mãn các thông số an toàn về địa chất, động đất, sóng thần, thậm chí nước biển dâng... Tóm lại là những yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nhà máy.
“Bộ Khoa học và Công nghệ đã có ban hành thông tư quy định các tiêu chí ấy. Hai địa điểm tại Ninh Thuận đã thoả mãn các yêu cầu”, ông Hồng nhắc lại.
Tuy nhiên, ông Hồng cũng nhấn mạnh rằng trong trường hợp dự án điện hạt nhân tại Ninh Thận được Quốc hội thông qua, trong quá trình thực hiện vẫn phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các điều kiện về địa chất, khí tượng thủy văn…
Đã có những gì?
Theo tính toán của vị đại diện Viện Năng lượng nguyên tử, có tới 19 chỉ tiêu cơ sở hạ tầng phải tuân thủ và thực hiện đồng bộ, chia thành 3 giai đoạn phải hoàn thành lần lượt. “Nếu làm đúng thì những khó khăn trong giai đoạn khởi động sẽ từng bước được giải quyết”, ông Hồng khẳng định.
Hiện đã có Luật Năng lượng nguyên tử. Dưới luật, 3 nghị định đang được nghiên cứu và xem xét ở giai đoạn lấy ý kiến cuối cùng. Hệ thống tiêu chuẩn, chỉ tiêu, quy định… đã có kế hoạch từ Bộ Khoa học và Công nghệ. Bước khởi đầu cho mơ ước điện hạt nhân cũng đã có được những bước đi khá bài bản.
Nhưng nhìn về phía nguồn nhân lực, dư luận đang đặt nhiều lo lắng. Phó viện trưởng Hồng cũng khẳng định việc thiếu nhân lực điện hạt nhân, nhưng "không đến mức chỉ có vài người am hiểu", như báo chí gần đây có nói.
Tính rộng rãi, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam hiện có chừng 500 cán bộ. Đặc biệt, ông Hồng cho rằng Việt Nam đã có những cán bộ dày kinh nghiệm. Với việc lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt chạy an toàn trong hàng chục năm nay, ông Hồng cho rằng những cán bộ ở đây đủ khả năng làm nòng cốt cho dự án điện hạt nhân sắp tới.
Về phía EVN, Phó tổng giám đốc Thành cho biết, hiện Tập đoàn đã cử 200 lượt cán bộ đi đào tạo về điện hạt nhân tại Nhật Bản, Pháp. “Lực lượng chúng tôi đang chuẩn bị, và cũng có kế hoạch tiếp tục đào tạo thêm cán bộ”, ông Thành nói thêm.
"Nguồn nhân lực chúng ta đã có, tuy không phải nhiều. Nhưng nhân lực làm cơ sở ban đầu thì đảm bảo, dù rằng chưa đủ. Dự án phát triển trong một khoảng thời gian dài, nhân lực cũng sẽ chuẩn bị và phát triển theo", ông Hồng khẳng định
Về cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, Việt Nam mới có phòng nghiên cứu an toàn phóng xạ, quan trắc phóng xạ. Những cơ sở hạ tầng kỹ thuật hạt nhân còn thiếu đang được gấp rút bù đắp bằng hàng loạt đề án. Các cơ quan chuyên trách cũng chỉ còn chờ Quốc hội “gật đầu” thông qua dự án.
Việc tái định cư, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, nếu tính bán kính 500 m, sẽ có khoảng 2 nghìn dân phải di dời. Tập đoàn đã làm việc với tỉnh Ninh Thuận, với huyện và người dân, tính toán phương án để đời sống người dân tái định cư không bị xáo trộn quá nhiều. Ông Thành cũng để ngỏ khả năng Chính phủ sẽ cho phép áp dụng hình thức ưu tiên đặc biệt đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng từ xây dựng dự án.
“Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thực ra đã được nghiên cứu từ rất lâu. Nó nằm trong chiến lược phát triển hệ thống điện Việt Nam, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, đây là lý do ông Hường cho rằng có khả năng lớn dự án sẽ được Quốc hội thông qua.