Điều chỉnh Chỉ thị 03 theo phương án mới
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết Chỉ thị 03 về cho vay đầu tư chứng khoán sẽ được điều chỉnh theo phương án mới
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết Chỉ thị 03 về cho vay đầu tư chứng khoán sẽ được điều chỉnh theo phương án mới.
Các khả năng đưa ra trước đây như cho vay qua các công ty chứng khoán, nới rộng hạn mức 3% tổng dư nợ lên 5 – 7%... không xẩy ra. Phương án mới đưa ra khá bất ngờ.
Cụ thể, theo thông tin từ ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tại cuộc họp giao ban báo chí sáng nay (29/1), dự kiến Chỉ thị 03 sẽ được thay bằng văn bản mới để áp dụng phương thức cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán mới.
Tinh thần chung của Ngân hàng Nhà nước là vẫn giám sát chặt hoạt động cho vay này theo các cơ chế quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo an toàn hệ thống và theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng hạn mức dư nợ loại này từ 15% đến 20% vốn điều lệ, thay vì theo tổng dư nợ như hiện hành. Đi cùng với hạn mức này là các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% (theo thông lệ quốc tế) và có nợ xấu dưới 5% tổng dư nợ. Hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay đầu tư chứng khoán cũng dự kiến nâng lên từ 200 – 250% thay cho mức hiện tại là 150%.
Theo ông Tiến, phương án trên đã được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm thế giới, tư vấn của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các chuyên gia trong và ngoài nước. Dự kiến, cuối tuần này Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản chính thức.
Các khả năng đưa ra trước đây như cho vay qua các công ty chứng khoán, nới rộng hạn mức 3% tổng dư nợ lên 5 – 7%... không xẩy ra. Phương án mới đưa ra khá bất ngờ.
Cụ thể, theo thông tin từ ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tại cuộc họp giao ban báo chí sáng nay (29/1), dự kiến Chỉ thị 03 sẽ được thay bằng văn bản mới để áp dụng phương thức cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán mới.
Tinh thần chung của Ngân hàng Nhà nước là vẫn giám sát chặt hoạt động cho vay này theo các cơ chế quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo an toàn hệ thống và theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng hạn mức dư nợ loại này từ 15% đến 20% vốn điều lệ, thay vì theo tổng dư nợ như hiện hành. Đi cùng với hạn mức này là các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% (theo thông lệ quốc tế) và có nợ xấu dưới 5% tổng dư nợ. Hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay đầu tư chứng khoán cũng dự kiến nâng lên từ 200 – 250% thay cho mức hiện tại là 150%.
Theo ông Tiến, phương án trên đã được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm thế giới, tư vấn của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các chuyên gia trong và ngoài nước. Dự kiến, cuối tuần này Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản chính thức.
Với phương án này, hạn mức 3% cứng nhắc sẽ được thay thế theo quy mô vốn điều lệ của mỗi ngân hàng. Những ngân hàng có tổng dư nợ thấp vẫn có thể cho vay cao, nhưng ngược lại, những ngân hàng có tổng dư nợ lớn có thể phải chấp nhận mức cho vay thấp.
Ngoài ra, ông Tiến cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục mua vào ngoại tệ theo tính toán hợp lý và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch này sẽ tạo thêm thuận lợi cho nguồn vốn ngoại quy đổi, tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán.