Điều gì xảy ra khi Nhân dân tệ vào nhóm “đồng tiền quý tộc”?
Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến đồng tiền của quốc gia láng giềng có trọng số thương mại lớn với Việt Nam
“Đồng tiền quý tộc” là cách gọi của TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, dành cho giỏ tiền tệ dự trữ quốc tế, còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), nhân sự kiện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa chính thức thêm đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào giỏ này.
Để có thêm thời gian cho các thành viên sử dụng SDR điều chỉnh, IMF đã quyết định đồng Nhân dân tệ sẽ chính thức tham gia từ tháng 1/10/2016.
Như vậy, vẫn còn một khoảng thời gian đáng kể để nhiều quốc gia trù tính những tác động và ứng xử, trong đó có Việt Nam.
“Chưa có tác động lớn”
IMF khởi động SDR vào năm 1969, nhằm thúc đẩy thanh khoản toàn cầu. Tuy SDR về mặt kỹ thuật không phải là một đồng tiền, song nó cho phép các nước thành viên IMF đang nắm giữ có quyền sử dụng bất kỳ đồng tiền nào trong giỏ tiền tệ này - gồm USD, Euro, Yên Nhật và Bảng Anh - nhằm đáp ứng nhu cầu cán cân thanh toán.
Nay, với sự tham gia của Nhân dân tệ, trong 188 thành viên của IMF, chỉ có 5 đồng tiền được lựa chọn vào SDR. Việc lựa chọn được xác định chủ yếu theo quy mô GDP, tính chuyển đổi của đồng tiền, các điều kiện về tự do hóa các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn. Theo đó, Trung Quốc vẫn còn nhiều việc để làm, phải thực hiện.
“Việc lựa chọn này là sự ghi nhận của quốc tế đối với vị thế của nền kinh tế Trung Quốc. Uy tín của đồng tiền được ghi nhận và được lựa chọn trong thanh toán. Nhưng trước mắt, điều đó chưa có ảnh hưởng hoặc tác động gì nhiều đối với thị trường tài chính quốc tế”, ông Phước nói.
Tuy nhiên, Trung Quốc là quốc gia láng giềng, có trọng số thương mại lớn với Việt Nam, nên chuyên gia này cho rằng, khi quốc tế đã lựa chọn đồng Nhân dân tệ, cả trong phi mậu dịch và mậu dịch chính thức, thì cần phải theo dõi chặt chẽ và chuẩn bị tinh thần để đối phó.
“Đối phó với những điều gì, đối phó như thế nào? Điều đó hiện chưa thể nói trước được gì nhiều vào lúc này”, chuyên gia Trương Văn Phước thận trọng, khi một khoảng thời gian khá dài với nhiều mối quan hệ, tương tác phức tạp trên thị trường còn ở phía trước.
Cầu Nhân dân tệ sẽ tăng lên
Tuy nhiên, trong báo cáo nhanh của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) ngày 2/12, sự kiện trên bước đầu cũng được nhìn nhận ở khả năng tác động đa chiều đối với các thị trường tài chính, với chính Trung Quốc và với Việt Nam.
Theo nhìn nhận trong báo cáo này, việc đưa đồng Nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ là một động thái mang tính biểu tượng, với ít tác động tức thì lên các thị trường tài chính. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên có thêm một đồng tiền mới được thêm vào giỏ, là sự thay đổi thành phần lớn nhất trong vòng 35 năm qua.
“Quyết định của IMF có khả năng làm gia tăng nhu cầu đối với đồng Nhân dân tệ hoặc các tài sản neo theo đồng Nhân dân tệ, khi các ngân hàng trung ương và các nhà quản lý quỹ nước ngoài điều chỉnh danh mục đầu tư phản ánh vị thế mới của đồng tiền này”, báo cáo dự tính.
Một khi Nhân dân tệ trở thành một phần của SDR, các ngân hàng trung ương cũng như các nhà quản lý quỹ đầu tư quốc tế sẽ lập tức muốn chuyển đổi một phần tài sản của mình sang đồng tiền này. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, đặc biệt là trên thị trường tiền tệ.
Cũng theo dự báo đưa ra trong bản báo cáo, khả năng trong trung hạn đồng Nhân dân tệ sẽ được giao dịch linh hoạt hơn và sẽ tăng giá sau khi chính thức từ 1/10/2016 được đưa vào giỏ tiền tệ, do nhu cầu dự trữ đồng tiền này tăng lên, đồng thời các giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc khả năng sẽ được yêu cầu thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ và làm cho nhu cầu càng cao, đẩy giá trị đồng tiền này lên cao hơn.
Khi Nhân dân tệ mạnh lên thì VND sẽ yếu đi, nếu như tỷ giá VND không được điều chỉnh phù hợp sẽ gây áp lực lên nguồn cung ngoại hối trong nước, hoạt động xuất khẩu cũng sẽ kém đi.
Còn trong ngắn hạn trước mắt, theo trung tâm nghiên cứu của Maritime Bank, có thể nhận định việc đồng Nhân dân tệ được vào giỏ SDR sẽ chưa có những tác động ngay và đáng kể tới USD, do vậy tỷ giá VND/USD cũng sẽ gần như chưa bị ảnh hưởng.
Để có thêm thời gian cho các thành viên sử dụng SDR điều chỉnh, IMF đã quyết định đồng Nhân dân tệ sẽ chính thức tham gia từ tháng 1/10/2016.
Như vậy, vẫn còn một khoảng thời gian đáng kể để nhiều quốc gia trù tính những tác động và ứng xử, trong đó có Việt Nam.
“Chưa có tác động lớn”
IMF khởi động SDR vào năm 1969, nhằm thúc đẩy thanh khoản toàn cầu. Tuy SDR về mặt kỹ thuật không phải là một đồng tiền, song nó cho phép các nước thành viên IMF đang nắm giữ có quyền sử dụng bất kỳ đồng tiền nào trong giỏ tiền tệ này - gồm USD, Euro, Yên Nhật và Bảng Anh - nhằm đáp ứng nhu cầu cán cân thanh toán.
Nay, với sự tham gia của Nhân dân tệ, trong 188 thành viên của IMF, chỉ có 5 đồng tiền được lựa chọn vào SDR. Việc lựa chọn được xác định chủ yếu theo quy mô GDP, tính chuyển đổi của đồng tiền, các điều kiện về tự do hóa các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn. Theo đó, Trung Quốc vẫn còn nhiều việc để làm, phải thực hiện.
“Việc lựa chọn này là sự ghi nhận của quốc tế đối với vị thế của nền kinh tế Trung Quốc. Uy tín của đồng tiền được ghi nhận và được lựa chọn trong thanh toán. Nhưng trước mắt, điều đó chưa có ảnh hưởng hoặc tác động gì nhiều đối với thị trường tài chính quốc tế”, ông Phước nói.
Tuy nhiên, Trung Quốc là quốc gia láng giềng, có trọng số thương mại lớn với Việt Nam, nên chuyên gia này cho rằng, khi quốc tế đã lựa chọn đồng Nhân dân tệ, cả trong phi mậu dịch và mậu dịch chính thức, thì cần phải theo dõi chặt chẽ và chuẩn bị tinh thần để đối phó.
“Đối phó với những điều gì, đối phó như thế nào? Điều đó hiện chưa thể nói trước được gì nhiều vào lúc này”, chuyên gia Trương Văn Phước thận trọng, khi một khoảng thời gian khá dài với nhiều mối quan hệ, tương tác phức tạp trên thị trường còn ở phía trước.
Cầu Nhân dân tệ sẽ tăng lên
Tuy nhiên, trong báo cáo nhanh của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) ngày 2/12, sự kiện trên bước đầu cũng được nhìn nhận ở khả năng tác động đa chiều đối với các thị trường tài chính, với chính Trung Quốc và với Việt Nam.
Theo nhìn nhận trong báo cáo này, việc đưa đồng Nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ là một động thái mang tính biểu tượng, với ít tác động tức thì lên các thị trường tài chính. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên có thêm một đồng tiền mới được thêm vào giỏ, là sự thay đổi thành phần lớn nhất trong vòng 35 năm qua.
“Quyết định của IMF có khả năng làm gia tăng nhu cầu đối với đồng Nhân dân tệ hoặc các tài sản neo theo đồng Nhân dân tệ, khi các ngân hàng trung ương và các nhà quản lý quỹ nước ngoài điều chỉnh danh mục đầu tư phản ánh vị thế mới của đồng tiền này”, báo cáo dự tính.
Một khi Nhân dân tệ trở thành một phần của SDR, các ngân hàng trung ương cũng như các nhà quản lý quỹ đầu tư quốc tế sẽ lập tức muốn chuyển đổi một phần tài sản của mình sang đồng tiền này. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, đặc biệt là trên thị trường tiền tệ.
Cũng theo dự báo đưa ra trong bản báo cáo, khả năng trong trung hạn đồng Nhân dân tệ sẽ được giao dịch linh hoạt hơn và sẽ tăng giá sau khi chính thức từ 1/10/2016 được đưa vào giỏ tiền tệ, do nhu cầu dự trữ đồng tiền này tăng lên, đồng thời các giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc khả năng sẽ được yêu cầu thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ và làm cho nhu cầu càng cao, đẩy giá trị đồng tiền này lên cao hơn.
Khi Nhân dân tệ mạnh lên thì VND sẽ yếu đi, nếu như tỷ giá VND không được điều chỉnh phù hợp sẽ gây áp lực lên nguồn cung ngoại hối trong nước, hoạt động xuất khẩu cũng sẽ kém đi.
Còn trong ngắn hạn trước mắt, theo trung tâm nghiên cứu của Maritime Bank, có thể nhận định việc đồng Nhân dân tệ được vào giỏ SDR sẽ chưa có những tác động ngay và đáng kể tới USD, do vậy tỷ giá VND/USD cũng sẽ gần như chưa bị ảnh hưởng.