Đình chỉ sản xuất của Vedan sao vẫn vướng?
Đã gần một tháng nay, việc có đình chỉ hoạt động của Vedan hay không vẫn còn vướng mắc và chưa có sự thống nhất
Cùng với các quyết định xử phạt hành chính, truy thu số tiền trốn phí nước thải, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có quyết định thu hồi giấy phép xả thải vào nguồn nước và đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai theo thẩm quyền tạm thời đình chỉ hoạt động của Công ty Vedan.
Đã gần một tháng nay, việc có đình chỉ hoạt động của Vedan hay không vẫn còn vướng mắc và chưa có sự thống nhất.
Theo Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường, bộ trưởng hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh đều có thể ra quyết định đình chỉ cơ sở doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay, trong xử lý Vedan vẫn còn có ý kiến khác nhau giữa lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường với UBND tỉnh Đồng Nai về việc cơ quan nào sẽ ra quyết định đình chỉ hoạt động toàn bộ nhà máy.
Không châm chước những vi phạm
Đó là quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xử lý Vedan.
Trong văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai về xử lý vi phạm của Vedan, Bộ đã đề nghị UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất của công ty đến khi hoàn thành biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã làm việc với cấp lãnh đạo Đồng Nai và có văn bản hướng dẫn.
Trước mắt, mới xử lý Vedan vi phạm pháp luật môi trường với số tiền gần 270 triệu và truy thu tiền phí nước thải từ 2004 trở lại đây với số tiền 127 tỷ đồng. Việc xử lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ theo nguyên tắc: ai gây ô nhiễm người đó phải bỏ tiền bồi hoàn thiệt hại và người dân bị ảnh hưởng có quyền kiện ra tòa đòi bồi thường.
Về quan điểm xử lý Vedan, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định, không thể châm chước và phải xử lý đến cùng vì doanh nghiệp này đã gian dối ngay từ khi xây dựng nhà máy. Vedan đã vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm đạo đức đối với môi trường và lừa dối pháp luật nhà nước Việt Nam. Mặc dù Vedan đã nộp số tiền xử phạt vi phạm hành chính nhưng lại muốn trì hoãn số tiền truy thu trốn phí 127 tỷ đồng.
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên tuyên bố, dứt khoát Vedan phải nộp đủ mới cho mở cửa lại nhà máy. Việc xử lý nghiêm Vedan là lời cảnh báo cho các nhà máy, xí nghiệp khác. Tới đây, Bộ sẽ phối hợp với các ngành tiếp tục thanh kiểm tra, điều tra công tác bảo vệ môi trường ở các nhà máy bột ngọt, vi sinh, dược liệu, bia, nhà máy giấy, các khu công nghiệp.
Chỉ cần rút giấy phép xả thải là đủ?
Trong việc xử lý có đình chỉ, đóng cửa hoạt động của Vedan hay không, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, phải dựa trên rất nhiều quy định pháp lý như pháp lệnh bảo vệ nguồn nước, luật đầu tư, pháp lệnh xử phạt hành chính... chứ không phải chỉ riêng quy định trong luật bảo vệ môi trường. Theo điểm 49 của luật bảo vệ môi trường vẫn còn có điểm chưa rõ. Nếu xử lý bằng cách đình chỉ toàn bộ hoạt động của công ty đó thì cần phải cân nhắc kỹ.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tạm đình chỉ giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là đã đủ nghiêm. Rút giấy phép xả nước rồi, tức là công ty sẽ không thể hoạt động được. Bởi bản chất hoạt động của Vedan là dùng nước và xả nước; còn các hoạt động khác không liên quan đến xả nước như: hoạt động kinh doanh khác, trồng sắn... thì chưa nhất thiết phải dùng đến biện pháp đóng cửa, đình chỉ.
Hiện nay, chỉ cần thi hành 2 quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ xả nước vào dòng sông là đủ. Vấn đề quan trọng nhất là phải thực hiện đầy đủ 2 quyết định đó.
Việc có thực hiện tốt 2 quyết định này hay không phụ thuộc chủ yếu vào thái độ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc có thể thực hiện các biện pháp tiếp theo như đình chỉ hoạt đông của toàn bộ công ty và thậm chí rút giấy phép đầu tư đã được cấp năm 1991.
“Chúng ta phải đi từng bước một. Quyết định rút giấy phép xả thải vào nguồn nước hoàn toàn phù hợp với pháp lệnh xử phạt hành chính và phù hợp với yêu cầu vì mục đích cuối cùng không phải là đình chỉ cơ sở sản xuất mà là sản xuất nhưng phải bảo vệ môi trường. Nếu Vedan không thực hiện, sau ngày 16/11 có thể cưỡng chế, ông Cường khẳng định.
Việc quyết định tạm thời đình chỉ Vedan, giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Đồng Nai vẫn chưa thống nhất về thẩm quyền. Tuy nhiên, ông Cường cho rằng, quyết định tạm đình chỉ cơ sở gây ô nhiễm là của thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng có thể uỷ quyền cho UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện.
Ý kiến của UBND tỉnh Đồng Nai cũng có cơ sở vì hiện nay, thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thanh tra và xử lý. Còn theo thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cả công ty Vedan nếu do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện thì vẫn chưa rõ về pháp lý và phải được sự uỷ quyền của Thủ tướng.
Mặc dù trong nghị quyết Hội đồng nhân dân có quy định, UBND được quyền đình chỉ hoạt động cơ sở gây ô nhiễm nhưng trong trường hợp cụ thể chưa quy định rõ. Đây là một doanh nghiệp Đài Loan đầu tư vào Việt Nam, có hiệp định về bảo hộ đầu tư nên làm gì là cũng phải đầy đủ quy định pháp lý để đảm bảo chặt chẽ.
Sẽ điều chỉnh các quy định của pháp luật
Hiện nay, trong các tội phạm môi trường, mới chỉ có 2 loại tội danh được xử lý hình sự đó là: buôn bán động vật hoang dã quý hiếm và huỷ hoại rừng. Mặc dù Luật Hình sự đã quy định rõ 10 tội phạm môi trường có thể phải bổ sung thêm và nhất là xử phạt. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khung hình sự mới là xử lý cá nhân. Do Tổng giám đốc Vedan làm thuê cho chủ Đài Loan, khi Vedan vi phạm, chỉ có Phó tổng giám đốc nên việc xử lý cũng có khó khăn.
Luật pháp, nhất là đối với doanh nghiệp nước ngoài cần được điều chỉnh. Đến nay, việc khởi tố doanh nghiệp nước ngoài xem ra còn hãn hữu và vấn đề môi trường nổi lên có thể là một điểm để các cơ quan bảo vệ luật pháp đào sâu thêm, Bộ trưởng Nguyên cho biết.
Thực tế, các cơ quan chức năng đã có xem xét và Chính phủ đã có chỉ đạo về việc xử lý hình sự nhưng còn vướng mắc về mặt pháp luật. Bộ trưởng Cường cho biết, Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội sửa đổi tội danh đó trong Bộ luật hình sự.
Nếu được Quốc hội chấp thuận thì tới đây, với các trường hợp vi phạm như vậy, việc xử lý hình sự sẽ thuận lợi hơn. Trong quy định về cấu thành tội phạm môi trường hiện nay, đòi hỏi phải được xử lý về hành chính trước, nếu không khắc phục hậu quả mới xử lý hình sự.
Qua vụ việc Vedan, vấn đề đang được đặt ra chính là việc thực thi pháp luật và trách nhiệm của địa phương. Vi phạm của Vedan đã kéo dài, nước sông ô nhiễm đã lâu. Khi Vedan vào, Việt Nam chưa có luật bảo vệ môi trường. Khi có luật rồi Việt Nam mới có yêu cầu đánh giá tác động môi trường, có hệ thống, công nghệ xử lý chất thải, nước thải.
Do đó, cả trung ương và địa phương đều phải có trách nhiệm trong việc thực hiện, tại địa phương, lãnh đạo phải biết việc đó, xem xét, xử lý, có thể ngay từ những phát hiện, khiếu nại tố cáo của người dân, Bộ trưởng Cường khẳng định.
Đã gần một tháng nay, việc có đình chỉ hoạt động của Vedan hay không vẫn còn vướng mắc và chưa có sự thống nhất.
Theo Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường, bộ trưởng hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh đều có thể ra quyết định đình chỉ cơ sở doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay, trong xử lý Vedan vẫn còn có ý kiến khác nhau giữa lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường với UBND tỉnh Đồng Nai về việc cơ quan nào sẽ ra quyết định đình chỉ hoạt động toàn bộ nhà máy.
Không châm chước những vi phạm
Đó là quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xử lý Vedan.
Trong văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai về xử lý vi phạm của Vedan, Bộ đã đề nghị UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất của công ty đến khi hoàn thành biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã làm việc với cấp lãnh đạo Đồng Nai và có văn bản hướng dẫn.
Trước mắt, mới xử lý Vedan vi phạm pháp luật môi trường với số tiền gần 270 triệu và truy thu tiền phí nước thải từ 2004 trở lại đây với số tiền 127 tỷ đồng. Việc xử lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ theo nguyên tắc: ai gây ô nhiễm người đó phải bỏ tiền bồi hoàn thiệt hại và người dân bị ảnh hưởng có quyền kiện ra tòa đòi bồi thường.
Về quan điểm xử lý Vedan, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định, không thể châm chước và phải xử lý đến cùng vì doanh nghiệp này đã gian dối ngay từ khi xây dựng nhà máy. Vedan đã vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm đạo đức đối với môi trường và lừa dối pháp luật nhà nước Việt Nam. Mặc dù Vedan đã nộp số tiền xử phạt vi phạm hành chính nhưng lại muốn trì hoãn số tiền truy thu trốn phí 127 tỷ đồng.
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên tuyên bố, dứt khoát Vedan phải nộp đủ mới cho mở cửa lại nhà máy. Việc xử lý nghiêm Vedan là lời cảnh báo cho các nhà máy, xí nghiệp khác. Tới đây, Bộ sẽ phối hợp với các ngành tiếp tục thanh kiểm tra, điều tra công tác bảo vệ môi trường ở các nhà máy bột ngọt, vi sinh, dược liệu, bia, nhà máy giấy, các khu công nghiệp.
Chỉ cần rút giấy phép xả thải là đủ?
Trong việc xử lý có đình chỉ, đóng cửa hoạt động của Vedan hay không, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, phải dựa trên rất nhiều quy định pháp lý như pháp lệnh bảo vệ nguồn nước, luật đầu tư, pháp lệnh xử phạt hành chính... chứ không phải chỉ riêng quy định trong luật bảo vệ môi trường. Theo điểm 49 của luật bảo vệ môi trường vẫn còn có điểm chưa rõ. Nếu xử lý bằng cách đình chỉ toàn bộ hoạt động của công ty đó thì cần phải cân nhắc kỹ.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tạm đình chỉ giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là đã đủ nghiêm. Rút giấy phép xả nước rồi, tức là công ty sẽ không thể hoạt động được. Bởi bản chất hoạt động của Vedan là dùng nước và xả nước; còn các hoạt động khác không liên quan đến xả nước như: hoạt động kinh doanh khác, trồng sắn... thì chưa nhất thiết phải dùng đến biện pháp đóng cửa, đình chỉ.
Hiện nay, chỉ cần thi hành 2 quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ xả nước vào dòng sông là đủ. Vấn đề quan trọng nhất là phải thực hiện đầy đủ 2 quyết định đó.
Việc có thực hiện tốt 2 quyết định này hay không phụ thuộc chủ yếu vào thái độ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc có thể thực hiện các biện pháp tiếp theo như đình chỉ hoạt đông của toàn bộ công ty và thậm chí rút giấy phép đầu tư đã được cấp năm 1991.
“Chúng ta phải đi từng bước một. Quyết định rút giấy phép xả thải vào nguồn nước hoàn toàn phù hợp với pháp lệnh xử phạt hành chính và phù hợp với yêu cầu vì mục đích cuối cùng không phải là đình chỉ cơ sở sản xuất mà là sản xuất nhưng phải bảo vệ môi trường. Nếu Vedan không thực hiện, sau ngày 16/11 có thể cưỡng chế, ông Cường khẳng định.
Việc quyết định tạm thời đình chỉ Vedan, giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Đồng Nai vẫn chưa thống nhất về thẩm quyền. Tuy nhiên, ông Cường cho rằng, quyết định tạm đình chỉ cơ sở gây ô nhiễm là của thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng có thể uỷ quyền cho UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện.
Ý kiến của UBND tỉnh Đồng Nai cũng có cơ sở vì hiện nay, thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thanh tra và xử lý. Còn theo thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cả công ty Vedan nếu do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện thì vẫn chưa rõ về pháp lý và phải được sự uỷ quyền của Thủ tướng.
Mặc dù trong nghị quyết Hội đồng nhân dân có quy định, UBND được quyền đình chỉ hoạt động cơ sở gây ô nhiễm nhưng trong trường hợp cụ thể chưa quy định rõ. Đây là một doanh nghiệp Đài Loan đầu tư vào Việt Nam, có hiệp định về bảo hộ đầu tư nên làm gì là cũng phải đầy đủ quy định pháp lý để đảm bảo chặt chẽ.
Sẽ điều chỉnh các quy định của pháp luật
Hiện nay, trong các tội phạm môi trường, mới chỉ có 2 loại tội danh được xử lý hình sự đó là: buôn bán động vật hoang dã quý hiếm và huỷ hoại rừng. Mặc dù Luật Hình sự đã quy định rõ 10 tội phạm môi trường có thể phải bổ sung thêm và nhất là xử phạt. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khung hình sự mới là xử lý cá nhân. Do Tổng giám đốc Vedan làm thuê cho chủ Đài Loan, khi Vedan vi phạm, chỉ có Phó tổng giám đốc nên việc xử lý cũng có khó khăn.
Luật pháp, nhất là đối với doanh nghiệp nước ngoài cần được điều chỉnh. Đến nay, việc khởi tố doanh nghiệp nước ngoài xem ra còn hãn hữu và vấn đề môi trường nổi lên có thể là một điểm để các cơ quan bảo vệ luật pháp đào sâu thêm, Bộ trưởng Nguyên cho biết.
Thực tế, các cơ quan chức năng đã có xem xét và Chính phủ đã có chỉ đạo về việc xử lý hình sự nhưng còn vướng mắc về mặt pháp luật. Bộ trưởng Cường cho biết, Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội sửa đổi tội danh đó trong Bộ luật hình sự.
Nếu được Quốc hội chấp thuận thì tới đây, với các trường hợp vi phạm như vậy, việc xử lý hình sự sẽ thuận lợi hơn. Trong quy định về cấu thành tội phạm môi trường hiện nay, đòi hỏi phải được xử lý về hành chính trước, nếu không khắc phục hậu quả mới xử lý hình sự.
Qua vụ việc Vedan, vấn đề đang được đặt ra chính là việc thực thi pháp luật và trách nhiệm của địa phương. Vi phạm của Vedan đã kéo dài, nước sông ô nhiễm đã lâu. Khi Vedan vào, Việt Nam chưa có luật bảo vệ môi trường. Khi có luật rồi Việt Nam mới có yêu cầu đánh giá tác động môi trường, có hệ thống, công nghệ xử lý chất thải, nước thải.
Do đó, cả trung ương và địa phương đều phải có trách nhiệm trong việc thực hiện, tại địa phương, lãnh đạo phải biết việc đó, xem xét, xử lý, có thể ngay từ những phát hiện, khiếu nại tố cáo của người dân, Bộ trưởng Cường khẳng định.