“Chỉ xử lý mỗi Vedan là không công bằng”
Hiện tại, không có nhà máy chế biến tinh bột sắn nào đạt tiêu chuẩn về xử lý môi trường
Hiện tại, không có nhà máy chế biến tinh bột sắn nào đạt tiêu chuẩn về xử lý môi trường.
Trả lời phỏng vấn của VnEconomy, đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Đình Xuân, Ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã đưa ra những phân tích rất cụ thể để chứng minh cho nhận định trên.
Đây cũng là lý do để ông Xuân cho rằng nếu chỉ xử lý mình Vedan là không công bằng.
Hàng trăm nhà máy đang tồn tại bất hợp lý
Thưa ông, vì sao ông lại đặt vấn đề công bằng khi xử lý vụ Vedan?
Tôi đã có gần 10 năm làm trong ngành môi trường ở Tây Ninh - nơi được mệnh danh là “thủ đô của sắn” với hàng trăm nhà máy chế biến lớn nhỏ. Theo tôi biết là không có nhà máy chế biến tinh bột sắn nào đạt tiêu chuẩn về xử lý môi trường, vì chi phí dành cho việc đó rất lớn nên họ đều trốn tránh.
Nhà máy nào không xả nước thải ra sông suối thì cũng để nước thải ngấm xuống nước ngầm.
Vì thế tôi mới nói nếu chỉ xử lý một nhà máy thì không công bằng. Vedan xứng đáng nhận những hình thức xử lý mà chúng ta đang xem xét đến. Ví dụ như truy thu phí, phạt, bồi thường... Nhưng mà điều đó phải làm với cả những công ty tương tự như Vedan.
Bởi, chi phí xử lý nước thải là tính vào giá thành sản phẩm. Nếu trong một ngành nghề có hàng trăm doanh nghiệp mà chỉ có dăm ba doanh nghiệp phải xử lý nước thải thì sản phẩm của công ty đó rất khó cạnh tranh trên thị trường vì đội giá thành sản phẩm lên.
Cho nên để có sự công bằng về kinh tế, chính quyền phải cho một thời hạn nhất định để toàn bộ các doanh nghiệp cùng lọai phải đạt tiêu chuẩn về môi trường, còn một số ít nếu không đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc không có hiệu quả kinh tế (khi tính đủ chi phí môi trường vào giá thành) thì sẽ bị đào thải, đóng cửa.
Nếu vậy thì có thể xảy ra khả năng đóng cửa toàn bộ các cơ sở chế biến tinh bột sắn, thưa ông?
Nếu tính đúng tính đủ chi phí thì hầu hết sẽ đóng cửa vì công nghệ của các nhà máy này lạc hậu, chỉ làm ra sản phẩm thô, giá trị kinh tế thấp trong khi chi phí xử lý nước thải là cực lớn.
Gần 10 năm trước Thái Lan đã đóng cửa gần hết các nhà máy chế biến tinh bột sắn và chuyển giao công nghệ lạc hậu sang nước ta.
Với công nghệ đó, cần 3-4 tấn củ sắn tươi mới có 1 tấn tinh bột sắn, mà mỗi tấn sắn tươi cần 4-5 mét khối nước sạch.
Như vậy, mỗi tấn tinh bột sắn cần 15 - 20 mét khối nước sạch và đồng nghĩa là thải ra bằng đó nước bẩn với hàm lượng chất ô nhiễm vượt khoảng 100 lần tiêu chuẩn cho phép (chỉ số COD thường là 10.000-12.000 mg/l, so với tiêu chuẩn là 100 mg/l).
Chi phí xử lý ngần ấy nước thải cho một tấn tinh bột sắn thì khó có nhà máy nào chịu nổi. Có thể thấy phần lớn các cơ sở chế biến tinh bột sắn đang lạm dụng môi trường với mức độ nghiêm trọng.
Ngoài ra, cây sắn là cây trồng rất có hại đất, làm nghèo dinh dưỡng và gia tăng quá trình xói mòn, nhất là ở vùng cao. Cây sắn là cây của người nghèo do dễ trồng, đầu tư thấp kéo theo thu nhập cũng thấp, mỗi năm thu hoạch cao nhất chỉ đạt khoảng hơn 20 triệu đồng một ha, lãi không đến 10 triệu/ha.
Vậy nên sự tồn tại của hàng trăm nhà máy chế biến tinh bột sắn từ Bắc chí Nam là bất hợp lý, khi tính đúng tính đủ chi phí về môi trường và tài nguyên thì hiệu quả kinh tế là một số âm.
Những bất hợp lý này có quá khó để nhận ra, thưa ông?
Cái khó nhất hiện nay là không có chỉ số cụ thể để đánh giá thực trạng môi trường từng tỉnh tương tự như chỉ số về GDP. Ví dụ tôi là lãnh đạo tỉnh tôi cố gắng phấn đấu GDP tăng 10%, nhưng không có chỉ tiêu phần trăm về môi trường nên tôi dễ thỏa hiệp để đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng đó.
Một số nước họ có “GDP xanh” tức là hiệu số của sự tăng trưởng GDP với sự mất mát tài nguyên và môi trường. Nên nếu tăng trưởng kinh tế 10% mà ô nhiễm môi trường 12% thì có nghĩa là -2, chúng ta chẳng có thành tích gì cả.
Xây dựng chỉ số về môi trường có dễ không, theo ông?
Không khó lắm. Nhiều nước vẫn làm. Nhưng ở ta chưa có. Báo cáo của Chính phủ về môi trường cũng rất chung chung.
Trong khi đó, có việc có thể làm được ngay, như VCCI xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh nhưng chưa có tổ chức nào xếp hạng về môi trường của các địa phương.
Tôi không nghiêng về hình sự hóa
Là đại biểu Quốc hội từ khóa XI đến nay, ông đã nhiều lần kiến nghị, chất vấn về vấn đề môi trường, kỳ họp này thì sao?
Tôi sẽ không nói những vụ việc cụ thể nữa mà sẽ nói vấn đề lớn hơn: hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ môi trường.
Tôi không nghiêng về hình sự hóa, đó chỉ là bất đắc dĩ thôi. Nếu mấy năm trước chúng ta quản lý tốt, đình chỉ Vedan thì làm gì mà vi phạm nghiêm trọng đến thế. Cho nên phải có cơ chế xem xét trách nhiệm của chính quyền và những người liên quan.
Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích người dân tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ môi trường qua hành động khởi kiện hay tẩy chay hàng hóa. Việc khởi kiện doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường là rất tích cực đáng hoan nghênh, không chỉ vì quyền lợi chính đáng của người dân mà còn là sự cảnh báo các doanh nghiệp khác đừng có kiếm lợi bắng cách “ăn” vào môi trường.
Tôi nhớ có công ty đã quảng cáo là nếu bạn tiêu dùng một sản phẩm của họ thì bạn đã đóng góp một số tiền cho người nghèo hay đội tuyển quốc gia chẳng hạn. Bây giờ, các tổ chức bảo vệ môi trường có thể nói ngược lại: nếu bạn mua một gói Vedan là bạn đã góp phần ô nhiễm một lượng nước sông Thị Vải, nghe rất ấn tượng, phải không?
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật thì hoạt động giám sát tối cao về môi trường là rất quan trọng. Vậy tại sao ông lại cho rằng “giám sát tối cao bây giờ thì đã muộn, tuy còn hơn không”?
Muộn vì chúng ta đã buông lỏng quản lý trong một thời gian dài, bây giờ có đến 70% khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ở mức độ khác nhau, hàng trăm bệnh viện không có hệ thống xử lý chất thải, hàng chục nghìn cơ sở sản xuất trong cả nước đang gây ô nhiễm cho sông suối, đất, không khí… Làm sao có thể xử phạt hay khởi tố tất cả?
Còn nếu chỉ “làm ví dụ” thì lại không công bằng, dễ tiêu cực. Còn là vấn đề công ăn việc làm, kinh tế, thu nhập, xử lý tốt ngay từ đầu có hơn không?
Hệ thống pháp luật tuy có thiếu sót nhưng cũng đã khá đủ để bảo vệ môi trường , vấn đề là khâu hành pháp đã làm hết trách nhiệm chưa và làm sao để ngăn chặn sự ô nhiễm, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng?
Trả lời phỏng vấn của VnEconomy, đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Đình Xuân, Ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã đưa ra những phân tích rất cụ thể để chứng minh cho nhận định trên.
Đây cũng là lý do để ông Xuân cho rằng nếu chỉ xử lý mình Vedan là không công bằng.
Hàng trăm nhà máy đang tồn tại bất hợp lý
Thưa ông, vì sao ông lại đặt vấn đề công bằng khi xử lý vụ Vedan?
Tôi đã có gần 10 năm làm trong ngành môi trường ở Tây Ninh - nơi được mệnh danh là “thủ đô của sắn” với hàng trăm nhà máy chế biến lớn nhỏ. Theo tôi biết là không có nhà máy chế biến tinh bột sắn nào đạt tiêu chuẩn về xử lý môi trường, vì chi phí dành cho việc đó rất lớn nên họ đều trốn tránh.
Nhà máy nào không xả nước thải ra sông suối thì cũng để nước thải ngấm xuống nước ngầm.
Vì thế tôi mới nói nếu chỉ xử lý một nhà máy thì không công bằng. Vedan xứng đáng nhận những hình thức xử lý mà chúng ta đang xem xét đến. Ví dụ như truy thu phí, phạt, bồi thường... Nhưng mà điều đó phải làm với cả những công ty tương tự như Vedan.
Bởi, chi phí xử lý nước thải là tính vào giá thành sản phẩm. Nếu trong một ngành nghề có hàng trăm doanh nghiệp mà chỉ có dăm ba doanh nghiệp phải xử lý nước thải thì sản phẩm của công ty đó rất khó cạnh tranh trên thị trường vì đội giá thành sản phẩm lên.
Cho nên để có sự công bằng về kinh tế, chính quyền phải cho một thời hạn nhất định để toàn bộ các doanh nghiệp cùng lọai phải đạt tiêu chuẩn về môi trường, còn một số ít nếu không đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc không có hiệu quả kinh tế (khi tính đủ chi phí môi trường vào giá thành) thì sẽ bị đào thải, đóng cửa.
Nếu vậy thì có thể xảy ra khả năng đóng cửa toàn bộ các cơ sở chế biến tinh bột sắn, thưa ông?
Nếu tính đúng tính đủ chi phí thì hầu hết sẽ đóng cửa vì công nghệ của các nhà máy này lạc hậu, chỉ làm ra sản phẩm thô, giá trị kinh tế thấp trong khi chi phí xử lý nước thải là cực lớn.
Gần 10 năm trước Thái Lan đã đóng cửa gần hết các nhà máy chế biến tinh bột sắn và chuyển giao công nghệ lạc hậu sang nước ta.
Với công nghệ đó, cần 3-4 tấn củ sắn tươi mới có 1 tấn tinh bột sắn, mà mỗi tấn sắn tươi cần 4-5 mét khối nước sạch.
Như vậy, mỗi tấn tinh bột sắn cần 15 - 20 mét khối nước sạch và đồng nghĩa là thải ra bằng đó nước bẩn với hàm lượng chất ô nhiễm vượt khoảng 100 lần tiêu chuẩn cho phép (chỉ số COD thường là 10.000-12.000 mg/l, so với tiêu chuẩn là 100 mg/l).
Chi phí xử lý ngần ấy nước thải cho một tấn tinh bột sắn thì khó có nhà máy nào chịu nổi. Có thể thấy phần lớn các cơ sở chế biến tinh bột sắn đang lạm dụng môi trường với mức độ nghiêm trọng.
Ngoài ra, cây sắn là cây trồng rất có hại đất, làm nghèo dinh dưỡng và gia tăng quá trình xói mòn, nhất là ở vùng cao. Cây sắn là cây của người nghèo do dễ trồng, đầu tư thấp kéo theo thu nhập cũng thấp, mỗi năm thu hoạch cao nhất chỉ đạt khoảng hơn 20 triệu đồng một ha, lãi không đến 10 triệu/ha.
Vậy nên sự tồn tại của hàng trăm nhà máy chế biến tinh bột sắn từ Bắc chí Nam là bất hợp lý, khi tính đúng tính đủ chi phí về môi trường và tài nguyên thì hiệu quả kinh tế là một số âm.
Những bất hợp lý này có quá khó để nhận ra, thưa ông?
Cái khó nhất hiện nay là không có chỉ số cụ thể để đánh giá thực trạng môi trường từng tỉnh tương tự như chỉ số về GDP. Ví dụ tôi là lãnh đạo tỉnh tôi cố gắng phấn đấu GDP tăng 10%, nhưng không có chỉ tiêu phần trăm về môi trường nên tôi dễ thỏa hiệp để đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng đó.
Một số nước họ có “GDP xanh” tức là hiệu số của sự tăng trưởng GDP với sự mất mát tài nguyên và môi trường. Nên nếu tăng trưởng kinh tế 10% mà ô nhiễm môi trường 12% thì có nghĩa là -2, chúng ta chẳng có thành tích gì cả.
Xây dựng chỉ số về môi trường có dễ không, theo ông?
Không khó lắm. Nhiều nước vẫn làm. Nhưng ở ta chưa có. Báo cáo của Chính phủ về môi trường cũng rất chung chung.
Trong khi đó, có việc có thể làm được ngay, như VCCI xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh nhưng chưa có tổ chức nào xếp hạng về môi trường của các địa phương.
Tôi không nghiêng về hình sự hóa
Là đại biểu Quốc hội từ khóa XI đến nay, ông đã nhiều lần kiến nghị, chất vấn về vấn đề môi trường, kỳ họp này thì sao?
Tôi sẽ không nói những vụ việc cụ thể nữa mà sẽ nói vấn đề lớn hơn: hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ môi trường.
Tôi không nghiêng về hình sự hóa, đó chỉ là bất đắc dĩ thôi. Nếu mấy năm trước chúng ta quản lý tốt, đình chỉ Vedan thì làm gì mà vi phạm nghiêm trọng đến thế. Cho nên phải có cơ chế xem xét trách nhiệm của chính quyền và những người liên quan.
Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích người dân tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ môi trường qua hành động khởi kiện hay tẩy chay hàng hóa. Việc khởi kiện doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường là rất tích cực đáng hoan nghênh, không chỉ vì quyền lợi chính đáng của người dân mà còn là sự cảnh báo các doanh nghiệp khác đừng có kiếm lợi bắng cách “ăn” vào môi trường.
Tôi nhớ có công ty đã quảng cáo là nếu bạn tiêu dùng một sản phẩm của họ thì bạn đã đóng góp một số tiền cho người nghèo hay đội tuyển quốc gia chẳng hạn. Bây giờ, các tổ chức bảo vệ môi trường có thể nói ngược lại: nếu bạn mua một gói Vedan là bạn đã góp phần ô nhiễm một lượng nước sông Thị Vải, nghe rất ấn tượng, phải không?
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật thì hoạt động giám sát tối cao về môi trường là rất quan trọng. Vậy tại sao ông lại cho rằng “giám sát tối cao bây giờ thì đã muộn, tuy còn hơn không”?
Muộn vì chúng ta đã buông lỏng quản lý trong một thời gian dài, bây giờ có đến 70% khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ở mức độ khác nhau, hàng trăm bệnh viện không có hệ thống xử lý chất thải, hàng chục nghìn cơ sở sản xuất trong cả nước đang gây ô nhiễm cho sông suối, đất, không khí… Làm sao có thể xử phạt hay khởi tố tất cả?
Còn nếu chỉ “làm ví dụ” thì lại không công bằng, dễ tiêu cực. Còn là vấn đề công ăn việc làm, kinh tế, thu nhập, xử lý tốt ngay từ đầu có hơn không?
Hệ thống pháp luật tuy có thiếu sót nhưng cũng đã khá đủ để bảo vệ môi trường , vấn đề là khâu hành pháp đã làm hết trách nhiệm chưa và làm sao để ngăn chặn sự ô nhiễm, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng?