Đô đốc Mỹ tuyên bố tiếp tục bay tuần tra biển Đông
"Chúng tôi sẽ tiếp tục thực thi quyền của nước Mỹ và bất kỳ quốc gia nào về hoạt động trên hải phận quốc tế”
Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ ngày 21/7 tuyên bố lực lượng của ông sẽ tiếp tục bay tuần tra trên các quần đảo có tranh chấp trên biển Đông, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc.
“Ở nơi nào có tranh chấp chủ quyền, chúng tôi sẽ không đứng về bên nào. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục thực thi quyền của nước Mỹ và bất kỳ quốc gia nào về hoạt động trên hải phận quốc tế”, Đô đốc Scott Swift phát biểu.
Ông Swift, người nhậm chức tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 5, đã tới Tokyo ngày 21/7 trong một chuyến công du khu vực. Trong chuyến đi này, Đô đốc Swift đã có chuyến bay trinh sát trên biển Đông, nơi Trung Quốc đang ngang nhiên xây dựng trái phép ít nhất 7 hòn đảo nhân tạo.
Với tư cách người đứng đầu hạm đội Thái Bình Dương có “tổng hành dinh” đặt tại Trân Châu Cảng, Hawaii, Đô đốc Swift chịu trách nhiệm về một khu vực trải rộng từ bờ Tây nước Mỹ cho tới Ấn Độ, từ Bắc Cực cho tới Nam Cực.
Phát biểu trước báo giới tại Tokyo, ông Swift nói phần lớn tương tác hàng ngày giữa lực lượng của ông với hải quân Trung Quốc đều được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Tuy vậy, những dự định khó đoán biết của Trung Quốc trong khu vực đang gây lo ngại - vị Đô đốc nói.
“Tâm trạng lo lắng mà tôi cảm nhận được trong khu vực và những người bạn chia sẻ với tôi đến từ sự thiếu minh bạch”, ông Swift nói.
Hôm thứ Bảy tuần trước, Đô đốc Swift có chuyến bay trinh sát kéo dài 7 giờ đồng hồ trên biển Đông bằng một chiếc P-8A Poseidon. Đây là loại máy bay trinh sát đời mới công nghệ cao được sử dụng theo chương trình tăng cường và hiện đại hóa lực lượng của Mỹ trong khu vực.
Theo ông Swift, chuyến bay trình sát này của ông là hoạt động thường lệ. Tuy vậy, một chuyến bay trinh sát của Mỹ trên quần đảo Trường Sa hồi tháng 5 đã nhận được 5 cảnh báo của kiểm soát Trung Quốc nói máy bay đang đi vào không phận Trung Quốc. Sau đó, phi công Mỹ đáp trả rằng họ đang hoạt động trong không phận quốc tế và phớt lờ cảnh báo.
Đô đốc Swift không nói chuyến bay ngày thứ Bảy của ông có bị kiểm soát Trung Quốc cảnh báo hay không.
Từ năm ngoái, Trung Quốc đã bồi đắp một loạt đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và xây ở đây một đường bằng. Những động thái này khiến Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch đật căn cứ quân sự ở đây nhằm cản trở tự do hàng hải trong khu vực có ý nghĩa chiến lược.
Đầu tháng 5 vừa qua, chiến hạm USS Fort Worth của Mỹ đã bị theo sát bởi một khu trục hạm của hải quân Trung Quốc khi đang tuần tra gần quần đảo Trường Sa.
Tàu Fort Worth thuộc một lớp chiến hạm mới có khả năng hoạt động ở các vùng nước nông phổ biến ở biển Đông. 4 con tàu thuộc lớp này dự kiến sẽ được Mỹ đưa vào hoạt động ở khu vực ngoài khơi Singapore trong vòng 2 năm tới.
Chuyến đi của Đô đốc Swift tới Nhật Bản trùng với thời điểm Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nỗ lực nới lỏng hạn chế đối với quân đội nước này và thắt chặt quan hệ an ninh với Mỹ. Tuần trước, Hạ viện Nhật Bản thông qua một đạo luật nhằm cho phép quân đội nước này tham chiến ở nước ngoài. Theo dự kiến, đạo luật sẽ được Quốc hội Nhật thông qua trong vòng hai tháng tới.
“Chúng tôi đã có mối quan hệ lịch sử lâu dài giữa quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản”, ông Swift nói. “Nếu đạo luật này được thông qua, thì đó sễ là cơ hội để chúng tôi thắt chặt mối quan hệ này”.
“Ở nơi nào có tranh chấp chủ quyền, chúng tôi sẽ không đứng về bên nào. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục thực thi quyền của nước Mỹ và bất kỳ quốc gia nào về hoạt động trên hải phận quốc tế”, Đô đốc Scott Swift phát biểu.
Ông Swift, người nhậm chức tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 5, đã tới Tokyo ngày 21/7 trong một chuyến công du khu vực. Trong chuyến đi này, Đô đốc Swift đã có chuyến bay trinh sát trên biển Đông, nơi Trung Quốc đang ngang nhiên xây dựng trái phép ít nhất 7 hòn đảo nhân tạo.
Với tư cách người đứng đầu hạm đội Thái Bình Dương có “tổng hành dinh” đặt tại Trân Châu Cảng, Hawaii, Đô đốc Swift chịu trách nhiệm về một khu vực trải rộng từ bờ Tây nước Mỹ cho tới Ấn Độ, từ Bắc Cực cho tới Nam Cực.
Phát biểu trước báo giới tại Tokyo, ông Swift nói phần lớn tương tác hàng ngày giữa lực lượng của ông với hải quân Trung Quốc đều được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Tuy vậy, những dự định khó đoán biết của Trung Quốc trong khu vực đang gây lo ngại - vị Đô đốc nói.
“Tâm trạng lo lắng mà tôi cảm nhận được trong khu vực và những người bạn chia sẻ với tôi đến từ sự thiếu minh bạch”, ông Swift nói.
Hôm thứ Bảy tuần trước, Đô đốc Swift có chuyến bay trinh sát kéo dài 7 giờ đồng hồ trên biển Đông bằng một chiếc P-8A Poseidon. Đây là loại máy bay trinh sát đời mới công nghệ cao được sử dụng theo chương trình tăng cường và hiện đại hóa lực lượng của Mỹ trong khu vực.
Theo ông Swift, chuyến bay trình sát này của ông là hoạt động thường lệ. Tuy vậy, một chuyến bay trinh sát của Mỹ trên quần đảo Trường Sa hồi tháng 5 đã nhận được 5 cảnh báo của kiểm soát Trung Quốc nói máy bay đang đi vào không phận Trung Quốc. Sau đó, phi công Mỹ đáp trả rằng họ đang hoạt động trong không phận quốc tế và phớt lờ cảnh báo.
Đô đốc Swift không nói chuyến bay ngày thứ Bảy của ông có bị kiểm soát Trung Quốc cảnh báo hay không.
Từ năm ngoái, Trung Quốc đã bồi đắp một loạt đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và xây ở đây một đường bằng. Những động thái này khiến Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch đật căn cứ quân sự ở đây nhằm cản trở tự do hàng hải trong khu vực có ý nghĩa chiến lược.
Đầu tháng 5 vừa qua, chiến hạm USS Fort Worth của Mỹ đã bị theo sát bởi một khu trục hạm của hải quân Trung Quốc khi đang tuần tra gần quần đảo Trường Sa.
Tàu Fort Worth thuộc một lớp chiến hạm mới có khả năng hoạt động ở các vùng nước nông phổ biến ở biển Đông. 4 con tàu thuộc lớp này dự kiến sẽ được Mỹ đưa vào hoạt động ở khu vực ngoài khơi Singapore trong vòng 2 năm tới.
Chuyến đi của Đô đốc Swift tới Nhật Bản trùng với thời điểm Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nỗ lực nới lỏng hạn chế đối với quân đội nước này và thắt chặt quan hệ an ninh với Mỹ. Tuần trước, Hạ viện Nhật Bản thông qua một đạo luật nhằm cho phép quân đội nước này tham chiến ở nước ngoài. Theo dự kiến, đạo luật sẽ được Quốc hội Nhật thông qua trong vòng hai tháng tới.
“Chúng tôi đã có mối quan hệ lịch sử lâu dài giữa quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản”, ông Swift nói. “Nếu đạo luật này được thông qua, thì đó sễ là cơ hội để chúng tôi thắt chặt mối quan hệ này”.