Đồ hiệu ế ẩm ở Trung Đông vì giá dầu sa sút
Một cửa hiệu năm ngoái mỗi ngày đón 100 khách, thì nay, ngày nào tốt lắm cũng chỉ đón 20 khách
Thoạt nhìn, trung tâm mua sắm Centria Mall ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia vẫn đông đúc và không có vẻ gì là người tiêu dùng đang thắt lưng buộc bụng.
Vào một buổi chiều nọ, những người phụ nữ vùng Trung Đông trong trang phục truyền thống vẫn nhộn nhịp rảo bước ra vào các cửa hiệu Dior hay Burberry ở Centria. Nhưng trao đổi với hãng tin Bloomberg, ông Mohammed Fahmawi, người quản lý một cửa hiệu Gucci ở đây, tiết lộ rằng hàng hóa không còn bán tốt như năm ngoái.
Theo Fahmawi, nếu như cách đây một năm, mỗi ngày cửa hiệu của ông đón 100 khách, thì nay, ngày nào tốt lắm cũng chỉ đón 20 khách. Số khách ghé thăm cửa hiệu Cartier gần đó cũng giảm mạnh.
“Mọi người đều lo ngại”, Fahmawi nói, nhấn mạnh sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế do giá dầu giảm sâu gây ra. “Người ta không muốn tiêu tiền”.
Giá dầu giảm sâu đã kéo theo sức mua hàng hiệu của người tiêu dùng ở Trung Đông. Cùng với đó, đồng Rúp Nga mất giá đồng nghĩa với việc lượng du khách Nga tới Trung Đông sắm hàng hiệu cũng giảm mạnh. Các hãng đồ hiệu nổi tiếng như Burberry hay Prada đều cho biết doanh thu của họ ở vùng Vịnh suy giảm vì vắng du khách.
“Chúng tôi đang chứng kiến lượng khách giảm khá mạnh ở khu vực Trung Đông”, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng Hermes, ông Alex Dumas, nói.
Năm 2015, doanh thu thị trường đồ hiệu Trung Đông chỉ tăng 1%, đạt mức 8,1 tỷ Euro, tương đương 9,2 tỷ USD, so với mức tăng 4% của năm 2014 - theo ước tính của hãng tư vấn Bain.
Trong một cuộc khảo sát được công bố kết quả hồi tháng trước, 1/5 số người được hỏi ở các nước vùng Vịnh nói đã cắt giảm chi tiêu hàng xa xỉ trong năm ngoái, so với tỷ lên 13% trước đó 1 năm.
Sự sa sút của thị trường đồ hiệu ở vùng Vịnh càng làm gia tăng thách thức với các nhà sản xuất hàng xa xỉ vốn đã đối mặt khó khăn tại nhiều thị trường ở châu Á, đồng USD mạnh, và các cuộc tấn công khủng bố ở châu Âu.
Theo Fondazione Altagamma, hiệp hội hàng xa xỉ Italy, thị trường hàng hiệu toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 2% trong năm 2016, mức tăng thấp thứ nhì kể từ năm 2009.
Việc giá dầu hiện nay thấp hơn 55% so với hồi tháng 6/2014 cũng ảnh hưởng mạnh tới nhu cầu sắm đồ hiệu của người Trung Đông khi đi du lịch nước ngoài. Hãng LVMH cho biết du khách Trung Đông khi tới châu Âu không còn sắm đồ hiệu mạnh như trước đây, dù đồng Euro giảm giá.
Tuy vậy, Trung Đông vẫn còn là một thị trường hấp dẫn đối với các công ty đồ hiệu. Tại Qatar, quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người, trong năm 2015, người dân chi trung bình mỗi tháng 4.000 USD cho các hàng hóa và dịch vụ xa xỉ, từ mức 2.500 USD của năm 2014 - theo một nghiên cứu của American Express và Mawarid Group.
Anh Mauricio Manrique, một người bán hàng của thương hiệu Montblanc tại trung tâm thương mại Dubai Mall, vẫn tin rằng sự ảm đạm của thị trường đồ hiệu Trung Đông hiện nay chỉ là nhất thời.
Manrique nói, trong 6 năm anh làm việc ở đây, mỗi khi hàng có vẻ ế, thì du khách Nga lại xuất hiện và nhanh chóng mua những chiếc bút hay ví giá 460 USD/chiếc. “Tôi không cho rằng tình trạng hiện nay là một xu hướng”, Manrique nói.
Vào một buổi chiều nọ, những người phụ nữ vùng Trung Đông trong trang phục truyền thống vẫn nhộn nhịp rảo bước ra vào các cửa hiệu Dior hay Burberry ở Centria. Nhưng trao đổi với hãng tin Bloomberg, ông Mohammed Fahmawi, người quản lý một cửa hiệu Gucci ở đây, tiết lộ rằng hàng hóa không còn bán tốt như năm ngoái.
Theo Fahmawi, nếu như cách đây một năm, mỗi ngày cửa hiệu của ông đón 100 khách, thì nay, ngày nào tốt lắm cũng chỉ đón 20 khách. Số khách ghé thăm cửa hiệu Cartier gần đó cũng giảm mạnh.
“Mọi người đều lo ngại”, Fahmawi nói, nhấn mạnh sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế do giá dầu giảm sâu gây ra. “Người ta không muốn tiêu tiền”.
Giá dầu giảm sâu đã kéo theo sức mua hàng hiệu của người tiêu dùng ở Trung Đông. Cùng với đó, đồng Rúp Nga mất giá đồng nghĩa với việc lượng du khách Nga tới Trung Đông sắm hàng hiệu cũng giảm mạnh. Các hãng đồ hiệu nổi tiếng như Burberry hay Prada đều cho biết doanh thu của họ ở vùng Vịnh suy giảm vì vắng du khách.
“Chúng tôi đang chứng kiến lượng khách giảm khá mạnh ở khu vực Trung Đông”, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng Hermes, ông Alex Dumas, nói.
Năm 2015, doanh thu thị trường đồ hiệu Trung Đông chỉ tăng 1%, đạt mức 8,1 tỷ Euro, tương đương 9,2 tỷ USD, so với mức tăng 4% của năm 2014 - theo ước tính của hãng tư vấn Bain.
Trong một cuộc khảo sát được công bố kết quả hồi tháng trước, 1/5 số người được hỏi ở các nước vùng Vịnh nói đã cắt giảm chi tiêu hàng xa xỉ trong năm ngoái, so với tỷ lên 13% trước đó 1 năm.
Sự sa sút của thị trường đồ hiệu ở vùng Vịnh càng làm gia tăng thách thức với các nhà sản xuất hàng xa xỉ vốn đã đối mặt khó khăn tại nhiều thị trường ở châu Á, đồng USD mạnh, và các cuộc tấn công khủng bố ở châu Âu.
Theo Fondazione Altagamma, hiệp hội hàng xa xỉ Italy, thị trường hàng hiệu toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 2% trong năm 2016, mức tăng thấp thứ nhì kể từ năm 2009.
Việc giá dầu hiện nay thấp hơn 55% so với hồi tháng 6/2014 cũng ảnh hưởng mạnh tới nhu cầu sắm đồ hiệu của người Trung Đông khi đi du lịch nước ngoài. Hãng LVMH cho biết du khách Trung Đông khi tới châu Âu không còn sắm đồ hiệu mạnh như trước đây, dù đồng Euro giảm giá.
Tuy vậy, Trung Đông vẫn còn là một thị trường hấp dẫn đối với các công ty đồ hiệu. Tại Qatar, quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người, trong năm 2015, người dân chi trung bình mỗi tháng 4.000 USD cho các hàng hóa và dịch vụ xa xỉ, từ mức 2.500 USD của năm 2014 - theo một nghiên cứu của American Express và Mawarid Group.
Anh Mauricio Manrique, một người bán hàng của thương hiệu Montblanc tại trung tâm thương mại Dubai Mall, vẫn tin rằng sự ảm đạm của thị trường đồ hiệu Trung Đông hiện nay chỉ là nhất thời.
Manrique nói, trong 6 năm anh làm việc ở đây, mỗi khi hàng có vẻ ế, thì du khách Nga lại xuất hiện và nhanh chóng mua những chiếc bút hay ví giá 460 USD/chiếc. “Tôi không cho rằng tình trạng hiện nay là một xu hướng”, Manrique nói.