Doanh nghiệp địa ốc và kinh nghiệm “thoát hiểm”
Trong khi hàng trăm ông chủ bất động sản đang lao đao, vẫn có những doanh nghiệp ngược dòng ngoạn mục
Thị trường bất động sản trầm lắng từ hơn hai năm nay, hàng trăm doanh nghiệp được cho là đang lao đao do thanh khoản sụt giảm một cách nghiêm trọng.
Thế nhưng trong đám mây màu xám, vẫn có những doanh nghiệp không những “thoát hiểm”, mà còn gặt hái những kết quả mà ngay cả họ cũng không nghĩ sẽ có được.
Khó khăn, vẫn khỏe
Cái tên đầu tiên mà VnEconomy muốn nhắc tới là Indochina Land. Đây là một doanh nghiệp bất động sản nước ngoài vào thị trường Việt Nam từ mấy năm nay. Về lý thuyết, Indochina Land sẽ không thể hiểu rõ cơ chế, chính sách cũng như nắm rõ thị hiếu khách hàng bằng doanh nghiệp Việt.
Tuy nhiên, đúng vào những thời điểm khó khăn của thị trường bất động sản, kéo dài từ suốt 2010 đến nay, Indochina Land lại có kết quả kinh doanh tương đối khả quan.
Theo ông Michael Piro, Phó giám đốc phát triển các dự án của Indochina Land, doanh nghiệp này vẫn duy trì doanh thu bán hàng ổn định trong năm 2012, đạt mức 40 triệu USD - một kết quả ngang bằng với năm 2011. Phần lớn doanh thu là từ dự án phức hợp Indochina Plaza Hanoi tại Hà Nội.
Ngoài ra, nhờ sở hữu những dự án uy tín như The Nam Hải, Hyatt Regency Danang…, Indochina Land là một trong số ít doanh nghiệp bất động sản có kết quả kinh doanh khả quan trong 3 năm liền, tính từ đầu năm 2010.
Một cái tên khác là tập đoàn Hòa Phát. Đây là doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, trong đó hai mảng chủ lực là sản xuất thép và bất động sản.
Về lý thuyết, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đầu tư bị cắt giảm, cả hai lĩnh vực chủ lực của Hòa Phát sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là bị tác động tiêu cực dây chuyền vì thép là vật liệu quan trọng trong các dự án bất động sản.
Nhưng, cũng như một điểm sáng hiếm hoi, cả hai lĩnh vực nói trên của Hòa Phát đều có kết quả tốt trong năm 2012.
Theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, Hòa Phát đạt 17.153 tỷ đồng doanh thu và 1.031 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, bằng 94% và 114% so với kế hoạch đã được các cổ đông thông qua vào đầu năm.
Đáng chú ý, mảng bất động sản của Hòa Phát đã có nhiều tín hiệu khả quan vào thời điểm cuối năm. Với chính sách bán hàng mới - bán căn hộ xây thô, không nội thất, triển khai từ tháng 10/2012, trong vòng 3 tháng, dự án Mandarin Garden của tập đoàn này đã bán thêm được hơn 200 căn hộ và là một trong số ít dự án chung cư cao cấp có tốc độ bán hàng tốt nhất trong thời điểm hiện tại.
Thêm một doanh nghiệp cũng thuộc nhóm “thoát hiểm” trong năm 2012 vừa qua là Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 Lai Châu - chủ đầu tư nhiều dự án, khu đô thị tại Hà Nội, Nghệ An, Lai Châu…
Dù không tiết lộ doanh thu và lợi nhuận trong năm 2012, song Giám đốc Lê Thanh Thản khẳng định “không nhiều, song chúng tôi vẫn có lãi”. Thông tin này quả thực càng có ý nghĩa hơn, bởi chính doanh nghiệp này trong năm 2012 vừa qua đã bị quy vào “tội” phá giá thị trường khi cho giảm giá căn hộ Đại Thanh về mức 10 triệu đồng/m2.
Ngược dòng cách nào?
Với bất động sản, trong một năm được cho là chạm đáy khó khăn, đôi khi những kiến thức, kinh nghiệm cũng không giúp được nhiều cho các ông chủ.
Vậy, với những doanh nghiệp nói trên, làm sao để họ có thể kết thúc một năm tài chính trong niềm hân hoan, trong khi hầu hết các đối thủ đều lao đao, lận đận? Cũng có thể, vì lý do bí mật kinh doanh, họ sẽ không chia sẻ hết những bí quyết làm sao để có thể ngược dòng trong bối cảnh thị trường đóng băng, nhưng theo như lời ông Michael Riro thì để thành công, “khả năng thích ứng thị trường luôn thay đổi là yếu tố quan trọng”.
“Nếu chỉ dậm chân tại chỗ hoặc đi theo những lối mòn thì sẽ dễ thất bại. Thị trường càng khó tính, càng đòi hỏi phải sáng tạo không ngừng, liên tục thay đổi những chiến lược phù hợp và đón đầu những thay đổi có thể có, để thích ứng nhanh nhất với thị trường và người mua”, đại diện Indochina Land nói.
Sự kiên định và bền bỉ cũng là nhân tố góp phần không nhỏ cho thành công. “Trong thời điểm khó khăn, lãnh đạo của các doanh nghiệp bất động sản cần phải duy trì một thái độ tích cực và tiếp tục động viên đội ngũ của mình thuộc nhiều cấp nhằm đảm bảo họ tiếp tục làm việc bền bỉ và hướng tới tầm nhìn và mục tiêu chung đã đề ra”, ông Michael Piro nói.
Với nhà đầu tư ngoại quốc thì thế, còn với ông chủ Đại Thanh - người được biết đến như một đại gia "chân đất" - thì thành công trong năm qua chỉ đơn giản ở hai từ “cắt giảm”.
Tâm sự với VnEconomy, ông Thản nói, “nhiều doanh nghiệp bất động sản chết là do phải chi phí quá nhiều cho các khâu không cần thiết. Chẳng hạn như từ khâu thiết kế, lập dự toán, đến thi công, quản lý giám sát…, các doanh nghiệp thích oai nên thuê trọn gói từ A - Z, rốt cuộc là phải tính vào giá thành sản phẩm. Khi thị trường trầm lắng, họ không thể hạ giá để giải phóng hàng tồn…, chết là chết chỗ đó”.
Còn với xí nghiệp của ông, nghe cái tên cũng đã thấy quá lạc hậu, lỗi thời so với những tổng nọ, tập đoàn kia. Nhưng, với cách quản lý “siêu tiết kiệm” của mình, tất cả các khâu không cần thiết đã được ông chủ quê gốc Nghệ An này tiết giảm đến mức tối đa, để rồi khi hạ giá bán căn hộ xuống 10 triệu đồng/m2, ông vẫn rít thuốc lào rồi bước lên chiếc Rolls-Royce với nụ cười mãn nguyện.
Thế nhưng trong đám mây màu xám, vẫn có những doanh nghiệp không những “thoát hiểm”, mà còn gặt hái những kết quả mà ngay cả họ cũng không nghĩ sẽ có được.
Khó khăn, vẫn khỏe
Cái tên đầu tiên mà VnEconomy muốn nhắc tới là Indochina Land. Đây là một doanh nghiệp bất động sản nước ngoài vào thị trường Việt Nam từ mấy năm nay. Về lý thuyết, Indochina Land sẽ không thể hiểu rõ cơ chế, chính sách cũng như nắm rõ thị hiếu khách hàng bằng doanh nghiệp Việt.
Tuy nhiên, đúng vào những thời điểm khó khăn của thị trường bất động sản, kéo dài từ suốt 2010 đến nay, Indochina Land lại có kết quả kinh doanh tương đối khả quan.
Theo ông Michael Piro, Phó giám đốc phát triển các dự án của Indochina Land, doanh nghiệp này vẫn duy trì doanh thu bán hàng ổn định trong năm 2012, đạt mức 40 triệu USD - một kết quả ngang bằng với năm 2011. Phần lớn doanh thu là từ dự án phức hợp Indochina Plaza Hanoi tại Hà Nội.
Ngoài ra, nhờ sở hữu những dự án uy tín như The Nam Hải, Hyatt Regency Danang…, Indochina Land là một trong số ít doanh nghiệp bất động sản có kết quả kinh doanh khả quan trong 3 năm liền, tính từ đầu năm 2010.
Một cái tên khác là tập đoàn Hòa Phát. Đây là doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, trong đó hai mảng chủ lực là sản xuất thép và bất động sản.
Về lý thuyết, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đầu tư bị cắt giảm, cả hai lĩnh vực chủ lực của Hòa Phát sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là bị tác động tiêu cực dây chuyền vì thép là vật liệu quan trọng trong các dự án bất động sản.
Nhưng, cũng như một điểm sáng hiếm hoi, cả hai lĩnh vực nói trên của Hòa Phát đều có kết quả tốt trong năm 2012.
Theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, Hòa Phát đạt 17.153 tỷ đồng doanh thu và 1.031 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, bằng 94% và 114% so với kế hoạch đã được các cổ đông thông qua vào đầu năm.
Đáng chú ý, mảng bất động sản của Hòa Phát đã có nhiều tín hiệu khả quan vào thời điểm cuối năm. Với chính sách bán hàng mới - bán căn hộ xây thô, không nội thất, triển khai từ tháng 10/2012, trong vòng 3 tháng, dự án Mandarin Garden của tập đoàn này đã bán thêm được hơn 200 căn hộ và là một trong số ít dự án chung cư cao cấp có tốc độ bán hàng tốt nhất trong thời điểm hiện tại.
Thêm một doanh nghiệp cũng thuộc nhóm “thoát hiểm” trong năm 2012 vừa qua là Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 Lai Châu - chủ đầu tư nhiều dự án, khu đô thị tại Hà Nội, Nghệ An, Lai Châu…
Dù không tiết lộ doanh thu và lợi nhuận trong năm 2012, song Giám đốc Lê Thanh Thản khẳng định “không nhiều, song chúng tôi vẫn có lãi”. Thông tin này quả thực càng có ý nghĩa hơn, bởi chính doanh nghiệp này trong năm 2012 vừa qua đã bị quy vào “tội” phá giá thị trường khi cho giảm giá căn hộ Đại Thanh về mức 10 triệu đồng/m2.
Ngược dòng cách nào?
Với bất động sản, trong một năm được cho là chạm đáy khó khăn, đôi khi những kiến thức, kinh nghiệm cũng không giúp được nhiều cho các ông chủ.
Vậy, với những doanh nghiệp nói trên, làm sao để họ có thể kết thúc một năm tài chính trong niềm hân hoan, trong khi hầu hết các đối thủ đều lao đao, lận đận? Cũng có thể, vì lý do bí mật kinh doanh, họ sẽ không chia sẻ hết những bí quyết làm sao để có thể ngược dòng trong bối cảnh thị trường đóng băng, nhưng theo như lời ông Michael Riro thì để thành công, “khả năng thích ứng thị trường luôn thay đổi là yếu tố quan trọng”.
“Nếu chỉ dậm chân tại chỗ hoặc đi theo những lối mòn thì sẽ dễ thất bại. Thị trường càng khó tính, càng đòi hỏi phải sáng tạo không ngừng, liên tục thay đổi những chiến lược phù hợp và đón đầu những thay đổi có thể có, để thích ứng nhanh nhất với thị trường và người mua”, đại diện Indochina Land nói.
Sự kiên định và bền bỉ cũng là nhân tố góp phần không nhỏ cho thành công. “Trong thời điểm khó khăn, lãnh đạo của các doanh nghiệp bất động sản cần phải duy trì một thái độ tích cực và tiếp tục động viên đội ngũ của mình thuộc nhiều cấp nhằm đảm bảo họ tiếp tục làm việc bền bỉ và hướng tới tầm nhìn và mục tiêu chung đã đề ra”, ông Michael Piro nói.
Với nhà đầu tư ngoại quốc thì thế, còn với ông chủ Đại Thanh - người được biết đến như một đại gia "chân đất" - thì thành công trong năm qua chỉ đơn giản ở hai từ “cắt giảm”.
Tâm sự với VnEconomy, ông Thản nói, “nhiều doanh nghiệp bất động sản chết là do phải chi phí quá nhiều cho các khâu không cần thiết. Chẳng hạn như từ khâu thiết kế, lập dự toán, đến thi công, quản lý giám sát…, các doanh nghiệp thích oai nên thuê trọn gói từ A - Z, rốt cuộc là phải tính vào giá thành sản phẩm. Khi thị trường trầm lắng, họ không thể hạ giá để giải phóng hàng tồn…, chết là chết chỗ đó”.
Còn với xí nghiệp của ông, nghe cái tên cũng đã thấy quá lạc hậu, lỗi thời so với những tổng nọ, tập đoàn kia. Nhưng, với cách quản lý “siêu tiết kiệm” của mình, tất cả các khâu không cần thiết đã được ông chủ quê gốc Nghệ An này tiết giảm đến mức tối đa, để rồi khi hạ giá bán căn hộ xuống 10 triệu đồng/m2, ông vẫn rít thuốc lào rồi bước lên chiếc Rolls-Royce với nụ cười mãn nguyện.