Doanh nghiệp FDI quay trở lại...
Nhiều tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài có dự án ở Việt Nam đang có xu hướng quay trở lại thực hiện dự án
Nhiều tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài có dự án ở Việt Nam đang có xu hướng quay trở lại thực hiện dự án, sau một thời gian dài tạm ngưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo các đơn vị quản lí đầu tư nước ngoài ở các tỉnh thành và các doanh nghiệp trong nước có dự án liên doanh với nước ngoài, kinh tế thế giới đang dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quay trở lại Việt Nam để tiếp tục triển khai các dự án còn dở dang hoặc bắt đầu tiến trình đầu tư với những dự án đã lên kế hoạch từ lâu.
Trở lại sau khủng hoảng kinh tế thế giới
Trường hợp nhà đầu tư đến từ Đài Loan Compal là một ví dụ. Sau một thời gian tạm ngưng triển khai dự án nhà máy sản xuất máy tính xách tay tại Khu công nghiệp Bá Thiện, tỉnh Vĩnh Phúc có vốn đầu tư 500 triệu Đô la Mỹ, mới đây nhiều thông tin báo chí quốc tế cho biết rằng Compal đã thông báo sẽ đưa nhà máy này vào hoạt động trong năm nay.
Một đại diện của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho biết, Compal đang thực hiện lắp đặt máy móc của dự án. Nhà máy sản xuất máy tính xách tay của Compal được khởi công xây dựng vào cuối năm 2007 và dự kiến xuất xưởng lô hàng đầu tiên vào năm 2009. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và thị trường suy giảm, nhà máy này đã không được Compal khai trương đúng hẹn. Trở lại lần này, Compal đã điều chỉnh sản lượng của nhà máy tại Việt Nam xuống còn 500.000 - 600.000 bộ máy tính/tháng.
Hiện tại, Compal là nhà sản xuất ODM (nhà sản xuất theo thiết kế gốc - Original Design Manufacturer) của các hãng máy tính xách tay tên tuổi như Dell, HP, Acer, Toshiba, Fujitsu, Lenovo. Như vậy, khi nhà máy Compal tại Việt Nam đi vào sản xuất, người tiêu dùng Việt Nam rất có thể sẽ được những sản phẩm máy tính xách tay chính hãng sản xuất tại Việt Nam.
Ngoài Compal, tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) - một nhà cung cấp dịch vụ sản xuất đồ điện tử hàng đầu thế giới - cũng đã công bố dự án đầu tư 200 triệu Đô la Mỹ để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở miền Bắc với công suất ước tính là 89 triệu máy/năm.
Không dừng lại ở đó, nhà đầu tư đến từ Đài Loan này cũng đang xúc tiến lại việc triển khai dự án hạ tầng quần thể khu công nghệ cao - đô thị Tràng Cát, thành phố Hải Phòng thông qua việc hợp tác với một đối tác trong nước là Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC).
Dự án liên doanh có tỷ lệ vốn góp 50:50, được thực hiện trên diện tích khu đất hơn 1.000 héc ta tại Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, bao gồm khu công nghiệp dành cho lĩnh vực công nghệ cao, khu sân gôn và khu đô thị… Dự án phát triển hạ tầng này có tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu Đô la Mỹ, đang được hai bên hoàn thiện các thủ tục để triển khai xây dựng trong nửa cuối năm nay.
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của KBC, vốn đầu tư 200 triệu Đô la Mỹ chỉ là để phát triển hạ tầng của dự án. Khi được đầu tư cơ sở hạ tầng, Foxconn - chuyên về sản xuất ngành điện tử Đài Loan, sẽ trực tiếp xây dựng các nhà máy sản xuất hàng điện tử lớn với vốn có thể lên hàng tỉ Đô la Mỹ tại đây.
Foxconn - có các nhà máy sản xuất ra hàng loạt thiết bị điện tử mang những thương hiệu quen thuộc như máy nghe nhạc iPod và điện thoại iPhone của Apple Inc., máy tính xách tay của Hewlett-Packard Co., điện thoại “siêu mỏng” của Motorola Inc., thiết bị chơi game của Nintendo Co… sẽ sớm triển khai dự án xây dựng các nhà máy ở Việt Nam sau khi kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục, ông Tâm nói.
Hai dự án này nằm trong kế hoạch đầu tư khoảng 5 tỉ Đô la Mỹ vào Việt Nam của Foxconn trước đây. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu thời gian đã làm các dự án này của Foxconn bị chậm.
Vấn đề là tốc độ giải ngân...
Nhiều dự báo cho thấy, năm 2010 nguồn vốn FDI đổ vào nước ta sẽ khả quan hơn. Tuy nhiên, vấn đề đang được quan tâm là làm thế nào để tăng tốc giải ngân có hiệu quả nguồn vốn quan trọng này.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giải ngân vốn FDI tháng 1 năm nay đạt khoảng 400 triệu Đô la Mỹ, trong khi vốn đăng ký mới và tăng thêm chỉ có 318 triệu Đô la Mỹ. Bước qua tháng 2, đã có thêm 700 triệu Đô la Mỹ vốn FDI được đưa vào thực hiện, nâng tổng vốn FDI giải ngân trong 2 tháng đầu năm nay lên 1,1 tỉ Đô la Mỹ, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là kết quả rất đáng ghi nhận, nhất là trong bối cảnh vốn thu hút mới và vốn tăng thêm sụt giảm (trong 2 tháng đầu năm chỉ đạt 1,78 tỉ Đô la Mỹ, bằng 27,3% so với cùng kỳ năm ngoái).
Theo các chuyên gia, vấn đề giải ngân thực hiện vốn được xem là mục tiêu trọng tâm trong thu hút đầu tư nước ngoài cho năm nay cũng như những năm sắp tới vì ở những năm trước Việt Nam từng thu hút một lượng lớn vốn FDI đăng ký với những dự án có quy mô khá lớn, nhưng tỉ lệ giải ngân, tức là số vốn thực đi vào nền kinh tế, chưa cao. Năm 2008, cả nước thu hút trên 64 tỉ Đô la Mỹ vốn FDI đăng ký, năm 2009 thu hút trên 21 tỉ Đô la Mỹ vốn đăng ký nhưng trong 2 năm này mới giải ngân được 2l,5 tỉ Đô la Mỹ, bằng khoảng 25% vốn đăng ký.
Với đà giải ngân trong 2 tháng đầu năm, theo các chuyên gia khả năng trong thời gian tới tình hình thực hiện các dự án FDI sẽ có nhiều khởi sắc. Thông tin từ các địa phương cho thấy, nhiều dự án lớn sẽ được khởi động trong thời gian tới.
Trước mắt, trong tháng 3 này, dự án nhà máy Thép Guang Lian Dung Quất của Đài Loan có vốn đầu tư trên 3 tỉ Đô la Mỹ dự kiến sẽ được khởi động thực hiện trở lại tại khu kinh tế Dung Quất sau gần 2 năm ngưng thực hiện do khó khăn trong việc huy động vốn.Nhà đầu tư này còn dự kiến sẽ tăng vốn lên thành 4,5 tỉ Đô la Mỹ để nhà máy có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 3 triệu tấn/năm và 5 triệu tấn/năm cho giai đoạn 2.
Theo ông Lê Văn Dũng, Phó ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, hiện nay một số nhà đầu tư FDI có dự án đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất đã trì hoãn triển khai trong thời gian qua cũng đang có xu hướng quay trở lại đầu tư.
... và khả năng hấp thụ vốn
Rõ ràng tình hình triển khai vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI đang có chiều hướng tăng rõ rệt. Vấn đề hiện nay, theo các doanh nghiệp cũng như các chuyên gia kinh tế, là các cấp chính quyền địa phương cần có những biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư để sớm triển khai dự án.
Mối lo ngại hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài từ trước đến nay vẫn là cơ sở hạ tầng, giải tỏa đền bù, san lấp mặt bằng hoặc nguồn cung cấp điện không đủ đáp ứng công suất hoạt động...
Việc chuyển số vốn đăng ký thành vốn thực hiện là thách thức không nhỏ. Trong điều kiện hiện nay về quy mô nền kinh tế, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng cũng như năng lực quản lý hiện tại của các cấp quản lý FDI... sức hấp thụ vốn càng có giới hạn, khó kỳ vọng một con số giải ngân rất ấn tượng.
Quốc Hùng (TBKTSG)
Theo các đơn vị quản lí đầu tư nước ngoài ở các tỉnh thành và các doanh nghiệp trong nước có dự án liên doanh với nước ngoài, kinh tế thế giới đang dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quay trở lại Việt Nam để tiếp tục triển khai các dự án còn dở dang hoặc bắt đầu tiến trình đầu tư với những dự án đã lên kế hoạch từ lâu.
Trở lại sau khủng hoảng kinh tế thế giới
Trường hợp nhà đầu tư đến từ Đài Loan Compal là một ví dụ. Sau một thời gian tạm ngưng triển khai dự án nhà máy sản xuất máy tính xách tay tại Khu công nghiệp Bá Thiện, tỉnh Vĩnh Phúc có vốn đầu tư 500 triệu Đô la Mỹ, mới đây nhiều thông tin báo chí quốc tế cho biết rằng Compal đã thông báo sẽ đưa nhà máy này vào hoạt động trong năm nay.
Một đại diện của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho biết, Compal đang thực hiện lắp đặt máy móc của dự án. Nhà máy sản xuất máy tính xách tay của Compal được khởi công xây dựng vào cuối năm 2007 và dự kiến xuất xưởng lô hàng đầu tiên vào năm 2009. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và thị trường suy giảm, nhà máy này đã không được Compal khai trương đúng hẹn. Trở lại lần này, Compal đã điều chỉnh sản lượng của nhà máy tại Việt Nam xuống còn 500.000 - 600.000 bộ máy tính/tháng.
Hiện tại, Compal là nhà sản xuất ODM (nhà sản xuất theo thiết kế gốc - Original Design Manufacturer) của các hãng máy tính xách tay tên tuổi như Dell, HP, Acer, Toshiba, Fujitsu, Lenovo. Như vậy, khi nhà máy Compal tại Việt Nam đi vào sản xuất, người tiêu dùng Việt Nam rất có thể sẽ được những sản phẩm máy tính xách tay chính hãng sản xuất tại Việt Nam.
Ngoài Compal, tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) - một nhà cung cấp dịch vụ sản xuất đồ điện tử hàng đầu thế giới - cũng đã công bố dự án đầu tư 200 triệu Đô la Mỹ để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở miền Bắc với công suất ước tính là 89 triệu máy/năm.
Không dừng lại ở đó, nhà đầu tư đến từ Đài Loan này cũng đang xúc tiến lại việc triển khai dự án hạ tầng quần thể khu công nghệ cao - đô thị Tràng Cát, thành phố Hải Phòng thông qua việc hợp tác với một đối tác trong nước là Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC).
Dự án liên doanh có tỷ lệ vốn góp 50:50, được thực hiện trên diện tích khu đất hơn 1.000 héc ta tại Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, bao gồm khu công nghiệp dành cho lĩnh vực công nghệ cao, khu sân gôn và khu đô thị… Dự án phát triển hạ tầng này có tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu Đô la Mỹ, đang được hai bên hoàn thiện các thủ tục để triển khai xây dựng trong nửa cuối năm nay.
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của KBC, vốn đầu tư 200 triệu Đô la Mỹ chỉ là để phát triển hạ tầng của dự án. Khi được đầu tư cơ sở hạ tầng, Foxconn - chuyên về sản xuất ngành điện tử Đài Loan, sẽ trực tiếp xây dựng các nhà máy sản xuất hàng điện tử lớn với vốn có thể lên hàng tỉ Đô la Mỹ tại đây.
Foxconn - có các nhà máy sản xuất ra hàng loạt thiết bị điện tử mang những thương hiệu quen thuộc như máy nghe nhạc iPod và điện thoại iPhone của Apple Inc., máy tính xách tay của Hewlett-Packard Co., điện thoại “siêu mỏng” của Motorola Inc., thiết bị chơi game của Nintendo Co… sẽ sớm triển khai dự án xây dựng các nhà máy ở Việt Nam sau khi kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục, ông Tâm nói.
Hai dự án này nằm trong kế hoạch đầu tư khoảng 5 tỉ Đô la Mỹ vào Việt Nam của Foxconn trước đây. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu thời gian đã làm các dự án này của Foxconn bị chậm.
Vấn đề là tốc độ giải ngân...
Nhiều dự báo cho thấy, năm 2010 nguồn vốn FDI đổ vào nước ta sẽ khả quan hơn. Tuy nhiên, vấn đề đang được quan tâm là làm thế nào để tăng tốc giải ngân có hiệu quả nguồn vốn quan trọng này.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giải ngân vốn FDI tháng 1 năm nay đạt khoảng 400 triệu Đô la Mỹ, trong khi vốn đăng ký mới và tăng thêm chỉ có 318 triệu Đô la Mỹ. Bước qua tháng 2, đã có thêm 700 triệu Đô la Mỹ vốn FDI được đưa vào thực hiện, nâng tổng vốn FDI giải ngân trong 2 tháng đầu năm nay lên 1,1 tỉ Đô la Mỹ, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là kết quả rất đáng ghi nhận, nhất là trong bối cảnh vốn thu hút mới và vốn tăng thêm sụt giảm (trong 2 tháng đầu năm chỉ đạt 1,78 tỉ Đô la Mỹ, bằng 27,3% so với cùng kỳ năm ngoái).
Theo các chuyên gia, vấn đề giải ngân thực hiện vốn được xem là mục tiêu trọng tâm trong thu hút đầu tư nước ngoài cho năm nay cũng như những năm sắp tới vì ở những năm trước Việt Nam từng thu hút một lượng lớn vốn FDI đăng ký với những dự án có quy mô khá lớn, nhưng tỉ lệ giải ngân, tức là số vốn thực đi vào nền kinh tế, chưa cao. Năm 2008, cả nước thu hút trên 64 tỉ Đô la Mỹ vốn FDI đăng ký, năm 2009 thu hút trên 21 tỉ Đô la Mỹ vốn đăng ký nhưng trong 2 năm này mới giải ngân được 2l,5 tỉ Đô la Mỹ, bằng khoảng 25% vốn đăng ký.
Với đà giải ngân trong 2 tháng đầu năm, theo các chuyên gia khả năng trong thời gian tới tình hình thực hiện các dự án FDI sẽ có nhiều khởi sắc. Thông tin từ các địa phương cho thấy, nhiều dự án lớn sẽ được khởi động trong thời gian tới.
Trước mắt, trong tháng 3 này, dự án nhà máy Thép Guang Lian Dung Quất của Đài Loan có vốn đầu tư trên 3 tỉ Đô la Mỹ dự kiến sẽ được khởi động thực hiện trở lại tại khu kinh tế Dung Quất sau gần 2 năm ngưng thực hiện do khó khăn trong việc huy động vốn.Nhà đầu tư này còn dự kiến sẽ tăng vốn lên thành 4,5 tỉ Đô la Mỹ để nhà máy có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 3 triệu tấn/năm và 5 triệu tấn/năm cho giai đoạn 2.
Theo ông Lê Văn Dũng, Phó ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, hiện nay một số nhà đầu tư FDI có dự án đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất đã trì hoãn triển khai trong thời gian qua cũng đang có xu hướng quay trở lại đầu tư.
... và khả năng hấp thụ vốn
Rõ ràng tình hình triển khai vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI đang có chiều hướng tăng rõ rệt. Vấn đề hiện nay, theo các doanh nghiệp cũng như các chuyên gia kinh tế, là các cấp chính quyền địa phương cần có những biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư để sớm triển khai dự án.
Mối lo ngại hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài từ trước đến nay vẫn là cơ sở hạ tầng, giải tỏa đền bù, san lấp mặt bằng hoặc nguồn cung cấp điện không đủ đáp ứng công suất hoạt động...
Việc chuyển số vốn đăng ký thành vốn thực hiện là thách thức không nhỏ. Trong điều kiện hiện nay về quy mô nền kinh tế, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng cũng như năng lực quản lý hiện tại của các cấp quản lý FDI... sức hấp thụ vốn càng có giới hạn, khó kỳ vọng một con số giải ngân rất ấn tượng.
Quốc Hùng (TBKTSG)