Doanh nghiệp Nhật lo ngại về thương mại dưới thời Trump
Hơn 1/3 số doanh nghiệp Nhật được khảo sát dự báo thương mại toàn cầu sẽ suy giảm trong nhiệm kỳ Tổng thống của Trump
Giới doanh nghiệp của Nhật Bản đang chuẩn bị tinh thần cho những khó khăn dưới thời Donald Trump nắm quyền Tổng thống Mỹ - một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters cho thấy.
Hơn 1/3 số doanh nghiệp Nhật được khảo sát dự báo thương mại toàn cầu sẽ suy giảm trong nhiệm kỳ của ông Trump bởi chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể gia tăng ở Mỹ, đe dọa sự phục hồi còn mong manh của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Nhật nói riêng.
Hơn 3/4 số doanh nghiệp được hỏi cho rằng thương mại toàn cầu sẽ không tăng trưởng dưới thời Trump, phản ánh lo ngại rằng những tuyên bố thẳng thừng về bảo hộ thương mại mà Trump đưa ra trong quá trình tranh cử có thể được biến thành những chính sách thực tế, gây thiệt hại cho tăng trưởng toàn cầu.
Nhiệm kỳ Tổng thống kéo dài 4 năm của Trump sẽ bắt đầu vào ngày 20/1/2017.
Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, Trump đã thề sẽ đàm phán lại các thỏa thuận thương mại để đưa việc làm trở lại cho người Mỹ. Ông đã cảnh báo sẽ áp thuế quan trừng phạt với Mexico và Trung Quốc, khiến một số chuyên gia kinh tế lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại, đảo ngược quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu suốt mấy thập kỷ qua.
Cuộc khảo sát diễn ra từ ngày 22/11-2/12 của Reuters cho thấy rõ hơn những lo ngại này.
Trong số 531 công ty có quy mô lớn và trung bình của Nhật được Reuters khảo sát, 40% dự báo thương mại toàn cầu sẽ giảm trong trung hạn, 4% dự báo sẽ xảy ra mâu thuẫn thương mại trên diện rộng, và 32% dự báo sẽ không có gì thay đổi. Chỉ 1/4 dự báo thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng dưới thời Trump.
Trong mấy năm gần đây, thương mại toàn cầu tăng trưởng khiêm tốn, dưới 3% mỗi năm, sau khi phục hồi khá mạnh hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Trump đã dọa từ bỏ Thỏa thuận Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico, cho rằng thỏa thuận này đã khiến Mỹ mất việc làm trong ngành sản xuất công nghiệp vào tay Mexico. Ông cũng tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại gồm 12 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.
Trong các câu trả lời được đưa ra, các công ty Nhật bày tỏ lo ngại về số phận của TPP, NAFTA và Mexico, nơi các hãng xe Nhật đặt nhà máy. Doanh nghiệp Nhật cũng lo rằng sự hiện diện suy giảm của Mỹ có thể mở đường cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trên thế giới.
“Việc đảo ngược tự do thương mại là một mối lo của công ty chúng tôi. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là sự hiện diện quân sự yếu hơn của Mỹ ở khu vực Đông Á có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc lấp chỗ trống quyền lực trong khu vực”, Giám đốc một công ty điện máy của Nhật cho biết.
Giám đốc của một công ty hóa chất thì nói rằng Trump “đã tuyên bố rút khỏi TPP và thúc đẩy các thỏa thuận thương mại song phương, và tôi lo trật tự thương mại toàn cầu sẽ do Trung Quốc ‘cầm trịch’”.
Những bấp bênh xung quanh chính sách thương mại của Trump làm gia tăng rủi ro đối với nền kinh tế Nhật vốn đang trầy trật hồi phục trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy giảm và nhu cầu tiêu dùng nội địa đi xuống.
“Nhiều người đang kỳ vọng Trump sẽ áp dụng các chính sách thân thiện với doanh nghiệp như đầu tư cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế, và nới lỏng các quy chế giám sát”, ông Hidenobu Tokuda, chuyên gia kinh tế cấp cao thuộc Mizuho Research Institute, phát biểu. “Tuy nhiên, các công ty vẫn thận trọng về những gì ông ấy nói và làm. Tất cả đều bấp bênh và không thể đoán trước”.
Hơn 1/3 số doanh nghiệp Nhật được khảo sát dự báo thương mại toàn cầu sẽ suy giảm trong nhiệm kỳ của ông Trump bởi chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể gia tăng ở Mỹ, đe dọa sự phục hồi còn mong manh của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Nhật nói riêng.
Hơn 3/4 số doanh nghiệp được hỏi cho rằng thương mại toàn cầu sẽ không tăng trưởng dưới thời Trump, phản ánh lo ngại rằng những tuyên bố thẳng thừng về bảo hộ thương mại mà Trump đưa ra trong quá trình tranh cử có thể được biến thành những chính sách thực tế, gây thiệt hại cho tăng trưởng toàn cầu.
Nhiệm kỳ Tổng thống kéo dài 4 năm của Trump sẽ bắt đầu vào ngày 20/1/2017.
Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, Trump đã thề sẽ đàm phán lại các thỏa thuận thương mại để đưa việc làm trở lại cho người Mỹ. Ông đã cảnh báo sẽ áp thuế quan trừng phạt với Mexico và Trung Quốc, khiến một số chuyên gia kinh tế lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại, đảo ngược quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu suốt mấy thập kỷ qua.
Cuộc khảo sát diễn ra từ ngày 22/11-2/12 của Reuters cho thấy rõ hơn những lo ngại này.
Trong số 531 công ty có quy mô lớn và trung bình của Nhật được Reuters khảo sát, 40% dự báo thương mại toàn cầu sẽ giảm trong trung hạn, 4% dự báo sẽ xảy ra mâu thuẫn thương mại trên diện rộng, và 32% dự báo sẽ không có gì thay đổi. Chỉ 1/4 dự báo thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng dưới thời Trump.
Trong mấy năm gần đây, thương mại toàn cầu tăng trưởng khiêm tốn, dưới 3% mỗi năm, sau khi phục hồi khá mạnh hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Trump đã dọa từ bỏ Thỏa thuận Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico, cho rằng thỏa thuận này đã khiến Mỹ mất việc làm trong ngành sản xuất công nghiệp vào tay Mexico. Ông cũng tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại gồm 12 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.
Trong các câu trả lời được đưa ra, các công ty Nhật bày tỏ lo ngại về số phận của TPP, NAFTA và Mexico, nơi các hãng xe Nhật đặt nhà máy. Doanh nghiệp Nhật cũng lo rằng sự hiện diện suy giảm của Mỹ có thể mở đường cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trên thế giới.
“Việc đảo ngược tự do thương mại là một mối lo của công ty chúng tôi. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là sự hiện diện quân sự yếu hơn của Mỹ ở khu vực Đông Á có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc lấp chỗ trống quyền lực trong khu vực”, Giám đốc một công ty điện máy của Nhật cho biết.
Giám đốc của một công ty hóa chất thì nói rằng Trump “đã tuyên bố rút khỏi TPP và thúc đẩy các thỏa thuận thương mại song phương, và tôi lo trật tự thương mại toàn cầu sẽ do Trung Quốc ‘cầm trịch’”.
Những bấp bênh xung quanh chính sách thương mại của Trump làm gia tăng rủi ro đối với nền kinh tế Nhật vốn đang trầy trật hồi phục trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy giảm và nhu cầu tiêu dùng nội địa đi xuống.
“Nhiều người đang kỳ vọng Trump sẽ áp dụng các chính sách thân thiện với doanh nghiệp như đầu tư cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế, và nới lỏng các quy chế giám sát”, ông Hidenobu Tokuda, chuyên gia kinh tế cấp cao thuộc Mizuho Research Institute, phát biểu. “Tuy nhiên, các công ty vẫn thận trọng về những gì ông ấy nói và làm. Tất cả đều bấp bênh và không thể đoán trước”.