Donald Trump có thể “rắn” cỡ nào với Trung Quốc?
Nhiều ý kiến cảnh báo việc Trump dùng vấn đề Đài Loan để gây sức ép với Trung Quốc có thể phản tác dụng
Tuần trước, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã thể hiện một lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc bằng một cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, việc Trump có thể “rắn” tới mức nào với Trung Quốc để khiến Bắc Kinh phải nhượng bộ trong nhiều vấn đề - từ thương mại tới Triều Tiên - vẫn còn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Sau cuộc gọi của ông Trump tới bà Thái, Trung Quốc đã nổi giận và có động thái phản đối qua đường ngoại giao với chính quyền Barack Obama. Bắc Kinh cảnh báo hành động của Trump có thể cản trở tiến trình cải thiện quan hệ song phương.
Phó tổng thống Mỹ đắc cử Mike Pence đã “chữa cháy” về cuộc điện đàm 10 phút, nói rằng đó chỉ là một cuộc gọi “xã giao” và không thể hiện sự dịch chuyển chính sách.
Tuy nhiên, Trump có vẻ như đã “đổ thêm dầu vào lửa” khi lên mạng xã hội Twitter phàn nàn về chính sách kinh tế và quân sự của Bắc Kinh. Tiếp đó, vào ngày 5/12, ông Stephen Moore, một cố vấn kinh tế của Trump nói rằng nếu Bắc Kinh không thích điều này thì “mặc xác họ”.
Theo các nhà phân tích, bao gồm các cựu quan chức cấp cao của Mỹ, cuộc gọi của ông Trump tới nhà lãnh đạo Đài Loan là tín hiệu đầu tiên một lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh, có thể bao gồm kế hoạch tăng cường sức mạnh quân đội Mỹ, nhằm đáp trả ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cuối tuần vừa rồi, Jon Huntsman, người được cho là một trong những ứng cử viên cho ghế Ngoại trưởng trong chính quyền Trump, nói với tờ New York Times rằng Đài Loan có thể là “đòn bẩy hữu ích” cho Mỹ trong việc thương lượng với Trung Quốc.
Một số nhân vật quan trọng khác trong hàng ngũ cố vấn của Trump cũng đề xuất sử dụng vấn đề Đài Loan để gây sức ép nhằm buộc Trung Quốc lùi bước trong tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Á.
Ông Peter Navarro, một cố vấn của Trump và là một người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, thậm chí đề xuất một chương trình hỗ trợ Đài Loan phát triển tàu ngầm.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc John Bolton, một nhân vật khác trong hàng ngũ ngoại giao của Trump, hồi tháng 1/2016 từng đề xuất “chính sách leo thang ngoại giao” bắt đầu bằng việc Bộ Ngoại giao Mỹ đón tiếp chính thức các nhà ngoại giao Đài Loan, và sau này là thiết lập lại công nhận ngoại giao hoàn toàn đối với Đài Loan.
Ông Evan Medeiros, một cựu cố vấn về Đông Á của Tổng thống Obama, cho rằng đây là một chiến lược đầy rủi ro.
“Đây là thực tế: Trung Quốc đã nói rõ từ giữa thập niên 1990 rằng vấn đề Đài Loan là một vấn đề chiến tranh-và-hòa bình”, ông Medeiros nói. “Liệu đó có phải là một lập trường mà nước Mỹ nên thách thức”.
“Vấn đề Đài Loan rất nhạy cảm về mặt chính trị và xếp thứ tự rất cao trong ưu tiên lợi ích của Trung Quốc, đến nỗi họ sẽ không đánh đổi bất cứ thứ gì. Và nếu Mỹ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, thì một cuộc khủng hoảng quân sự dễ dàng xảy ra ở Đông Bắc Á”, ông Medeiros cảnh báo.
Ông Chris Murphy, một thành viên Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói rằng việc sử dụng vấn đề Đài Loan nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc hợp tác về chương trình hạt nhân của Triều Tiên hay nhượng bộ về thương mại có thể phản tác dụng.
“Gây sức ép với Trung Quốc về Đài Loan sẽ không đưa họ đến bàn đàm phán về Triều Tiên và tỷ giá, mà có nguy cơ khiến họ trở nên cứng rắn hơn”, ông Murphy viết trên Twitter.
Nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters rằng ông Bolton và các nhân vật cứng rắn khác trong ê-kíp của Trump đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Đài Loan tiếp cận Trump. Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và một số nhân vật khác đã khuyên Trump và ê-kíp của ông thận trọng với việc phá vỡ chính sách “một Trung Quốc” đã kéo dài 4 thập kỷ.
Vì lý do này, ban đầu Trump đưa ra đề xuất cuộc điện đàm với bà Thái Anh Văn như một việc cá nhân, thay vì một sự dịch chuyển chính sách của Mỹ với Đài Loan.
Tuy nhiên, nguồn tin nói rằng sau khi Trump lên Twitter phàn nàn về chính sách về tỷ giá, thuế nhập khẩu, và vấn đề Biển Đông của Trung Quốc, một số nhà lãnh đạo châu Á bắt đầu đặt câu hỏi liệu ông có đang “chọc giận” Trung Quốc một cách có chủ đích - một động thái có nguy cơ dẫn tới leo thang căng thẳng.
Ông Chas Freeman, một nhà cựu ngoại giao của Mỹ, cho rằng Trung Quốc đang chờ xem Trump thực sự có ý định như thế nào với Bắc Kinh.
“Trung Quốc không muốn làm Trump mất mặt hay tạo ra một cuộc xung đột cảm xúc với ông ấy”, ông Freeman nhận định. “Bởi vậy đầu tiên họ sẽ để cho ông ấy được hưởng lợi ích của sự nghi ngờ, bằng cách để mọi người nghĩ rằng Trump không biết mình đang làm gì, không hiểu tầm quan trọng của vấn đề, như thể ông ấy đang chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh ông ấy”.
Sau cuộc gọi của ông Trump tới bà Thái, Trung Quốc đã nổi giận và có động thái phản đối qua đường ngoại giao với chính quyền Barack Obama. Bắc Kinh cảnh báo hành động của Trump có thể cản trở tiến trình cải thiện quan hệ song phương.
Phó tổng thống Mỹ đắc cử Mike Pence đã “chữa cháy” về cuộc điện đàm 10 phút, nói rằng đó chỉ là một cuộc gọi “xã giao” và không thể hiện sự dịch chuyển chính sách.
Tuy nhiên, Trump có vẻ như đã “đổ thêm dầu vào lửa” khi lên mạng xã hội Twitter phàn nàn về chính sách kinh tế và quân sự của Bắc Kinh. Tiếp đó, vào ngày 5/12, ông Stephen Moore, một cố vấn kinh tế của Trump nói rằng nếu Bắc Kinh không thích điều này thì “mặc xác họ”.
Theo các nhà phân tích, bao gồm các cựu quan chức cấp cao của Mỹ, cuộc gọi của ông Trump tới nhà lãnh đạo Đài Loan là tín hiệu đầu tiên một lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh, có thể bao gồm kế hoạch tăng cường sức mạnh quân đội Mỹ, nhằm đáp trả ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cuối tuần vừa rồi, Jon Huntsman, người được cho là một trong những ứng cử viên cho ghế Ngoại trưởng trong chính quyền Trump, nói với tờ New York Times rằng Đài Loan có thể là “đòn bẩy hữu ích” cho Mỹ trong việc thương lượng với Trung Quốc.
Một số nhân vật quan trọng khác trong hàng ngũ cố vấn của Trump cũng đề xuất sử dụng vấn đề Đài Loan để gây sức ép nhằm buộc Trung Quốc lùi bước trong tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Á.
Ông Peter Navarro, một cố vấn của Trump và là một người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, thậm chí đề xuất một chương trình hỗ trợ Đài Loan phát triển tàu ngầm.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc John Bolton, một nhân vật khác trong hàng ngũ ngoại giao của Trump, hồi tháng 1/2016 từng đề xuất “chính sách leo thang ngoại giao” bắt đầu bằng việc Bộ Ngoại giao Mỹ đón tiếp chính thức các nhà ngoại giao Đài Loan, và sau này là thiết lập lại công nhận ngoại giao hoàn toàn đối với Đài Loan.
Ông Evan Medeiros, một cựu cố vấn về Đông Á của Tổng thống Obama, cho rằng đây là một chiến lược đầy rủi ro.
“Đây là thực tế: Trung Quốc đã nói rõ từ giữa thập niên 1990 rằng vấn đề Đài Loan là một vấn đề chiến tranh-và-hòa bình”, ông Medeiros nói. “Liệu đó có phải là một lập trường mà nước Mỹ nên thách thức”.
“Vấn đề Đài Loan rất nhạy cảm về mặt chính trị và xếp thứ tự rất cao trong ưu tiên lợi ích của Trung Quốc, đến nỗi họ sẽ không đánh đổi bất cứ thứ gì. Và nếu Mỹ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, thì một cuộc khủng hoảng quân sự dễ dàng xảy ra ở Đông Bắc Á”, ông Medeiros cảnh báo.
Ông Chris Murphy, một thành viên Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói rằng việc sử dụng vấn đề Đài Loan nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc hợp tác về chương trình hạt nhân của Triều Tiên hay nhượng bộ về thương mại có thể phản tác dụng.
“Gây sức ép với Trung Quốc về Đài Loan sẽ không đưa họ đến bàn đàm phán về Triều Tiên và tỷ giá, mà có nguy cơ khiến họ trở nên cứng rắn hơn”, ông Murphy viết trên Twitter.
Nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters rằng ông Bolton và các nhân vật cứng rắn khác trong ê-kíp của Trump đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Đài Loan tiếp cận Trump. Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và một số nhân vật khác đã khuyên Trump và ê-kíp của ông thận trọng với việc phá vỡ chính sách “một Trung Quốc” đã kéo dài 4 thập kỷ.
Vì lý do này, ban đầu Trump đưa ra đề xuất cuộc điện đàm với bà Thái Anh Văn như một việc cá nhân, thay vì một sự dịch chuyển chính sách của Mỹ với Đài Loan.
Tuy nhiên, nguồn tin nói rằng sau khi Trump lên Twitter phàn nàn về chính sách về tỷ giá, thuế nhập khẩu, và vấn đề Biển Đông của Trung Quốc, một số nhà lãnh đạo châu Á bắt đầu đặt câu hỏi liệu ông có đang “chọc giận” Trung Quốc một cách có chủ đích - một động thái có nguy cơ dẫn tới leo thang căng thẳng.
Ông Chas Freeman, một nhà cựu ngoại giao của Mỹ, cho rằng Trung Quốc đang chờ xem Trump thực sự có ý định như thế nào với Bắc Kinh.
“Trung Quốc không muốn làm Trump mất mặt hay tạo ra một cuộc xung đột cảm xúc với ông ấy”, ông Freeman nhận định. “Bởi vậy đầu tiên họ sẽ để cho ông ấy được hưởng lợi ích của sự nghi ngờ, bằng cách để mọi người nghĩ rằng Trump không biết mình đang làm gì, không hiểu tầm quan trọng của vấn đề, như thể ông ấy đang chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh ông ấy”.