“Doanh nghiệp sản xuất bia hơi sẽ khó khăn thực sự”
Phó chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát nói về những thách thức đối với ngành trong năm 2009
Nhận định này được ông Nguyễn Văn Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát, đưa ra khi trò chuyện với chúng tôi về những thách thức đối với ngành này trong năm 2009.
Ông nói:
- Về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp đều đã tự xác định được vị thế của mình, các doanh nghiệp đều hiểu giá trị của thương hiệu cũng như nhìn nhận được thách thức. Tuy nhiên, trừ các doanh nghiệp lớn có tiềm năng mạnh và có sức mạnh của thương hiệu thì họ tương đối yên tâm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp sản xuất bia hơi sẽ khó khăn thực sự, khó khăn từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất, bản thân họ là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên ra thị trường rất khó khăn về vốn, thương hiệu yếu. Thứ hai, đối với bia hơi, theo tiến trình thực hiện cam kết gia nhập WTO, đến năm 2010, thuế bia hơi sẽ nâng lên tới 45% - tương đương với thuế bia chai và bia lon.
Trong khi bia hơi là sản phẩm dành cho thị trường bình dân, nếu nâng thuế lên tương đương với bia chai và bia lon thì các doanh nghiệp sản xuất bia hơi sẽ rất khó khăn, thậm chí chúng tôi cũng đang tư vấn cho các doanh nghiệp này chuyển sang sản xuất, kinh doanh bia chai, bia lon hoặc đi gia công cho các đơn vị sản xuất lớn.
Ông có thể cho biết một vài thông tin cơ bản về quy hoạch phát triển ngành bia - rượu - nước giải khát Việt Nam trong thời gian tới. Ông nhận định khả năng đạt được mục tiêu đề ra trong bản quy hoạch như thế nào?
Ngành đồ uống Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu mà bản quy hoạch đề ra. Quy hoạch phát triển ngành bia - rượu - nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt và đang trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, đến năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 3,1 - 3,2 tỷ lít bia, bình quân 35 - 36 lít/người/năm; 370 - 380 triệu lít rượu, bình quân 4,2 - 4,3 lít/người/năm; 2,1 - 2,2 tỷ lít nước giải khát, bình quân 24 - 25 lít/người/năm. Đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,6 - 4,7 tỷ lít bia, 530 - 540 triệu lít rượu, 4,3 - 4,4 tỷ lít nước giải khát.
Còn đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 6 - 6,5 tỷ lít bia, 670 - 680 triệu lít rượu, 7,5 - 7,8 tỷ lít nước giải khát. Và đến năm 2025, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 7 - 7,5 tỷ lít bia, 770 - 790 triệu lít rượu, 12 - 13 tỷ lít nước giải khát.
Theo tôi, định hướng của bản quy hoạch rất hợp lý, đã dựa vào điều kiện thực tế và thực trạng phát triển của ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam hiện nay cả trên khía cạnh thực trạng công nghệ sản xuất và mức độ tiêu thụ sản phẩm và tốc độ phát triển của những năm gần đây. Vì vậy, bản quy hoạch sẽ tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp trong ngành phát triển.
Để đạt được những mục tiêu cụ thể đó, ông có kiến nghị gì với các cơ quan chức năng để có những cơ chế chính sách mở hơn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành hoạt động và phát triển?
Mới đây, Văn phòng Hiệp hội đã nhận được bản dự thảo nghị định về phòng chống lạm dụng bia, rượu của Bộ Y tế từ nguồn không chính thức. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chính sách của Chính phủ trong việc hợp tác với Thụy Điển để đưa ra nghị định về phòng chống lạm dụng bia, rượu.
Dự thảo nghị định của Bộ Y tế đưa ra về cơ bản chúng tôi cũng hoàn toàn nhất trí, tuy nhiên có một số điểm, một số điều trong dự thảo chưa phù hợp, ngược với quy hoạch phát triển ngành mà vừa qua Hiệp hội đã phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Chúng tôi muốn có một sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích của người tiêu dùng, của xã hội trong việc thu ngân sách, cũng như lợi ích của doanh nghiệp trong ngành và giải quyết việc làm cho người lao động. Ví dụ trong bản dự thảo có cấm tuyệt đối việc quảng cáo, giới thiệu về các sản phẩm đồ uống có độ cồn trên 4,50 điều đó có nghĩa là tất cả các sản phẩm bia, rượu không được phép quảng cáo.
Trên thế giới cũng đã có một, hai nước cũng đã có những chính sách về cơ bản giống như bản dự thảo này, tuy nhiên, trong thực tế lại dẫn đến điều ngược lại, chẳng hạn như ở Thái Lan hiện nay sản phẩm cao cấp sản xuất chính thống thì lại bị hạn chế, còn hàng lậu, hàng sản xuất chui lủi thì lại có cơ hội phát triển.
Điều này hiện nay bản thân Thái Lan đang sửa sai thì bản dự thảo theo nhìn nhận của chúng tôi lại đi theo con đường cũ của Thái Lan mà đáng lẽ chúng ta phải nhìn vào các nước xung quanh để rút kinh nghiệm.
Ông nói:
- Về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp đều đã tự xác định được vị thế của mình, các doanh nghiệp đều hiểu giá trị của thương hiệu cũng như nhìn nhận được thách thức. Tuy nhiên, trừ các doanh nghiệp lớn có tiềm năng mạnh và có sức mạnh của thương hiệu thì họ tương đối yên tâm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp sản xuất bia hơi sẽ khó khăn thực sự, khó khăn từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất, bản thân họ là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên ra thị trường rất khó khăn về vốn, thương hiệu yếu. Thứ hai, đối với bia hơi, theo tiến trình thực hiện cam kết gia nhập WTO, đến năm 2010, thuế bia hơi sẽ nâng lên tới 45% - tương đương với thuế bia chai và bia lon.
Trong khi bia hơi là sản phẩm dành cho thị trường bình dân, nếu nâng thuế lên tương đương với bia chai và bia lon thì các doanh nghiệp sản xuất bia hơi sẽ rất khó khăn, thậm chí chúng tôi cũng đang tư vấn cho các doanh nghiệp này chuyển sang sản xuất, kinh doanh bia chai, bia lon hoặc đi gia công cho các đơn vị sản xuất lớn.
Ông có thể cho biết một vài thông tin cơ bản về quy hoạch phát triển ngành bia - rượu - nước giải khát Việt Nam trong thời gian tới. Ông nhận định khả năng đạt được mục tiêu đề ra trong bản quy hoạch như thế nào?
Ngành đồ uống Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu mà bản quy hoạch đề ra. Quy hoạch phát triển ngành bia - rượu - nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt và đang trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, đến năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 3,1 - 3,2 tỷ lít bia, bình quân 35 - 36 lít/người/năm; 370 - 380 triệu lít rượu, bình quân 4,2 - 4,3 lít/người/năm; 2,1 - 2,2 tỷ lít nước giải khát, bình quân 24 - 25 lít/người/năm. Đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,6 - 4,7 tỷ lít bia, 530 - 540 triệu lít rượu, 4,3 - 4,4 tỷ lít nước giải khát.
Còn đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 6 - 6,5 tỷ lít bia, 670 - 680 triệu lít rượu, 7,5 - 7,8 tỷ lít nước giải khát. Và đến năm 2025, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 7 - 7,5 tỷ lít bia, 770 - 790 triệu lít rượu, 12 - 13 tỷ lít nước giải khát.
Theo tôi, định hướng của bản quy hoạch rất hợp lý, đã dựa vào điều kiện thực tế và thực trạng phát triển của ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam hiện nay cả trên khía cạnh thực trạng công nghệ sản xuất và mức độ tiêu thụ sản phẩm và tốc độ phát triển của những năm gần đây. Vì vậy, bản quy hoạch sẽ tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp trong ngành phát triển.
Để đạt được những mục tiêu cụ thể đó, ông có kiến nghị gì với các cơ quan chức năng để có những cơ chế chính sách mở hơn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành hoạt động và phát triển?
Mới đây, Văn phòng Hiệp hội đã nhận được bản dự thảo nghị định về phòng chống lạm dụng bia, rượu của Bộ Y tế từ nguồn không chính thức. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chính sách của Chính phủ trong việc hợp tác với Thụy Điển để đưa ra nghị định về phòng chống lạm dụng bia, rượu.
Dự thảo nghị định của Bộ Y tế đưa ra về cơ bản chúng tôi cũng hoàn toàn nhất trí, tuy nhiên có một số điểm, một số điều trong dự thảo chưa phù hợp, ngược với quy hoạch phát triển ngành mà vừa qua Hiệp hội đã phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Chúng tôi muốn có một sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích của người tiêu dùng, của xã hội trong việc thu ngân sách, cũng như lợi ích của doanh nghiệp trong ngành và giải quyết việc làm cho người lao động. Ví dụ trong bản dự thảo có cấm tuyệt đối việc quảng cáo, giới thiệu về các sản phẩm đồ uống có độ cồn trên 4,50 điều đó có nghĩa là tất cả các sản phẩm bia, rượu không được phép quảng cáo.
Trên thế giới cũng đã có một, hai nước cũng đã có những chính sách về cơ bản giống như bản dự thảo này, tuy nhiên, trong thực tế lại dẫn đến điều ngược lại, chẳng hạn như ở Thái Lan hiện nay sản phẩm cao cấp sản xuất chính thống thì lại bị hạn chế, còn hàng lậu, hàng sản xuất chui lủi thì lại có cơ hội phát triển.
Điều này hiện nay bản thân Thái Lan đang sửa sai thì bản dự thảo theo nhìn nhận của chúng tôi lại đi theo con đường cũ của Thái Lan mà đáng lẽ chúng ta phải nhìn vào các nước xung quanh để rút kinh nghiệm.