Doanh nghiệp tiếp tục "kêu" thủ tục thuế
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia buổi đối thoại giữa ngành thuế, hải quan và doanh nghiệp trong ngày 5/1
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia buổi đối thoại giữa ngành thuế, hải quan và doanh nghiệp trong ngày 5/1.
Những bức xúc và kiến nghị của doanh nghiệp về vướng mắc trong thủ tục hành chính thuế đã được các cơ quan tiếp thu. Tuy nhiên, để cải cách thủ tục hành chính thuế thực sự có hiệu quả, rất cần những hành động mạnh mẽ của ngành thuế.
Đối thoại cởi mở
Bà Đỗ Thị Thanh Thảo, Kế toán trưởng Công ty TNHH Phước Hồng rất bức xúc vì doanh nghiệp này không được hoàn thuế do mua hàng vào năm 2004 của một doanh nghiệp và đến năm 2005 doanh nghiệp đó bỏ trốn. Điều này được quy định trong Công văn 2810, ngày 1/8/2003 của Tổng cục Thuế về việc xử lý thuế đối với trường hợp mua hóa đơn của đơn vị bỏ trốn.
Nội dung công văn nêu rõ, nếu hóa đơn phát sinh trước ngày của doanh nghiệp được xác định là bỏ trốn thì Cục Thuế phải kiểm tra xác định, trường hợp hóa đơn nêu trên là thực tế có mua hàng, nhập kho kê khai trên sổ sách đầy đủ, đúng quy định, thì hóa đơn mua hàng được khấu trừ vào thuế VAT và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Từ tháng 12/2004 đến tháng 4/2005, Công ty Phước Hồng nhập một số lượng gạo rất lớn và xin hoàn thuế với cơ quan thuế rất nhiều lần, nhưng cơ quan thuế đều cho là không đầy đủ về hồ sơ. 12/2005, công ty này nhận được công văn từ Cục Thuế Hải Phòng với nội dung số hóa đơn mua hàng trong 2 năm 2004-2005 của doanh nghiệp bỏ trốn và Công ty Phước Hồng không đựơc hoàn thuế và doanh nghiệp phải tiếp tục đợi kết quả điều tra. doanh nghiệp này đã đề nghị hoàn thuế 4 năm với không dưới 30 công văn đề nghị lên Cục Thuế Hải Phòng.
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, thủ tục hoàn thuế của doanh nghiệp nếu Cục không giải quyết được thì doanh nghiệp nên gửi cho Tổng cục, hoặc kiến nghị lên cấp cao hơn là Bộ và Chính phủ, doanh nghiệp không nên để kéo dài như vậy. “Bộ Tài chính sẽ kiểm tra lại công tác giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp của Cục Thuế Hải Phòng”, ông Tuấn cho biết thêm.
Ông Nguyễn Xuân Thùy, Kế toán trưởng của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam nêu những bất cập về việc tính thuế tài nguyên. Theo đó, việc xác định giá tính thuế, đối tượng nộp thuế, và phí bảo vệ tài nguyên môi trường trong quy định hiện hành là có bất cập. Điều này dẫn đến việc, cùng một khoản thuế tài nguyên nhưng mỗi cơ quan đến kiểm tra lại xác định chi phí không giống nhau.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, giá tính thuế cho than được tính bằng giá bán trừ chi phí sàng lọc và chi phí vận chuyển. Như vậy, đơn vị nào càng tiết kiệm được chi phí thì giá tính thuế càng cao. Đây là một điểm bất hợp lý. Do đó, ông Tuấn cho biết, từ tháng 11/2008, cơ quan thuế đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sửa Điều 6, Luật thuế tài nguyên và Nghị định Thuế tài nguyên.
Đối với bất cập trong công tác thanh tra thuế, quan điểm của ông Tuấn là có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là cơ chế chính sách chưa đồng bộ. Nguyên nhân chủ quan là một bộ phận cán bộ có một số hành vi mang tính áp đặt. “Cơ quan thuế sẽ tiến hành rà soát lại quy trình và nghiệp vụ thanh tra và sẽ thiết lập đường dây nóng để doanh nghiệp phản ánh”, ông Tuấn nói.
Về khúc mắc trong thủ tục hành chính, ông Tuấn cho rằng, đây là điều đáng lưu ý để rút kinh nghiệm, việc thực hiện các quy định hướng dẫn phải đầy đủ, cơ quan thuế cần mạnh dạn chịu trách nhiệm để giải quyết.
Nỗ lực cải cách hành chính
Theo Bộ Tài chính, năm 2006, hơn 70% doanh nghiệp cho rằng các thủ tục về chính sách thuế là thiếu minh bạch. Sang năm 2008, con số này đã giảm xuống còn 37%. Đây là một bước tiến trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên, ngành thuế vẫn còn rất nhiều vấn đề cần cải thiện...
Đã có báo cáo cho rằng trong 2007-2008, thời gian để một doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế trong một năm là 1050 giờ. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, ngành thuế đang phấn đấu để trong năm 2009, sẽ giảm khoảng 300-400 giờ trong con số trên.
Về thủ tục hoàn thuế, hiện có khoảng 30 ngàn doanh nghiệp thường xuyên thực hiện thủ tục hoàn thuế. Để thực hiện chủ trương kích cầu, một trong những yêu cầu của Chính phủ là thực hiện hoàn thuế cho doanh nghiệp đúng và nhanh.
Tổng cục Thuế cho biết sẽ rà soát lại các thủ tục, chứng từ để có thể lược bỏ những thủ tục, chứng từ không cần thiết, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thuế nhanh. Đồng thời, cơ quan này sẽ đưa ra những tiêu thức rõ ràng đối với các thủ tục hành chính thuế, chẳng hạn, điều kiện để doanh nghiệp được “kiểm trước hoàn sau” hoặc “hoàn trước kiểm sau”.
Theo ông Nguyễn Minh Mẫn, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Văn phòng Chính phủ cũng, Chính phủ đã thành lập tổ chuyên trách để đảm bảo tính độc lập với các cơ quan ban ngành khác. Mục tiêu của tổ là rà soát, thống kê mọi thủ tục hành chính, tờ khai liên quan đến người dân và doanh nghiệp để đề xuất sửa đổi bổ sung, thiết lập cơ sở dữ liệu hành chính quốc gia cho mọi địa phương. Thời gian thực hiện là từ 2008-2010 với 3 giai đoạn là thống kê, rà soát để sửa đổi bổ sung và hoàn thiện.
Đã có hơn 6.500 thủ tục được rà soát, cho thấy có rất nhiều thủ tục mang tính “con cháu”. Tổ chuyên trách của Chính phủ đang tập trung hoàn thành số liệu thống kê đầy đủ tại các địa phương. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo xây dựng nghị định kiểm soát thủ tục hành chính làm cơ sở để kiểm soát quá trình ra đời các thủ tục đối với người dân và doanh nghiệp. Dự kiến, nghị định này sẽ được trình Chính phủ vào quý 1/2009.
Đồng thời, Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính cũng đang đựơc xây dựng. Văn phòng Chính phủ tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp, người dân về công tác thực hiện của người thực thi công vụ, có thể trực tiếp gửi cho các tổ công tác hoặc chuyển tải lên website về cải cách thủ tục hành chính.
Những bức xúc và kiến nghị của doanh nghiệp về vướng mắc trong thủ tục hành chính thuế đã được các cơ quan tiếp thu. Tuy nhiên, để cải cách thủ tục hành chính thuế thực sự có hiệu quả, rất cần những hành động mạnh mẽ của ngành thuế.
Đối thoại cởi mở
Bà Đỗ Thị Thanh Thảo, Kế toán trưởng Công ty TNHH Phước Hồng rất bức xúc vì doanh nghiệp này không được hoàn thuế do mua hàng vào năm 2004 của một doanh nghiệp và đến năm 2005 doanh nghiệp đó bỏ trốn. Điều này được quy định trong Công văn 2810, ngày 1/8/2003 của Tổng cục Thuế về việc xử lý thuế đối với trường hợp mua hóa đơn của đơn vị bỏ trốn.
Nội dung công văn nêu rõ, nếu hóa đơn phát sinh trước ngày của doanh nghiệp được xác định là bỏ trốn thì Cục Thuế phải kiểm tra xác định, trường hợp hóa đơn nêu trên là thực tế có mua hàng, nhập kho kê khai trên sổ sách đầy đủ, đúng quy định, thì hóa đơn mua hàng được khấu trừ vào thuế VAT và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Từ tháng 12/2004 đến tháng 4/2005, Công ty Phước Hồng nhập một số lượng gạo rất lớn và xin hoàn thuế với cơ quan thuế rất nhiều lần, nhưng cơ quan thuế đều cho là không đầy đủ về hồ sơ. 12/2005, công ty này nhận được công văn từ Cục Thuế Hải Phòng với nội dung số hóa đơn mua hàng trong 2 năm 2004-2005 của doanh nghiệp bỏ trốn và Công ty Phước Hồng không đựơc hoàn thuế và doanh nghiệp phải tiếp tục đợi kết quả điều tra. doanh nghiệp này đã đề nghị hoàn thuế 4 năm với không dưới 30 công văn đề nghị lên Cục Thuế Hải Phòng.
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, thủ tục hoàn thuế của doanh nghiệp nếu Cục không giải quyết được thì doanh nghiệp nên gửi cho Tổng cục, hoặc kiến nghị lên cấp cao hơn là Bộ và Chính phủ, doanh nghiệp không nên để kéo dài như vậy. “Bộ Tài chính sẽ kiểm tra lại công tác giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp của Cục Thuế Hải Phòng”, ông Tuấn cho biết thêm.
Ông Nguyễn Xuân Thùy, Kế toán trưởng của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam nêu những bất cập về việc tính thuế tài nguyên. Theo đó, việc xác định giá tính thuế, đối tượng nộp thuế, và phí bảo vệ tài nguyên môi trường trong quy định hiện hành là có bất cập. Điều này dẫn đến việc, cùng một khoản thuế tài nguyên nhưng mỗi cơ quan đến kiểm tra lại xác định chi phí không giống nhau.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, giá tính thuế cho than được tính bằng giá bán trừ chi phí sàng lọc và chi phí vận chuyển. Như vậy, đơn vị nào càng tiết kiệm được chi phí thì giá tính thuế càng cao. Đây là một điểm bất hợp lý. Do đó, ông Tuấn cho biết, từ tháng 11/2008, cơ quan thuế đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sửa Điều 6, Luật thuế tài nguyên và Nghị định Thuế tài nguyên.
Đối với bất cập trong công tác thanh tra thuế, quan điểm của ông Tuấn là có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là cơ chế chính sách chưa đồng bộ. Nguyên nhân chủ quan là một bộ phận cán bộ có một số hành vi mang tính áp đặt. “Cơ quan thuế sẽ tiến hành rà soát lại quy trình và nghiệp vụ thanh tra và sẽ thiết lập đường dây nóng để doanh nghiệp phản ánh”, ông Tuấn nói.
Về khúc mắc trong thủ tục hành chính, ông Tuấn cho rằng, đây là điều đáng lưu ý để rút kinh nghiệm, việc thực hiện các quy định hướng dẫn phải đầy đủ, cơ quan thuế cần mạnh dạn chịu trách nhiệm để giải quyết.
Nỗ lực cải cách hành chính
Theo Bộ Tài chính, năm 2006, hơn 70% doanh nghiệp cho rằng các thủ tục về chính sách thuế là thiếu minh bạch. Sang năm 2008, con số này đã giảm xuống còn 37%. Đây là một bước tiến trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên, ngành thuế vẫn còn rất nhiều vấn đề cần cải thiện...
Đã có báo cáo cho rằng trong 2007-2008, thời gian để một doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế trong một năm là 1050 giờ. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, ngành thuế đang phấn đấu để trong năm 2009, sẽ giảm khoảng 300-400 giờ trong con số trên.
Về thủ tục hoàn thuế, hiện có khoảng 30 ngàn doanh nghiệp thường xuyên thực hiện thủ tục hoàn thuế. Để thực hiện chủ trương kích cầu, một trong những yêu cầu của Chính phủ là thực hiện hoàn thuế cho doanh nghiệp đúng và nhanh.
Tổng cục Thuế cho biết sẽ rà soát lại các thủ tục, chứng từ để có thể lược bỏ những thủ tục, chứng từ không cần thiết, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thuế nhanh. Đồng thời, cơ quan này sẽ đưa ra những tiêu thức rõ ràng đối với các thủ tục hành chính thuế, chẳng hạn, điều kiện để doanh nghiệp được “kiểm trước hoàn sau” hoặc “hoàn trước kiểm sau”.
Theo ông Nguyễn Minh Mẫn, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Văn phòng Chính phủ cũng, Chính phủ đã thành lập tổ chuyên trách để đảm bảo tính độc lập với các cơ quan ban ngành khác. Mục tiêu của tổ là rà soát, thống kê mọi thủ tục hành chính, tờ khai liên quan đến người dân và doanh nghiệp để đề xuất sửa đổi bổ sung, thiết lập cơ sở dữ liệu hành chính quốc gia cho mọi địa phương. Thời gian thực hiện là từ 2008-2010 với 3 giai đoạn là thống kê, rà soát để sửa đổi bổ sung và hoàn thiện.
Đã có hơn 6.500 thủ tục được rà soát, cho thấy có rất nhiều thủ tục mang tính “con cháu”. Tổ chuyên trách của Chính phủ đang tập trung hoàn thành số liệu thống kê đầy đủ tại các địa phương. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo xây dựng nghị định kiểm soát thủ tục hành chính làm cơ sở để kiểm soát quá trình ra đời các thủ tục đối với người dân và doanh nghiệp. Dự kiến, nghị định này sẽ được trình Chính phủ vào quý 1/2009.
Đồng thời, Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính cũng đang đựơc xây dựng. Văn phòng Chính phủ tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp, người dân về công tác thực hiện của người thực thi công vụ, có thể trực tiếp gửi cho các tổ công tác hoặc chuyển tải lên website về cải cách thủ tục hành chính.