Doanh nghiệp tôn khốn khổ vì tôn giả
Các doanh nghiệp gian dối thường khá tinh vi, làm giả làm nhái dưới nhiều thủ đoạn
Tình trạng tôn nhái, tôn giả đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, đang gây khó cho các doanh nghiệp trong ngành cũng như thiệt hại cho chính người sử dụng.
Khó phát hiện hàng giả
Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, 9 tháng đầu năm 2014, thị phần tôn mạ thương hiệu Việt Nam chiếm 74,7%, còn 25,3% là của nước ngoài hoặc liên doanh. Tuy nhiên, con số thống kê này chưa tính lượng tôn nhập từ Trung Quốc qua đường chính ngạch hoặc tiểu ngạch, âm thầm len lỏi vào thị trường bằng các con đường gian lận.
Tháng 9/2014, sản lượng sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ màu của các doanh nghiệp sản xuất tôn giảm 3,12% so với tháng 8, còn 232.950 tấn.
Lượng tôn tiêu thụ trong tháng 9/2014 chỉ đạt 155.501 tấn, giảm 5,2% so với tháng trước và lượng tồn kho lên tới 150.188 tấn. Cùng với đó là thị phần của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tôn đã bị mất 11%, kể từ đầu năm tới nay.
Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nguyễn Văn Sưa nói, tôn giá rẻ nhập khẩu được các đầu nậu đóng mác các hãng tôn lớn bán ra thị trường để trục lợi đã khiến doanh nghiệp làm ăn chân chính lao đao, ảnh hưởng đến chất lượng các công trình xây dựng, nhà nước thất thu thuế…
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng , Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, hiện nay phần lớn người tiêu dùng vẫn còn mơ hồ với tôn giả, tôn nhái vì các doanh nghiệp gian dối thường khá tinh vi, làm giả làm nhái dưới nhiều thủ đoạn.
Một doanh nghiệp sản xuất tôn cho hay, những đối tượng kinh doanh tôn giả đang hoạt động rất tinh vi. Họ đặt ra những ám hiệu khác nhau để phân biệt khách lẻ và dân trong nghề. Với những sản phẩm loại này, thầu công trình mua về vẫn đầy đủ chứng từ, đúng nhãn hiệu yêu cầu.
“Khi lợp lên, chỉ có người đi mua mới biết ăn chênh bao nhiêu từ việc rút ruột công trình thông qua mua tôn giả thay tôn xịn”, vị này cho hay.
Với một m tôn độ dày 0,4 mm, nếu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, giá bán phổ biến của các doanh nghiệp trong nước từ 80.000 đồng đến 83.000 đồng/m. Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh sử dụng tôn độ dày 0,32 mm với giá thị trường khoảng 76.000 đồng/m, nhưng “đôn” độ dày lên thành 0,4 mm để bán cho khách với giá khoảng 80.000 đồng/m. Điều này đồng nghĩa người tiêu dùng bị móc túi công khai 4.000 đồng mà không biết.
Theo ước tính, chỉ cần khoảng 10% thị phần tôn trên thị trường là hàng giả, hàng nhái thì số tiền người tiêu dùng bị thiệt hại khi mua phải tôn giả có thể lên tới gần 200 tỷ đồng mỗi năm.
Còn với toàn ngành thép, với sản lượng toàn ngành tôn, thép trong năm 2014 là 1,8 triệu tấn; việc tồn tại từ 10 - 20% tôn giả trên thị trường khiến các doanh nghiệp thiệt hại từ 468 tỷ đồng đến 907 tỷ đồng.
Cơ quan quản lý vào cuộc
Đại diện một doanh nghiệp sản xuất tôn lớn trong nước nói, thời gian qua doanh nghiệp này đã phải gánh chịu những tác động tiêu cực. Các loại tôn nhái, giả kém chất lượng làm giảm uy tín các thương hiệu chính hãng, gây tâm lý hoang mang, và nghiêm trọng hơn làm mất lòng tin của người tiêu dùng cho các sản phẩm tôn chính hiệu.
Tôn kém chất lượng sẽ nhanh bị phai màu, nhanh gỉ sét, làm công trình xuống cấp sau khoảng 3 năm sử dụng, thay vì 10 năm với tôn chính hãng. Tôn có thể sớm bị gỉ sét, làm dột nước mưa, gây hư hỏng các vật dụng, trang thiết bị, hàng hóa lưu kho... Để khắc phục hậu quả, phải mất nhiều thời gian, chi phí để sửa chữa hư hỏng, thậm chí phải thay lại toàn bộ mái tôn của công trình.
Cũng theo vị này, hiện nay các đối tượng sản xuất tôn giả, tôn nhái thường áp dụng các chiêu trò in giả, nhái nhãn mác của các hãng tôn uy tín lên sản phẩm hàng nhái, hoặc gian lận độ dày của tôn, nhập khẩu tôn kém chất lượng hoặc có thể không xuất hoá đơn khi bán hàng trong khi vẫn tính thêm VAT…
Ngày 20/11, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã có công văn do Phó cục trưởng Trịnh Văn Ngọc ký gửi chi cục quản lý thị trường Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc, yêu cầu xác minh các thông tin mà doanh nghiệp và báo chí phản ánh về tình trạng tôn giả, tôn nhái; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan triển khai các biện pháp để phát hiện, làm rõ việc kinh doanh tôn giả trên thị trường.
Cục Quản lý thị trường lưu ý, trường hợp phát hiện vi phạm, các chi cục chủ động hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan trên địa bàn tổ chức triển khai kiểm tra, kiếm soát và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu theo quy định.
Kết quả xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm về Cục Quản lý thị trường trước ngày 20/12/2014.
Khó phát hiện hàng giả
Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, 9 tháng đầu năm 2014, thị phần tôn mạ thương hiệu Việt Nam chiếm 74,7%, còn 25,3% là của nước ngoài hoặc liên doanh. Tuy nhiên, con số thống kê này chưa tính lượng tôn nhập từ Trung Quốc qua đường chính ngạch hoặc tiểu ngạch, âm thầm len lỏi vào thị trường bằng các con đường gian lận.
Tháng 9/2014, sản lượng sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ màu của các doanh nghiệp sản xuất tôn giảm 3,12% so với tháng 8, còn 232.950 tấn.
Lượng tôn tiêu thụ trong tháng 9/2014 chỉ đạt 155.501 tấn, giảm 5,2% so với tháng trước và lượng tồn kho lên tới 150.188 tấn. Cùng với đó là thị phần của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tôn đã bị mất 11%, kể từ đầu năm tới nay.
Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nguyễn Văn Sưa nói, tôn giá rẻ nhập khẩu được các đầu nậu đóng mác các hãng tôn lớn bán ra thị trường để trục lợi đã khiến doanh nghiệp làm ăn chân chính lao đao, ảnh hưởng đến chất lượng các công trình xây dựng, nhà nước thất thu thuế…
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng , Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, hiện nay phần lớn người tiêu dùng vẫn còn mơ hồ với tôn giả, tôn nhái vì các doanh nghiệp gian dối thường khá tinh vi, làm giả làm nhái dưới nhiều thủ đoạn.
Một doanh nghiệp sản xuất tôn cho hay, những đối tượng kinh doanh tôn giả đang hoạt động rất tinh vi. Họ đặt ra những ám hiệu khác nhau để phân biệt khách lẻ và dân trong nghề. Với những sản phẩm loại này, thầu công trình mua về vẫn đầy đủ chứng từ, đúng nhãn hiệu yêu cầu.
“Khi lợp lên, chỉ có người đi mua mới biết ăn chênh bao nhiêu từ việc rút ruột công trình thông qua mua tôn giả thay tôn xịn”, vị này cho hay.
Với một m tôn độ dày 0,4 mm, nếu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, giá bán phổ biến của các doanh nghiệp trong nước từ 80.000 đồng đến 83.000 đồng/m. Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh sử dụng tôn độ dày 0,32 mm với giá thị trường khoảng 76.000 đồng/m, nhưng “đôn” độ dày lên thành 0,4 mm để bán cho khách với giá khoảng 80.000 đồng/m. Điều này đồng nghĩa người tiêu dùng bị móc túi công khai 4.000 đồng mà không biết.
Theo ước tính, chỉ cần khoảng 10% thị phần tôn trên thị trường là hàng giả, hàng nhái thì số tiền người tiêu dùng bị thiệt hại khi mua phải tôn giả có thể lên tới gần 200 tỷ đồng mỗi năm.
Còn với toàn ngành thép, với sản lượng toàn ngành tôn, thép trong năm 2014 là 1,8 triệu tấn; việc tồn tại từ 10 - 20% tôn giả trên thị trường khiến các doanh nghiệp thiệt hại từ 468 tỷ đồng đến 907 tỷ đồng.
Cơ quan quản lý vào cuộc
Đại diện một doanh nghiệp sản xuất tôn lớn trong nước nói, thời gian qua doanh nghiệp này đã phải gánh chịu những tác động tiêu cực. Các loại tôn nhái, giả kém chất lượng làm giảm uy tín các thương hiệu chính hãng, gây tâm lý hoang mang, và nghiêm trọng hơn làm mất lòng tin của người tiêu dùng cho các sản phẩm tôn chính hiệu.
Tôn kém chất lượng sẽ nhanh bị phai màu, nhanh gỉ sét, làm công trình xuống cấp sau khoảng 3 năm sử dụng, thay vì 10 năm với tôn chính hãng. Tôn có thể sớm bị gỉ sét, làm dột nước mưa, gây hư hỏng các vật dụng, trang thiết bị, hàng hóa lưu kho... Để khắc phục hậu quả, phải mất nhiều thời gian, chi phí để sửa chữa hư hỏng, thậm chí phải thay lại toàn bộ mái tôn của công trình.
Cũng theo vị này, hiện nay các đối tượng sản xuất tôn giả, tôn nhái thường áp dụng các chiêu trò in giả, nhái nhãn mác của các hãng tôn uy tín lên sản phẩm hàng nhái, hoặc gian lận độ dày của tôn, nhập khẩu tôn kém chất lượng hoặc có thể không xuất hoá đơn khi bán hàng trong khi vẫn tính thêm VAT…
Ngày 20/11, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã có công văn do Phó cục trưởng Trịnh Văn Ngọc ký gửi chi cục quản lý thị trường Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc, yêu cầu xác minh các thông tin mà doanh nghiệp và báo chí phản ánh về tình trạng tôn giả, tôn nhái; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan triển khai các biện pháp để phát hiện, làm rõ việc kinh doanh tôn giả trên thị trường.
Cục Quản lý thị trường lưu ý, trường hợp phát hiện vi phạm, các chi cục chủ động hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan trên địa bàn tổ chức triển khai kiểm tra, kiếm soát và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu theo quy định.
Kết quả xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm về Cục Quản lý thị trường trước ngày 20/12/2014.