“Doanh nghiệp tư nhân hầu như không lớn lên được”
“Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong nước hầu như không lớn lên được trong những năm gần đây”, ông Vũ Tiến Lộc nêu quan điểm
Sáng nay (9/6), Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ sẽ được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập quốc tế”.
Phát biểu trước báo giới trước sự kiện này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết nội dung của diễn đàn sẽ tập trung vào vấn đề cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đã và đang ký kết các hiệp định thương mại tự do mới, tiêu biểu là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông cho rằng vấn đề năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân trong nước hiện đang có nhiều vấn đề mới phát sinh trong khi hội nhập ngày càng sâu rộng.
“Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong nước hầu như không lớn lên được trong những năm gần đây”, ông nhận xét và nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan Chính phủ vẫn cần được duy trì liên tục.
Chủ tịch VCCI cũng cho hay đây là lần thứ ba liên tiếp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham gia diễn đàn, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng và Chính phủ đối với kênh đối thoại quan trọng này.
Đây cũng là điều mà Đồng chủ tịch Diễn đàn, bà Virginia Foote, đánh giá cao. “Thủ tướng sẽ đến và điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội trao đổi về các vấn đề hiện nay. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung thảo luận để tìm kiếm các cơ hội tốt từ các hiệp định thương mại tự do mới”, bà nói.
Chuyên gia giàu kinh nghiệm về Việt Nam này cũng cho rằng đang có nhiều vấn đề mới trong môi trường kinh doanh của Việt Nam cần được giải quyết triệt để, chẳng hạn Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới dù có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn những phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài.
Các vấn đề cụ thể trong từng lĩnh vực cũng còn nhiều điều cần giải quyết, chẳng hạn trong vấn đề visa cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. “Việt Nam có tiềm năng rất lớn về du lịch, nhưng chính sách visa dường như ngày càng khó khăn hơn”, bà nhận xét.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm nay sẽ tập trung thảo luận các vấn đề chung của môi trường kinh doanh như thường lệ. Bên cạnh đó, ba nhóm nội dung quan trọng được thảo luận là thương mại và đầu tư, ngân hàng và thị trường vốn và cơ sở hạ tầng.
Các doanh nghiệp cũng rất chờ đợi bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ, như thường lệ sẽ đưa ra các thông điệp quan trọng trong điều hành kinh tế của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.
Theo ghi nhận của VnEconomy, hiện nay dự thảo hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã và đang nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Một trong những mối quan tâm lớn nhất là liệu các văn bản này có đưa ra các điều kiện hạn chế mới có thể khiến những nội dung cải cách trong hai luật bị “phai nhạt” hay không.
Phát biểu trước báo giới trước sự kiện này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết nội dung của diễn đàn sẽ tập trung vào vấn đề cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đã và đang ký kết các hiệp định thương mại tự do mới, tiêu biểu là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông cho rằng vấn đề năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân trong nước hiện đang có nhiều vấn đề mới phát sinh trong khi hội nhập ngày càng sâu rộng.
“Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong nước hầu như không lớn lên được trong những năm gần đây”, ông nhận xét và nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan Chính phủ vẫn cần được duy trì liên tục.
Chủ tịch VCCI cũng cho hay đây là lần thứ ba liên tiếp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham gia diễn đàn, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng và Chính phủ đối với kênh đối thoại quan trọng này.
Đây cũng là điều mà Đồng chủ tịch Diễn đàn, bà Virginia Foote, đánh giá cao. “Thủ tướng sẽ đến và điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội trao đổi về các vấn đề hiện nay. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung thảo luận để tìm kiếm các cơ hội tốt từ các hiệp định thương mại tự do mới”, bà nói.
Chuyên gia giàu kinh nghiệm về Việt Nam này cũng cho rằng đang có nhiều vấn đề mới trong môi trường kinh doanh của Việt Nam cần được giải quyết triệt để, chẳng hạn Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới dù có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn những phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài.
Các vấn đề cụ thể trong từng lĩnh vực cũng còn nhiều điều cần giải quyết, chẳng hạn trong vấn đề visa cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. “Việt Nam có tiềm năng rất lớn về du lịch, nhưng chính sách visa dường như ngày càng khó khăn hơn”, bà nhận xét.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm nay sẽ tập trung thảo luận các vấn đề chung của môi trường kinh doanh như thường lệ. Bên cạnh đó, ba nhóm nội dung quan trọng được thảo luận là thương mại và đầu tư, ngân hàng và thị trường vốn và cơ sở hạ tầng.
Các doanh nghiệp cũng rất chờ đợi bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ, như thường lệ sẽ đưa ra các thông điệp quan trọng trong điều hành kinh tế của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.
Theo ghi nhận của VnEconomy, hiện nay dự thảo hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã và đang nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Một trong những mối quan tâm lớn nhất là liệu các văn bản này có đưa ra các điều kiện hạn chế mới có thể khiến những nội dung cải cách trong hai luật bị “phai nhạt” hay không.