Doanh nghiệp "vật vã” với bài toán chi phí
Đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong ngày 22/11 đã khiến doanh nghiệp, người tiêu dùng và giá hàng hóa dịch vụ cùng... "bốc hỏa"
Đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong ngày 22/11 đã khiến doanh nghiệp, người tiêu dùng và giá hàng hóa dịch vụ cùng... "bốc hỏa".
>>Sau giá xăng dầu, đến giá tiêu dùng?
Xuất khẩu sẽ gặp khó là khẳng định của đa số doanh nghiệp khi được hỏi về tác động của giá xăng dầu. Bà Lê Hải Liễu, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành, chia sẻ: "Chúng tôi đang đau đầu vì sự tăng giá lần này bởi xăng dầu chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu giá thành mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu".
Ông Hoàng Ngọc Hùng, Phó phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi, cho biết, hiện mỗi tháng công ty chi khoảng 700 triệu đồng cho chi phí nhiên liệu nhưng với mức giá vừa tăng thêm, mỗi tháng phải chi thêm gần 200 triệu đồng. Tính ra mỗi mét vải phải "gánh" thêm 200-300 đồng.
Cước vận tải biển sẽ tăng là điều khó tránh khỏi và đó cũng là điều lo ngại nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu. "Giá dầu tăng, đương nhiên giá cước vận chuyển sẽ tăng vì nó chiếm đến 30% chi phí doanh thu của ngành" - ông Trương Đình Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam, nói.
Ông Cao Minh Tuấn, tổng giám đốc Công ty Vận tải biển 3, dự đoán 10 - 20 ngày nữa giá cước vận chuyển đường biển sẽ tăng tương ứng. "Một chiếc tàu chạy từ Hải Phòng vào Tp.HCM, mỗi ngày hết 8-10 tấn dầu FO. Chưa tính được cụ thể, nhưng chắc chắn giá cước phải tăng thôi", ông Tuấn cho biết.
Có những mặt hàng không thể cầm cự được mà gần như phải tính ngay. Thép là mặt hàng nằm trong số đó. Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, với mức giá dầu mazut vừa tăng thêm, chi phí nhiên liệu đội lên thêm khoảng 95.000 đồng/tấn thép. Từ đây đến cuối năm sẽ có khoảng 400.000 tấn thép đưa ra thị trường, chi phí phải tăng lên thêm 38 tỉ đồng.
"Đây là một khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng rất mạnh", ông Nghi nói.
"Méo mặt" vì những đơn hàng... tăng giá
Trong khi đó, ban giám đốc các siêu thị đang "tối mặt" với các đơn hàng gửi đến xin tăng giá ào ào. Bà Nguyễn Ánh Hồng, Giám đốc Siêu thị Maximark Ba Tháng Hai, cho biết, chỉ trong vòng ba tháng qua, giá các mặt hàng tăng đến chóng mặt, nhiều nhóm hàng lương thực tăng đến 30%.
"Nhà cung cấp nào cũng đưa ra lý do nguyên liệu tăng chứ chưa thấy yếu tố giá xăng dầu tác động vào", bà nói. Tuy nhiên bà Hồng cho biết với những mặt hàng tăng quá cao đến mức vô lý, siêu thị đã thẳng thừng từ chối, không nhận hàng.
Phó giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đông Hưng, quản lý chuỗi hệ thống siêu thị Citimart, Ngô Văn Hải cho biết hiện Đông Hưng chỉ có thể cam kết giữ giá đến hết tháng mười một nhờ lượng hàng trên kệ và tồn kho còn khả năng "cầm cự" được giá bán.
"Nhưng hiện công ty chúng tôi đã và đang tiếp tục nhận hàng loạt thông báo điều chỉnh giá bán từ các nhà cung cấp với mức tăng ít nhất 10% so với giá hiện tại. Khả năng tăng giá từ hệ thống siêu thị Citimart cũng sẽ khó tránh khỏi, sớm nhất là vào đầu tháng mười hai", ông Hải khẳng định.
Phụ trách chuỗi hệ thống siêu thị Big C khu vực phía Nam, ông Nguyễn Xuân Hải cũng cho biết hiện siêu thị tiếp tục cam kết giữ giá bán như hiện tại cho hết tháng 12/2007. Hiện ở Big C đang có chương trình giảm giá với mức giảm trung bình 3-10% cho 300 mặt hàng. "Đây là chương trình chúng tôi đã cam kết thực hiện với người tiêu dùng nên không thể thay đổi", ông Hải đoan chắc.
>>Sau giá xăng dầu, đến giá tiêu dùng?
Xuất khẩu sẽ gặp khó là khẳng định của đa số doanh nghiệp khi được hỏi về tác động của giá xăng dầu. Bà Lê Hải Liễu, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành, chia sẻ: "Chúng tôi đang đau đầu vì sự tăng giá lần này bởi xăng dầu chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu giá thành mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu".
Ông Hoàng Ngọc Hùng, Phó phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi, cho biết, hiện mỗi tháng công ty chi khoảng 700 triệu đồng cho chi phí nhiên liệu nhưng với mức giá vừa tăng thêm, mỗi tháng phải chi thêm gần 200 triệu đồng. Tính ra mỗi mét vải phải "gánh" thêm 200-300 đồng.
Cước vận tải biển sẽ tăng là điều khó tránh khỏi và đó cũng là điều lo ngại nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu. "Giá dầu tăng, đương nhiên giá cước vận chuyển sẽ tăng vì nó chiếm đến 30% chi phí doanh thu của ngành" - ông Trương Đình Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam, nói.
Ông Cao Minh Tuấn, tổng giám đốc Công ty Vận tải biển 3, dự đoán 10 - 20 ngày nữa giá cước vận chuyển đường biển sẽ tăng tương ứng. "Một chiếc tàu chạy từ Hải Phòng vào Tp.HCM, mỗi ngày hết 8-10 tấn dầu FO. Chưa tính được cụ thể, nhưng chắc chắn giá cước phải tăng thôi", ông Tuấn cho biết.
Có những mặt hàng không thể cầm cự được mà gần như phải tính ngay. Thép là mặt hàng nằm trong số đó. Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, với mức giá dầu mazut vừa tăng thêm, chi phí nhiên liệu đội lên thêm khoảng 95.000 đồng/tấn thép. Từ đây đến cuối năm sẽ có khoảng 400.000 tấn thép đưa ra thị trường, chi phí phải tăng lên thêm 38 tỉ đồng.
"Đây là một khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng rất mạnh", ông Nghi nói.
"Méo mặt" vì những đơn hàng... tăng giá
Trong khi đó, ban giám đốc các siêu thị đang "tối mặt" với các đơn hàng gửi đến xin tăng giá ào ào. Bà Nguyễn Ánh Hồng, Giám đốc Siêu thị Maximark Ba Tháng Hai, cho biết, chỉ trong vòng ba tháng qua, giá các mặt hàng tăng đến chóng mặt, nhiều nhóm hàng lương thực tăng đến 30%.
"Nhà cung cấp nào cũng đưa ra lý do nguyên liệu tăng chứ chưa thấy yếu tố giá xăng dầu tác động vào", bà nói. Tuy nhiên bà Hồng cho biết với những mặt hàng tăng quá cao đến mức vô lý, siêu thị đã thẳng thừng từ chối, không nhận hàng.
Phó giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đông Hưng, quản lý chuỗi hệ thống siêu thị Citimart, Ngô Văn Hải cho biết hiện Đông Hưng chỉ có thể cam kết giữ giá đến hết tháng mười một nhờ lượng hàng trên kệ và tồn kho còn khả năng "cầm cự" được giá bán.
"Nhưng hiện công ty chúng tôi đã và đang tiếp tục nhận hàng loạt thông báo điều chỉnh giá bán từ các nhà cung cấp với mức tăng ít nhất 10% so với giá hiện tại. Khả năng tăng giá từ hệ thống siêu thị Citimart cũng sẽ khó tránh khỏi, sớm nhất là vào đầu tháng mười hai", ông Hải khẳng định.
Phụ trách chuỗi hệ thống siêu thị Big C khu vực phía Nam, ông Nguyễn Xuân Hải cũng cho biết hiện siêu thị tiếp tục cam kết giữ giá bán như hiện tại cho hết tháng 12/2007. Hiện ở Big C đang có chương trình giảm giá với mức giảm trung bình 3-10% cho 300 mặt hàng. "Đây là chương trình chúng tôi đã cam kết thực hiện với người tiêu dùng nên không thể thay đổi", ông Hải đoan chắc.