Doanh nhân 9x và tham vọng xây dựng “Apple của Philippines”
“Nếu ở Mỹ có Táo (Apple) thì ở Philippines sẽ có Cam (Orange)”, Javelona, năm nay 24 tuổi, chia sẻ
Gian Javelona là nhà sáng lập của OrangeApps, ứng dụng cho phép đăng ký trực tuyến tại các trường học ở Philippines, lọt vào danh sách 30 doanh nhân châu Á dưới 30 tuổi của Forbes năm 2017.
Lớn lên tại khu vực trung tâm thủ đô Menila, Gian Scottie Javelona thường xuyên được cha cho xem các video về Steve Jobs và Mark Zuckerberg, thứ đã mang lại nguồn cảm hứng nảy sinh và phát triển nhiều ý tưởng công nghệ sau này của anh.
Sau này, khi theo học ngành kỹ thuật máy tính tại Đại học Bách khoa Philippines, Javelona nhận thấy cơ hội để có thể trở thành một biểu tượng công nghệ giống như Apple làm được ở Mỹ.
Javelona cho biết khi đó, các trường đại học của Manila chưa có hệ thống trực tuyến ổn định, sinh viên thường phải xếp hàng nhiều giờ liền để đăng ký lớp học, nộp học phí… Website chính thức của trường cũng không cập nhật cho sinh viên biết được nghỉ học vì giảng viên bận, mưa bão hay nghỉ lễ… Điều này vô hình chung gây ra rất nhiều bất tiện, Javelona nhớ lại.
Anh còn nhớ mình từng lao vào lớp và chẳng thấy một ai. “Chỉ khi tới lớp tôi mới biết rằng được nghỉ học”, anh nói.
Vì vậy, năm 2013, Javelona dùng laptop, điện thoại thông minh đi mượn cùng kỹ năng lập trình của mình để thiết kế một ứng dụng cho phép sinh viên đăng ký lớp học, nộp học phí hay cập nhật thông tin về lớp học, gồm bài tập về nhà, ghi chú buổi học hoặc những vấn đề đột xuất…
Hệ thống trực tuyến của các trường đại học thường hoạt động trên server có độ bảo mật thấp, vì vậy, không khó để ứng dụng này thu hút sự chú ý của sinh viên dù Javelona phát hành ứng dụng này mà không được sự cho phép của trường.
Ứng dụng này là thành quả của Javelona sau mấy năm theo học trường Bách khoa. Sau đó, anh bỏ học và tặng ứng dụng có tên PUP Mobile Portal này lại cho trường. “Đây được coi như dấu ấn của tôi ở trường đại học”, Javelona chia sẻ.
Theo giáo sư Patrick Gil của trường Đại học Bách khoa Philippines, vì hệ thống trực tuyến của nhà trường quá chậm chạp và hạn chế, ứng dụng của Javelona là một lựa chọn mới tốt hơn hẳn. Ông cho biết mình vô cùng ngạc nhiên khi xem ứng dụng này bởi Javelona chỉ là “một sinh viên trung bình hay ngồi cuối lớp”.
Tham vọng lớn hơn
Tuy nhiên, xây dựng ứng dụng cho trường học không phải là tất cả những gì Javelona mong muốn trên con đường theo dấu bước chân của huyền thoại Steve Jobs và Mark Zuckerberg.
“Nếu ở Mỹ có Táo (Apple) thì ở Philippines sẽ có Cam (Orange)”, Javelona, năm nay 24 tuổi, cho biết. “Tôi đã tự hỏi mình sao mình không thể xây dựng thứ gì đó giống Apple nhỉ? Javelona nói. “Tại sao Philippines không có hãng công nghệ lớp nào? Đó là một câu hỏi lớn”.
Vì vậy, cùng năm 2013, Javelona xây dựng OrangeApps vượt xa ứng dụng đăng ký ở trường đại học cũ. Hiện OrangeApps có hơn 5.000 người dùng tại 12 trường học của Philippines. Các trường yêu cầu sinh viên trả 95 peso (khoảng 2 USD) mỗi tháng để sử dụng ứng dụng này cho đăng ký và học trực tuyến.
OrangeApps đã đưa Javelona vào danh sách những doanh nhân công nghệ trẻ đầy tiềm năng của Philippines. Javelona cũng lọt vào top 30 doanh nhân châu Á dưới 30 tuổi của Forbes.
Công ty của Javelona đặt trụ sở tại Manila hiện có 25 nhân viên hiện hoạt động nhờ nguồn vốn cá nhân. Javelona cho biết khi đạt 10.000 người dùng, OrangeApps sẽ chính thức kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ các nguồn khác và dự kiến đạt được mục tiêu này trong năm nay.
Nguồn vốn đầu tư lớn hơn sẽ giúp OrangeApps mở rộng ra các ngành khác như dịch vụ ý tế và hướng tới mục tiêu mở rộng ra nước ngoài.
Lớn lên tại khu vực trung tâm thủ đô Menila, Gian Scottie Javelona thường xuyên được cha cho xem các video về Steve Jobs và Mark Zuckerberg, thứ đã mang lại nguồn cảm hứng nảy sinh và phát triển nhiều ý tưởng công nghệ sau này của anh.
Sau này, khi theo học ngành kỹ thuật máy tính tại Đại học Bách khoa Philippines, Javelona nhận thấy cơ hội để có thể trở thành một biểu tượng công nghệ giống như Apple làm được ở Mỹ.
Javelona cho biết khi đó, các trường đại học của Manila chưa có hệ thống trực tuyến ổn định, sinh viên thường phải xếp hàng nhiều giờ liền để đăng ký lớp học, nộp học phí… Website chính thức của trường cũng không cập nhật cho sinh viên biết được nghỉ học vì giảng viên bận, mưa bão hay nghỉ lễ… Điều này vô hình chung gây ra rất nhiều bất tiện, Javelona nhớ lại.
Anh còn nhớ mình từng lao vào lớp và chẳng thấy một ai. “Chỉ khi tới lớp tôi mới biết rằng được nghỉ học”, anh nói.
Vì vậy, năm 2013, Javelona dùng laptop, điện thoại thông minh đi mượn cùng kỹ năng lập trình của mình để thiết kế một ứng dụng cho phép sinh viên đăng ký lớp học, nộp học phí hay cập nhật thông tin về lớp học, gồm bài tập về nhà, ghi chú buổi học hoặc những vấn đề đột xuất…
Hệ thống trực tuyến của các trường đại học thường hoạt động trên server có độ bảo mật thấp, vì vậy, không khó để ứng dụng này thu hút sự chú ý của sinh viên dù Javelona phát hành ứng dụng này mà không được sự cho phép của trường.
Ứng dụng này là thành quả của Javelona sau mấy năm theo học trường Bách khoa. Sau đó, anh bỏ học và tặng ứng dụng có tên PUP Mobile Portal này lại cho trường. “Đây được coi như dấu ấn của tôi ở trường đại học”, Javelona chia sẻ.
Theo giáo sư Patrick Gil của trường Đại học Bách khoa Philippines, vì hệ thống trực tuyến của nhà trường quá chậm chạp và hạn chế, ứng dụng của Javelona là một lựa chọn mới tốt hơn hẳn. Ông cho biết mình vô cùng ngạc nhiên khi xem ứng dụng này bởi Javelona chỉ là “một sinh viên trung bình hay ngồi cuối lớp”.
Tham vọng lớn hơn
Tuy nhiên, xây dựng ứng dụng cho trường học không phải là tất cả những gì Javelona mong muốn trên con đường theo dấu bước chân của huyền thoại Steve Jobs và Mark Zuckerberg.
“Nếu ở Mỹ có Táo (Apple) thì ở Philippines sẽ có Cam (Orange)”, Javelona, năm nay 24 tuổi, cho biết. “Tôi đã tự hỏi mình sao mình không thể xây dựng thứ gì đó giống Apple nhỉ? Javelona nói. “Tại sao Philippines không có hãng công nghệ lớp nào? Đó là một câu hỏi lớn”.
Vì vậy, cùng năm 2013, Javelona xây dựng OrangeApps vượt xa ứng dụng đăng ký ở trường đại học cũ. Hiện OrangeApps có hơn 5.000 người dùng tại 12 trường học của Philippines. Các trường yêu cầu sinh viên trả 95 peso (khoảng 2 USD) mỗi tháng để sử dụng ứng dụng này cho đăng ký và học trực tuyến.
OrangeApps đã đưa Javelona vào danh sách những doanh nhân công nghệ trẻ đầy tiềm năng của Philippines. Javelona cũng lọt vào top 30 doanh nhân châu Á dưới 30 tuổi của Forbes.
Công ty của Javelona đặt trụ sở tại Manila hiện có 25 nhân viên hiện hoạt động nhờ nguồn vốn cá nhân. Javelona cho biết khi đạt 10.000 người dùng, OrangeApps sẽ chính thức kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ các nguồn khác và dự kiến đạt được mục tiêu này trong năm nay.
Nguồn vốn đầu tư lớn hơn sẽ giúp OrangeApps mở rộng ra các ngành khác như dịch vụ ý tế và hướng tới mục tiêu mở rộng ra nước ngoài.