Doanh nhân miền Trung có gì khác biệt?
Vùng đất đầy nắng gió này vẫn không thiếu vắng những tên tuổi lớn trên thương trường
Chịu chơi thật, cơ ngơi 200 tỷ và đầu tư riêng vườn cây cảnh đã cỡ trăm tỷ. Đó là thông tin mà người viết bài này tình cờ nghe được trong câu chuyện của hai doanh nhân khá nổi tiếng ở Hà Nội, về một ông chủ doanh nghiệp ở một tỉnh miền Trung.
Thế nhưng khi hỏi vậy “chịu chơi” có phải tố chất điển hình của doanh nhân miền Trung không thì câu trả lời là không hẳn, hoặc là những cái lắc đầu khá dứt khoát.
Vậy doanh nhân miền Trung có gì khác biệt?
Không có con số thống kê hay kết quả điều tra nào có thể cho một câu trả lời đủ sức thuyết phục. Song, cũng không quá khó để có thể nhận ra “chất” riêng của họ, qua cảm nhận không chỉ của riêng người viết bài này.
Mộc mạc, thẳng thắn, quyết liệt đến cùng nhưng rất dễ “thua” trong các “cuộc đua” không đơn thuần về kinh doanh, đó là nhận xét chung của cả doanh nhân Bắc - Trung - Nam về giới doanh nhân miền Trung mà VnEconomy đã tham vấn.
Theo bà Đinh Thị Hồng Liên, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Khánh Hòa thì Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Lê Văn Hiểu là cái tên khá ấn tượng với nhiều doanh nhân miền Trung.
Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị phụ tùng (Seatech), nơi ông Hiểu đang giữ chức vụ Tổng giám đốc đương nhiên là không xa lạ với nhiều công trình nổi tiếng ở cả ba miền đất nước.
Và Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng do ông đang đứng đầu là tổ chức hiếm hoi lọt vào nhóm cao của bảng phân loại năng lực các hiệp hội doanh nghiệp của VCCI.
Hai năm trước, người viết lần đầu tiên tiếp xúc với doanh nhân Lê Văn Hiểu tại chính trụ sở chính của Seatech. Không né tránh bất cứ câu hỏi nào, song ông không nói gì nhiều về công ty mình, mà thẳng thắn thể hiện chính kiến về nhiều bất cập trong điều hành kinh tế vĩ mô, cùng những chinh sách đang hàng ngày hàng giờ tác động đến cộng đồng doanh nghiệp.
"Một doanh nhân có trách nhiệm xã hội là phải tham gia phản biện, thấy khó khăn mà không bàn và tìm giải pháp thì liệu có xứng là doanh nhân?", đó là câu hỏi mà ông Hiểu đặt ra cho chính mình, nhưng lại nhận được sự chia sẻ của không ít doanh nhân khác.
Tại một hội thảo lớn của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vào cuối năm 2013, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng khóa 2, Giám đốc Công ty Vietin Trương Phước Ánh phát biểu: phản biện chính sách cần được đặt là sứ mệnh quan trọng của Hội.
Vị doanh nhân này cho rằng cần phải có cơ chế đối thoại thường xuyên hơn, mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn để doanh nhân có thể tham gia góp ý, phản biện chính sách, làm thay đổi cái sai xuất phát từ lợi ích nhóm của chính sách.
Quan tâm việc chung, doanh nhân miền Trung cũng còn nhiều trăn trở về chính mình.
Từng tham gia các đoàn thẩm định giải thưởng Sao Đỏ và Sao Vàng Đất Việt của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, doanh nhân Trương Phước Ánh nhận xét, cả về doanh thu, lợi nhuận thì đa số doanh nghiệp miền Trung đều nhỏ hơn hai đầu Nam - Bắc khá nhiều.
Miền Trung, về mặt địa lý là một dải đất hẹp, phía Tây là núi, phía Đông là biển, một tỉnh chỉ có thể nối liền với hai tỉnh khác mà thôi. Do đó, nhiều doanh nghiệp miền Trung khó có thể có thị trường trong cả nước mà chỉ làm đại lý, phân phối lại, ông Ánh cắt nghĩa một phần nguyên nhân.
Cũng có lẽ từ đặc điểm như vậy mà cả ông Ánh và nhiều người khác đều có chung nhận xét là người miền Trung luôn lo tích cóp, phòng bị, còn doanh nhân miền Trung khá cần cù, kỹ tính trong làm ăn.
Trong quan hệ giao dịch, doanh nhân miền Nam thoáng đạt, luôn chia sẻ thông tin, còn miền Trung thường giữ kẽ, giữ kín thông tin làm ăn. Khi giao dịch với một đối tác miền Nam, nếu họ không có hàng, họ rất thoải mái khi giới thiệu đến một nơi khác cùng ngành (và cũng chính là đối thủ tiềm năng), người miền Trung thì không vậy, một doanh nhân Đà Nẵng chia sẻ.
Rất nhiều trải nghiệm với dải đất miền Trung trong vai trò trưởng nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch khái quát: doanh nghiệp miền Trung chủ yếu là nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp. Phần lớn các doanh nghiệp mới tham gia vào một số công đoạn của mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, chưa có nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Dù thế, vùng đất đầy nắng gió này vẫn không thiếu vắng những tên tuổi lớn trên thương trường.
Chủ tịch Trường Hải, ông Trần Bá Dương, "vua" ôtô lắp ráp tại khu vực miền Trung với doanh thu hằng năm lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, đóng góp ngân sách năm cao nhất tới 5.000 tỷ.
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ, người khởi nghiệp với hai chỉ vàng, đến cuối năm 2013 đã lọt vào danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán. Gần đây, Hoa Sen đã và đang mở rộng đầu tư, kinh doanh ở khu vực miền Trung với nhiều dự định mới.
Và họ đều là khách mời của Diễn đàn Kinh tế Miền Trung, sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 15/8 tới đây.
Thế nhưng khi hỏi vậy “chịu chơi” có phải tố chất điển hình của doanh nhân miền Trung không thì câu trả lời là không hẳn, hoặc là những cái lắc đầu khá dứt khoát.
Vậy doanh nhân miền Trung có gì khác biệt?
Không có con số thống kê hay kết quả điều tra nào có thể cho một câu trả lời đủ sức thuyết phục. Song, cũng không quá khó để có thể nhận ra “chất” riêng của họ, qua cảm nhận không chỉ của riêng người viết bài này.
Mộc mạc, thẳng thắn, quyết liệt đến cùng nhưng rất dễ “thua” trong các “cuộc đua” không đơn thuần về kinh doanh, đó là nhận xét chung của cả doanh nhân Bắc - Trung - Nam về giới doanh nhân miền Trung mà VnEconomy đã tham vấn.
Theo bà Đinh Thị Hồng Liên, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Khánh Hòa thì Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Lê Văn Hiểu là cái tên khá ấn tượng với nhiều doanh nhân miền Trung.
Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị phụ tùng (Seatech), nơi ông Hiểu đang giữ chức vụ Tổng giám đốc đương nhiên là không xa lạ với nhiều công trình nổi tiếng ở cả ba miền đất nước.
Và Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng do ông đang đứng đầu là tổ chức hiếm hoi lọt vào nhóm cao của bảng phân loại năng lực các hiệp hội doanh nghiệp của VCCI.
Hai năm trước, người viết lần đầu tiên tiếp xúc với doanh nhân Lê Văn Hiểu tại chính trụ sở chính của Seatech. Không né tránh bất cứ câu hỏi nào, song ông không nói gì nhiều về công ty mình, mà thẳng thắn thể hiện chính kiến về nhiều bất cập trong điều hành kinh tế vĩ mô, cùng những chinh sách đang hàng ngày hàng giờ tác động đến cộng đồng doanh nghiệp.
"Một doanh nhân có trách nhiệm xã hội là phải tham gia phản biện, thấy khó khăn mà không bàn và tìm giải pháp thì liệu có xứng là doanh nhân?", đó là câu hỏi mà ông Hiểu đặt ra cho chính mình, nhưng lại nhận được sự chia sẻ của không ít doanh nhân khác.
Tại một hội thảo lớn của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vào cuối năm 2013, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng khóa 2, Giám đốc Công ty Vietin Trương Phước Ánh phát biểu: phản biện chính sách cần được đặt là sứ mệnh quan trọng của Hội.
Vị doanh nhân này cho rằng cần phải có cơ chế đối thoại thường xuyên hơn, mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn để doanh nhân có thể tham gia góp ý, phản biện chính sách, làm thay đổi cái sai xuất phát từ lợi ích nhóm của chính sách.
Quan tâm việc chung, doanh nhân miền Trung cũng còn nhiều trăn trở về chính mình.
Từng tham gia các đoàn thẩm định giải thưởng Sao Đỏ và Sao Vàng Đất Việt của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, doanh nhân Trương Phước Ánh nhận xét, cả về doanh thu, lợi nhuận thì đa số doanh nghiệp miền Trung đều nhỏ hơn hai đầu Nam - Bắc khá nhiều.
Miền Trung, về mặt địa lý là một dải đất hẹp, phía Tây là núi, phía Đông là biển, một tỉnh chỉ có thể nối liền với hai tỉnh khác mà thôi. Do đó, nhiều doanh nghiệp miền Trung khó có thể có thị trường trong cả nước mà chỉ làm đại lý, phân phối lại, ông Ánh cắt nghĩa một phần nguyên nhân.
Cũng có lẽ từ đặc điểm như vậy mà cả ông Ánh và nhiều người khác đều có chung nhận xét là người miền Trung luôn lo tích cóp, phòng bị, còn doanh nhân miền Trung khá cần cù, kỹ tính trong làm ăn.
Trong quan hệ giao dịch, doanh nhân miền Nam thoáng đạt, luôn chia sẻ thông tin, còn miền Trung thường giữ kẽ, giữ kín thông tin làm ăn. Khi giao dịch với một đối tác miền Nam, nếu họ không có hàng, họ rất thoải mái khi giới thiệu đến một nơi khác cùng ngành (và cũng chính là đối thủ tiềm năng), người miền Trung thì không vậy, một doanh nhân Đà Nẵng chia sẻ.
Rất nhiều trải nghiệm với dải đất miền Trung trong vai trò trưởng nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch khái quát: doanh nghiệp miền Trung chủ yếu là nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp. Phần lớn các doanh nghiệp mới tham gia vào một số công đoạn của mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, chưa có nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Dù thế, vùng đất đầy nắng gió này vẫn không thiếu vắng những tên tuổi lớn trên thương trường.
Chủ tịch Trường Hải, ông Trần Bá Dương, "vua" ôtô lắp ráp tại khu vực miền Trung với doanh thu hằng năm lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, đóng góp ngân sách năm cao nhất tới 5.000 tỷ.
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ, người khởi nghiệp với hai chỉ vàng, đến cuối năm 2013 đã lọt vào danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán. Gần đây, Hoa Sen đã và đang mở rộng đầu tư, kinh doanh ở khu vực miền Trung với nhiều dự định mới.
Và họ đều là khách mời của Diễn đàn Kinh tế Miền Trung, sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 15/8 tới đây.