Doanh nhân Thụy Điển bị tuyên phá sản sau vụ trộm... danh tính
Vụ việc này đã đặt ra những câu hỏi về an ninh mạng tại một quốc gia đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực số hóa
Giám đốc điều hành (CEO) của công ty an ninh lớn nhất Thụy Điển bất ngờ bị tòa án tuyên phá sản vào tuần này, sau khi trở thành nạn nhân của một vụ trộm danh tính (identity hack).
Theo hãng tin Bloomberg, ông Alf Goransson - vị Giám đốc 59 tuổi điều hành công ty Securitas AB từ năm 2007 - đang kháng cáo phán quyết phá sản mà tòa án ở Stockholm đưa ra vào hôm 10/7. Securitas AB hy vọng sẽ sớm giải quyết được vụ việc “dở khóc dở cười” này.
Tuyên bố mà Securitas đưa ra ngày 12/7 nói rằng phán quyết này được đưa ra dựa trên thông tin sai lệch. Tuyên bố nói kẻ trộm đã sử dụng danh tính của ông Goransson để vay một số tiền không được tiết lộ, và sau đó nộp đơn xin phá sản bằng tên của nạn nhân.
Vụ trộm danh tính này xảy ra hồi tháng 3, nhưng cho tới tận tuần này, ông Goransson vẫn không hề biết mình bị hack, theo tuyên bố.
Vụ trộm danh tính này “không có ảnh hưởng gì đến công ty, ngoài việc Giám đốc của chúng tôi bị tuyên phá sản”, phát ngôn viên Gisela Lindstrand của Securitas phát biểu. “Và chúng tôi hy vọng sự việc sẽ chỉ kéo dài nốt ngày hôm nay, nhưng tất cả tùy thuộc vào việc chúng tôi có thể sớm xóa bỏ phán quyết của tòa án hay không”.
Vụ trộm danh tính của một doanh nhân nổi tiếng ở Thụy Điển đã đặt ra những câu hỏi về an ninh mạng tại một quốc gia đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực số hóa.
Thụy Điển dẫn trước phần còn lại của thế giới một khoảng cách khá xa về thay thế tiền mặt bằng thanh toán số - thậm chí những người vô gia cư bán báo ở nước này cũng chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Tại bảo tàng Abba của Thụy Điển, du khách không được phép thanh toán bất kỳ thứ gì bằng tiền mặt.
Ngoài ra, Thụy Điển cũng nổi tiếng với những nỗ lực về minh bạch hóa. Nước này khuyến khích sự tiếp cận trên diện rộng các thông tin được công khai (người lao động có thể biết đồng nghiệp của họ được trả bao nhiêu bằng cách tra thông tin từ cơ quan thuế). Và cũng giống như ở hầu hết các nước giàu khác, mua sắm và vay tiền trực tuyến đang tăng mạnh ở Thụy Điển.
Tất cả những xu hướng này diễn ra cùng với sự gia tăng mạnh của nạn trộm danh tính. Năm ngoái, Thụy Điển đã hành động bằng cách đưa ra một đạo luật cụ thể nhằm chống trộm danh tính. Vụ của ông Goransson chỉ là một trong số 12.800 vụ trộm danh tính được báo cáo ở Thụy Điển trong 6 tháng đầu năm 2017.
Ông Goransson không hề được báo tin cho tới khi tòa án ra phán quyết rằng ông phá sản. Quỹ ủy thác phá sản trong vụ việc đã được báo tin và sẽ hỗ trợ vị doanh nhân kháng cáo lại phán quyết của tòa án.
Theo hãng tin Bloomberg, ông Alf Goransson - vị Giám đốc 59 tuổi điều hành công ty Securitas AB từ năm 2007 - đang kháng cáo phán quyết phá sản mà tòa án ở Stockholm đưa ra vào hôm 10/7. Securitas AB hy vọng sẽ sớm giải quyết được vụ việc “dở khóc dở cười” này.
Tuyên bố mà Securitas đưa ra ngày 12/7 nói rằng phán quyết này được đưa ra dựa trên thông tin sai lệch. Tuyên bố nói kẻ trộm đã sử dụng danh tính của ông Goransson để vay một số tiền không được tiết lộ, và sau đó nộp đơn xin phá sản bằng tên của nạn nhân.
Vụ trộm danh tính này xảy ra hồi tháng 3, nhưng cho tới tận tuần này, ông Goransson vẫn không hề biết mình bị hack, theo tuyên bố.
Vụ trộm danh tính này “không có ảnh hưởng gì đến công ty, ngoài việc Giám đốc của chúng tôi bị tuyên phá sản”, phát ngôn viên Gisela Lindstrand của Securitas phát biểu. “Và chúng tôi hy vọng sự việc sẽ chỉ kéo dài nốt ngày hôm nay, nhưng tất cả tùy thuộc vào việc chúng tôi có thể sớm xóa bỏ phán quyết của tòa án hay không”.
Vụ trộm danh tính của một doanh nhân nổi tiếng ở Thụy Điển đã đặt ra những câu hỏi về an ninh mạng tại một quốc gia đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực số hóa.
Thụy Điển dẫn trước phần còn lại của thế giới một khoảng cách khá xa về thay thế tiền mặt bằng thanh toán số - thậm chí những người vô gia cư bán báo ở nước này cũng chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Tại bảo tàng Abba của Thụy Điển, du khách không được phép thanh toán bất kỳ thứ gì bằng tiền mặt.
Ngoài ra, Thụy Điển cũng nổi tiếng với những nỗ lực về minh bạch hóa. Nước này khuyến khích sự tiếp cận trên diện rộng các thông tin được công khai (người lao động có thể biết đồng nghiệp của họ được trả bao nhiêu bằng cách tra thông tin từ cơ quan thuế). Và cũng giống như ở hầu hết các nước giàu khác, mua sắm và vay tiền trực tuyến đang tăng mạnh ở Thụy Điển.
Tất cả những xu hướng này diễn ra cùng với sự gia tăng mạnh của nạn trộm danh tính. Năm ngoái, Thụy Điển đã hành động bằng cách đưa ra một đạo luật cụ thể nhằm chống trộm danh tính. Vụ của ông Goransson chỉ là một trong số 12.800 vụ trộm danh tính được báo cáo ở Thụy Điển trong 6 tháng đầu năm 2017.
Ông Goransson không hề được báo tin cho tới khi tòa án ra phán quyết rằng ông phá sản. Quỹ ủy thác phá sản trong vụ việc đã được báo tin và sẽ hỗ trợ vị doanh nhân kháng cáo lại phán quyết của tòa án.