Doanh nhân trẻ: 20 năm nặng tâm tư
Dù đang làm bộ trưởng, là đại biểu Quốc hội hay doanh nhân, dấu ấn từ “ngôi nhà doanh nhân trẻ” với họ vẫn rất đậm nét
Trong cuốn kỷ yếu được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 20 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ phát hành vào ngày 1/9 tới đây, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, đại biểu Quốc hội Mai Hữu Tín viết: “Chúng tôi kế thừa trách nhiệm lãnh đạo Hội với sự tự hào nhưng cũng lắm tâm tư”.
Nhiều người biết đến sự có mặt tại 63 tỉnh thành và nhiều ngành quan trọng của đất nước, biết đến 2,5 triệu việc làm và doanh thu 25 tỷ USD hàng năm các hội viên tạo ra. Thế nhưng ít ai biết đằng sau những con số đó là tâm huyết và tri thức của rất nhiều người, vị Chủ tịch đương nhiệm viết tiếp.
Ngược thời gian từ ngày xây nền đắp móng cho Hội, được nhắc đến rất nhiều lần với sự ngưỡng mộ khi đương nhiệm và tiếc nuối khi rời vị trí là Chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam khóa 1 Trương Gia Bình (khi đó là Tổng giám đốc Công ty FPT).
Nhìn lại thời điểm vạn sự khởi đầu nan lúc ấy, ông Bình thổ lộ điều trăn trở khi nhậm chức là làm sao trả lại đúng hình ảnh cho doanh nhân Việt Nam.
Bởi, “khi đó tư tưởng sĩ - nông - công - thương từ thời phong kiến vẫn còn khá đậm trong xã hội. Hình ảnh các doanh nhân trên báo chí trong giai đoạn này chủ yếu gắn với việc lừa lọc, gian lận, làm giàu một cách bất chính. Ngay cả bản thân các doanh nhân trong giai đoạn này cũng thiếu tự tin vào chính mình”.
Và, để tăng tự tin cho các doanh nhân, tại diễn đàn đối thoại với Chính phủ lần đầu tiên được tổ chức, ông Bình đã đề xuất tới 19 người vào đoàn chủ tịch. Rồi từ việc tìm tài trợ cho sự kiện đầu tiên của Hội là giải thưởng Sao Đỏ đến tìm người kế nhiệm…, đều có những khó khăn, nhiều khi ở ngay phút cuối.
Được nhìn nhận là nhân tố quan trọng giúp phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam từ 1998 - 2005 phát triển nhanh và mạnh, vậy nhưng, ngòi bút của vị doanh nhân nổi tiếng này vẫn nhiều ưu tư: “Thực sự đến giờ này, khi đã rời Hội Doanh nhân trẻ khá lâu, tôi cũng chưa trả lời được câu hỏi làm gì đây để có lợi ích thiết thực cho hội viên mà tôi luôn đau đáu nghĩ suy khi đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội”.
Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vietin, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng khóa 2 Trương Phước Ánh thì khi hoạt động hội, có một câu hỏi thường gặp, đó là tham gia hội có được những lợi ích gì?
“Câu trả lời có thể khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cá nhân và doanh nghiệp, hướng tiếp cận và cách “khai thác” hội của mỗi người. Riêng đối với tôi, tham gia vào cộng đồng Doanh nhân trẻ Việt Nam, tôi đã thu gặt được nhiều kinh nghiệm không chỉ đơn thuần là những vấn đề kỹ năng hội mà còn là sự tích lũy vốn sống, phát triển khả năng tập hợp, thuyết phục… Những vốn liếng này còn rất hữu ích trong cuộc sống và trong cả công việc kinh doanh”, doanh nhân Trương Phước Ánh bộc bạch.
Đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch Hội từ khóa 2 (nhiệm kỳ 2005 - 2008), Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Trung Nguyên, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng, việc vô cùng ý nghĩa mà phong trào doanh nhân trẻ đã làm được là đưa doanh nhân trẻ thành một lực lượng trọng tâm của cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Sẽ thấy nhận xét này có lý, nếu nhìn vào những tên tuổi đã trưởng thành từ phong trào doanh nhân trẻ.
Chủ tịch Hội khóa 3, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Dongtam Group và Kienlongbank Võ Quốc Thắng, tận bây giờ vẫn khẳng định, “chưa có phút giây nào trong đời tôi hối hận vì đã dành phần lớn thời gian vừa qua cho hoạt động của doanh nhân trẻ…”.
Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ khóa 2, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải, ông Trần Bá Dương tâm sự, “sáng tạo là một tấm vé đặt chỗ của doanh nhân trẻ trên thương trường”.
Còn với Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị phụ tùng SEATECH, Lê Văn Hiểu thì “nếu không có Hội, chắc chắn không có SEATECH như ngày hôm nay”.
Vừa lo điều hành các doanh nghiệp lớn vừa phải tròn vai đại biểu Quốc hội là các doanh nhân Mai Hữu Tín, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Đinh Huy Chiến…, những người cũng đang giữ trọng trách lãnh đạo Hội.
Nói như Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Phó chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam khóa 1 thì Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đang ở độ tuổi của những hoài bão lớn. Và sức mạnh độc đáo của Hội chính là tuổi trẻ.
Nhưng chặng đường phía trước còn lắm ưu tư. Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng, câu hỏi phải đặt ra lúc này cho mỗi cá nhân và cả phong trào doanh nhân trẻ, đó là tinh thần khởi nghiệp và tái khởi nghiệp sắp tới như thế nào?
Theo ông Vũ, tới đây phong trào tái khởi nghiệp cần thống nhất một triết lý, đó là động lực kinh doanh vì sự phát triển lâu dài, bền vững của chính nền kinh tế và của cả đất nước.
Và có lẽ đây cũng là một trong các lý do để “tuổi 20 buộc Hội Doanh nhân trẻ phải đặt mình ở vào vị thế cao hơn của người trưởng thành”, như lời Chủ tịch Hội Mai Hữu Tín.
Nhiều người biết đến sự có mặt tại 63 tỉnh thành và nhiều ngành quan trọng của đất nước, biết đến 2,5 triệu việc làm và doanh thu 25 tỷ USD hàng năm các hội viên tạo ra. Thế nhưng ít ai biết đằng sau những con số đó là tâm huyết và tri thức của rất nhiều người, vị Chủ tịch đương nhiệm viết tiếp.
Ngược thời gian từ ngày xây nền đắp móng cho Hội, được nhắc đến rất nhiều lần với sự ngưỡng mộ khi đương nhiệm và tiếc nuối khi rời vị trí là Chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam khóa 1 Trương Gia Bình (khi đó là Tổng giám đốc Công ty FPT).
Nhìn lại thời điểm vạn sự khởi đầu nan lúc ấy, ông Bình thổ lộ điều trăn trở khi nhậm chức là làm sao trả lại đúng hình ảnh cho doanh nhân Việt Nam.
Bởi, “khi đó tư tưởng sĩ - nông - công - thương từ thời phong kiến vẫn còn khá đậm trong xã hội. Hình ảnh các doanh nhân trên báo chí trong giai đoạn này chủ yếu gắn với việc lừa lọc, gian lận, làm giàu một cách bất chính. Ngay cả bản thân các doanh nhân trong giai đoạn này cũng thiếu tự tin vào chính mình”.
Và, để tăng tự tin cho các doanh nhân, tại diễn đàn đối thoại với Chính phủ lần đầu tiên được tổ chức, ông Bình đã đề xuất tới 19 người vào đoàn chủ tịch. Rồi từ việc tìm tài trợ cho sự kiện đầu tiên của Hội là giải thưởng Sao Đỏ đến tìm người kế nhiệm…, đều có những khó khăn, nhiều khi ở ngay phút cuối.
Được nhìn nhận là nhân tố quan trọng giúp phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam từ 1998 - 2005 phát triển nhanh và mạnh, vậy nhưng, ngòi bút của vị doanh nhân nổi tiếng này vẫn nhiều ưu tư: “Thực sự đến giờ này, khi đã rời Hội Doanh nhân trẻ khá lâu, tôi cũng chưa trả lời được câu hỏi làm gì đây để có lợi ích thiết thực cho hội viên mà tôi luôn đau đáu nghĩ suy khi đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội”.
Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vietin, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng khóa 2 Trương Phước Ánh thì khi hoạt động hội, có một câu hỏi thường gặp, đó là tham gia hội có được những lợi ích gì?
“Câu trả lời có thể khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cá nhân và doanh nghiệp, hướng tiếp cận và cách “khai thác” hội của mỗi người. Riêng đối với tôi, tham gia vào cộng đồng Doanh nhân trẻ Việt Nam, tôi đã thu gặt được nhiều kinh nghiệm không chỉ đơn thuần là những vấn đề kỹ năng hội mà còn là sự tích lũy vốn sống, phát triển khả năng tập hợp, thuyết phục… Những vốn liếng này còn rất hữu ích trong cuộc sống và trong cả công việc kinh doanh”, doanh nhân Trương Phước Ánh bộc bạch.
Đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch Hội từ khóa 2 (nhiệm kỳ 2005 - 2008), Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Trung Nguyên, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng, việc vô cùng ý nghĩa mà phong trào doanh nhân trẻ đã làm được là đưa doanh nhân trẻ thành một lực lượng trọng tâm của cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Sẽ thấy nhận xét này có lý, nếu nhìn vào những tên tuổi đã trưởng thành từ phong trào doanh nhân trẻ.
Chủ tịch Hội khóa 3, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Dongtam Group và Kienlongbank Võ Quốc Thắng, tận bây giờ vẫn khẳng định, “chưa có phút giây nào trong đời tôi hối hận vì đã dành phần lớn thời gian vừa qua cho hoạt động của doanh nhân trẻ…”.
Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ khóa 2, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải, ông Trần Bá Dương tâm sự, “sáng tạo là một tấm vé đặt chỗ của doanh nhân trẻ trên thương trường”.
Còn với Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị phụ tùng SEATECH, Lê Văn Hiểu thì “nếu không có Hội, chắc chắn không có SEATECH như ngày hôm nay”.
Vừa lo điều hành các doanh nghiệp lớn vừa phải tròn vai đại biểu Quốc hội là các doanh nhân Mai Hữu Tín, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Đinh Huy Chiến…, những người cũng đang giữ trọng trách lãnh đạo Hội.
Nói như Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Phó chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam khóa 1 thì Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đang ở độ tuổi của những hoài bão lớn. Và sức mạnh độc đáo của Hội chính là tuổi trẻ.
Nhưng chặng đường phía trước còn lắm ưu tư. Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng, câu hỏi phải đặt ra lúc này cho mỗi cá nhân và cả phong trào doanh nhân trẻ, đó là tinh thần khởi nghiệp và tái khởi nghiệp sắp tới như thế nào?
Theo ông Vũ, tới đây phong trào tái khởi nghiệp cần thống nhất một triết lý, đó là động lực kinh doanh vì sự phát triển lâu dài, bền vững của chính nền kinh tế và của cả đất nước.
Và có lẽ đây cũng là một trong các lý do để “tuổi 20 buộc Hội Doanh nhân trẻ phải đặt mình ở vào vị thế cao hơn của người trưởng thành”, như lời Chủ tịch Hội Mai Hữu Tín.