Đổi hướng, siêu bão Haiyan bắt đầu đổ bộ
Tính đến 7h sáng 10/11, các tỉnh thành phố từ Quảng Ngãi trở ra đến Hà Tĩnh đã có mưa to, gió bắt đầu giật mạnh
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương Bùi Minh Tăng cho biết, từ trưa 10/11, siêu bão Haiyan sẽ bắt đầu đổ bộ vào vùng biển các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi, tuy nhiên tâm bão sẽ không đâm thẳng vào bờ các tỉnh miền Trung như dự báo ban đầu.
Đáng chú ý, so với thời điểm mạnh nhất thì siêu bão Haiyan (bão số 14) đã giảm từ 2 - 3 cấp và đang di chuyển lệch về phía Tây và Tây bắc với vận tốc từ 30 - 35 km/giờ. Khi ở vị trí giữa đất liền nước ta và đảo Hải Nam, bão sẽ di chuyển dọc theo ven biển đi lên vịnh Bắc bộ. Khoảng chiều tối và đêm 10/11, khi đến giữa vịnh Bắc bộ, khả năng bão sẽ quặt theo hướng Tây Bắc và đi vào các tỉnh Bắc Trung bộ và Nam Đồng bằng Bắc bộ.
Cũng theo ông Tăng, tuy tâm bão không có khả năng đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Trung nhưng do phạm vi ảnh hưởng rộng, cường độ gió bão mạnh từ cấp 12 - 14, giật cấp 16 - 17 khi di chuyển dọc theo ven biển, nên sức tàn phá, ảnh hưởng của bão đối với khu vực miền Trung vẫn được dự báo là rất lớn.
“Nhiều khả năng tâm bão sẽ đi vào các tỉnh từ Nghệ An đến Nam đồng bằng Bắc bộ là Nam Định, Thái Bình với cường độ giảm xuống cấp 10 - 11, giật cấp 12 - 13. Do hướng đi của bão có thay đổi nên việc phòng chống bão phải mở rộng ra các tỉnh ven biển vịnh Bắc bộ và khu vực đồng bắc Bắc bộ”, Giám đốc Bùi Minh Tăng cho biết.
Tính đến 7h sáng nay (10/11), các tỉnh thành phố từ Quảng Ngãi trở ra đến Hà Tĩnh đã có mưa, trong đó tại Hà Tĩnh và Nghệ An có mưa rất to, gió bắt đầu giật mạnh.
Trong khi đó, tại các tỉnh thành được dự báo là tâm bão như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đến đầu giờ sáng nay vẫn chưa có diễn biến xấu, gió mới nổi nhẹ, mưa to dần.
Tuy nhiên, tại Đà Nẵng, chính quyền thành phố đã ban bố lệnh cấm tất cả các người dân ra khỏi nhà. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đang có mặt tại đây trực tiếp chỉ huy phòng chống bão. Các tỉnh, thành khu vực miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị…chính quyền và các cơ quan chức năng đã tổ chức di dời hàng chục vạn hộ dân đến các khu vực an toàn để tránh bão.
Đáng chú ý, tại một số địa phương như Đà Nẵng, Thừa – Thiên Huế, trong ngày 9/11 đã có tình trạng tăng giá một số mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm do người dân đổ xô mua để phòng thiếu thốn trong và sau khi bão đổ bộ.
Dự báo đến 22h ngày 10/11, vị trí tâm bão ở trên vùng biển các tỉnh Quảng Bình – Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14.
Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 10g ngày 11/11, vị trí tâm bão ở trên khu vực các tỉnh Thanh Hóa và Nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 36 đến 48h tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Dự báo, trong 2 ngày 10 – 11/11, mưa lớn sẽ xuất hiện trên diện rộng từ Phú Yên đến Thừa Thiên - Huế và có xu hướng lan rộng ra các tỉnh phía Bắc. Từ chiều và tối 10/11, các tỉnh Bắc bộ bao gồm cả Hà Nội tiếp tục được dự báo sẽ có mưa lớn, gây ngập úng.
Theo báo chí quốc tế, trước khi đổ bộ vào Việt Nam, bão Haiyan đã càn quét và tàn phá trên diện rộng tại nhiều tỉnh, thành của Philippines khiến khoảng 1.200 người chết và hàng trăm người khác bị thương. Đây cũng được xem là thảm hoạ thiên tai khủng khiếp nhất trong lịch sử tại quốc gia này.
Đáng chú ý, so với thời điểm mạnh nhất thì siêu bão Haiyan (bão số 14) đã giảm từ 2 - 3 cấp và đang di chuyển lệch về phía Tây và Tây bắc với vận tốc từ 30 - 35 km/giờ. Khi ở vị trí giữa đất liền nước ta và đảo Hải Nam, bão sẽ di chuyển dọc theo ven biển đi lên vịnh Bắc bộ. Khoảng chiều tối và đêm 10/11, khi đến giữa vịnh Bắc bộ, khả năng bão sẽ quặt theo hướng Tây Bắc và đi vào các tỉnh Bắc Trung bộ và Nam Đồng bằng Bắc bộ.
Cũng theo ông Tăng, tuy tâm bão không có khả năng đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Trung nhưng do phạm vi ảnh hưởng rộng, cường độ gió bão mạnh từ cấp 12 - 14, giật cấp 16 - 17 khi di chuyển dọc theo ven biển, nên sức tàn phá, ảnh hưởng của bão đối với khu vực miền Trung vẫn được dự báo là rất lớn.
“Nhiều khả năng tâm bão sẽ đi vào các tỉnh từ Nghệ An đến Nam đồng bằng Bắc bộ là Nam Định, Thái Bình với cường độ giảm xuống cấp 10 - 11, giật cấp 12 - 13. Do hướng đi của bão có thay đổi nên việc phòng chống bão phải mở rộng ra các tỉnh ven biển vịnh Bắc bộ và khu vực đồng bắc Bắc bộ”, Giám đốc Bùi Minh Tăng cho biết.
Tính đến 7h sáng nay (10/11), các tỉnh thành phố từ Quảng Ngãi trở ra đến Hà Tĩnh đã có mưa, trong đó tại Hà Tĩnh và Nghệ An có mưa rất to, gió bắt đầu giật mạnh.
Trong khi đó, tại các tỉnh thành được dự báo là tâm bão như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đến đầu giờ sáng nay vẫn chưa có diễn biến xấu, gió mới nổi nhẹ, mưa to dần.
Tuy nhiên, tại Đà Nẵng, chính quyền thành phố đã ban bố lệnh cấm tất cả các người dân ra khỏi nhà. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đang có mặt tại đây trực tiếp chỉ huy phòng chống bão. Các tỉnh, thành khu vực miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị…chính quyền và các cơ quan chức năng đã tổ chức di dời hàng chục vạn hộ dân đến các khu vực an toàn để tránh bão.
Đáng chú ý, tại một số địa phương như Đà Nẵng, Thừa – Thiên Huế, trong ngày 9/11 đã có tình trạng tăng giá một số mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm do người dân đổ xô mua để phòng thiếu thốn trong và sau khi bão đổ bộ.
Dự báo đến 22h ngày 10/11, vị trí tâm bão ở trên vùng biển các tỉnh Quảng Bình – Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14.
Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 10g ngày 11/11, vị trí tâm bão ở trên khu vực các tỉnh Thanh Hóa và Nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 36 đến 48h tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Dự báo, trong 2 ngày 10 – 11/11, mưa lớn sẽ xuất hiện trên diện rộng từ Phú Yên đến Thừa Thiên - Huế và có xu hướng lan rộng ra các tỉnh phía Bắc. Từ chiều và tối 10/11, các tỉnh Bắc bộ bao gồm cả Hà Nội tiếp tục được dự báo sẽ có mưa lớn, gây ngập úng.
Theo báo chí quốc tế, trước khi đổ bộ vào Việt Nam, bão Haiyan đã càn quét và tàn phá trên diện rộng tại nhiều tỉnh, thành của Philippines khiến khoảng 1.200 người chết và hàng trăm người khác bị thương. Đây cũng được xem là thảm hoạ thiên tai khủng khiếp nhất trong lịch sử tại quốc gia này.