Đổi mới sách giáo khoa, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói gì?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội từ 9h sáng 11/6
Đứng đầu một ngành được xếp vào nhóm có nhiều vấn đề bức xúc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội từ 9h sáng 11/6.
Nhóm vấn đề thứ nhất dành chất vấn Bộ trưởng Luận liên quan đến chất lượng đào tạo hệ đại học, dạy nghề còn thấp, chưa phù hợp yêu cầu của thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên ra trường cao, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Việc triển khai thực hiện cải cách về giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, công tác quản lý xuất bản sách giáo khoa và sách tham khảo là nhóm thứ hai.
Đây cũng là những vấn đề đã được đặt ra tại các chất vấn bằng văn bản được gửi tới vi ”tư lệnh” ngành giáo dục từ đầu kỳ họp đến nay.
Nóng nhất trong các vấn đề nói trên có lẽ là sự kiện gây sốc khi con số trên 34.000 tỷ đồng cho đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa được nêu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa tháng 4/2014.
Ở văn bản chất vấn gửi đến Bộ trưởng tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, một vị đại biểu viết: “Dư luận cho rằng Bộ trưởng không kiểm soát được tình hình trong vụ Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa với chi phí trên 34.000 tỷ đồng, làm xôn xao dư luận. Dù là con số khái toán, nhưng do một thứ trưởng trình, phát ngôn.
Là một đề án của Bộ, chắc chắn Bộ trưởng phải biết, phải chỉ đạo cụ thể trước khi trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào về việc này?”.
Câu hỏi đó, Bộ trưởng có thể trả lời riêng cho đại biểu. Còn ở mối quan tâm chung, tại báo cáo vừa hoàn thành ngày 9/6 về việc trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng dành một phần thông tin về tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Trong các công việc đã tiến hành, báo cáo cho biết đã tổng kết, đánh giá chương trình và sách giáo khoa để rút kinh nghiệm trong việc tổ chức xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới và đã nghiên cứu, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức xây dựng, thẩm định, triển khai chương trình này.
Công việc tiếp theo, Bộ sẽ hoàn thiện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội.
Tuy nhiên, trình vào thời điểm nào và dự kiến kinh phí ra sao, thì Bộ trưởng Luận không đề cập.
Bộ trưởng cũng cho biết sẽ nghiên cứu, xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
Đồng thời, nghiên cứu đề xuất với ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo, với Thủ tướng về phương án tổ chức biên soạn chương trình và sách giáo khoa theo hướng: Nhà nước tập trung nghiên cứu, biên soạn và ban hành chương trình chuẩn, trên cơ sở đó huy động sự tham gia của toàn xã hội vào việc biên soạn sách giáo khoa (gồm sách in và sách điện tử) để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định và lựa chọn sử dụng.
Nhóm vấn đề thứ nhất dành chất vấn Bộ trưởng Luận liên quan đến chất lượng đào tạo hệ đại học, dạy nghề còn thấp, chưa phù hợp yêu cầu của thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên ra trường cao, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Việc triển khai thực hiện cải cách về giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, công tác quản lý xuất bản sách giáo khoa và sách tham khảo là nhóm thứ hai.
Đây cũng là những vấn đề đã được đặt ra tại các chất vấn bằng văn bản được gửi tới vi ”tư lệnh” ngành giáo dục từ đầu kỳ họp đến nay.
Nóng nhất trong các vấn đề nói trên có lẽ là sự kiện gây sốc khi con số trên 34.000 tỷ đồng cho đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa được nêu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa tháng 4/2014.
Ở văn bản chất vấn gửi đến Bộ trưởng tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, một vị đại biểu viết: “Dư luận cho rằng Bộ trưởng không kiểm soát được tình hình trong vụ Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa với chi phí trên 34.000 tỷ đồng, làm xôn xao dư luận. Dù là con số khái toán, nhưng do một thứ trưởng trình, phát ngôn.
Là một đề án của Bộ, chắc chắn Bộ trưởng phải biết, phải chỉ đạo cụ thể trước khi trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào về việc này?”.
Câu hỏi đó, Bộ trưởng có thể trả lời riêng cho đại biểu. Còn ở mối quan tâm chung, tại báo cáo vừa hoàn thành ngày 9/6 về việc trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng dành một phần thông tin về tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Trong các công việc đã tiến hành, báo cáo cho biết đã tổng kết, đánh giá chương trình và sách giáo khoa để rút kinh nghiệm trong việc tổ chức xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới và đã nghiên cứu, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức xây dựng, thẩm định, triển khai chương trình này.
Công việc tiếp theo, Bộ sẽ hoàn thiện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội.
Tuy nhiên, trình vào thời điểm nào và dự kiến kinh phí ra sao, thì Bộ trưởng Luận không đề cập.
Bộ trưởng cũng cho biết sẽ nghiên cứu, xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
Đồng thời, nghiên cứu đề xuất với ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo, với Thủ tướng về phương án tổ chức biên soạn chương trình và sách giáo khoa theo hướng: Nhà nước tập trung nghiên cứu, biên soạn và ban hành chương trình chuẩn, trên cơ sở đó huy động sự tham gia của toàn xã hội vào việc biên soạn sách giáo khoa (gồm sách in và sách điện tử) để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định và lựa chọn sử dụng.