Đồn đoán Nga - Saudi Arabia bắt tay đẩy giá dầu tăng vọt
Nếu Chủ nhật tuần này không có một thỏa thuận nào được đưa ra, có thể sẽ xảy ra một cuộc chiến giá dầu gây bất ổn Trung Đông
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu tăng mạnh sau khi hãng tin Interfax đưa tin Nga và Saudi Arabia đã đồng ý giữ nguyên sản lượng ngay cả trước thềm cuộc họp bàn về sản lượng tại Doha vào ngày Chủ Nhật tuần này, theo tin từ CNBC.
Đáng chú ý, cũng theo Interfax, thỏa thuận trên đã được hai nước đưa ra bất chấp việc các nước thành viên khác thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có đồng ý hay không. Cho đến nay, chưa có đại diện nào thuộc Nga và Saudi Arabia chính thức xác nhận thông tin trên.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2016 tăng 1,81 USD/thùng tương đương 4,5% lên mức 42,17 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất tính từ tháng 11/2015.
Như vậy, giá dầu WTI đã lên trên mức trung bình của 200 ngày giao dịch gần nhất lần đầu tiên tính từ năm 2014 khi giá dầu ở trên mức 100 USD/thùng. Đây là một chỉ báo quan trọng cho các đợt tăng giá tiếp theo trong tương lai, theo nhận định của nhiều chuyên gia năng lượng.
Giá dầu Brent trên thị trường London tăng 1,86 USD/thùng tương đương 4,3% lên mức 44,69 USD/thùng và cũng đóng cửa ở mức cao nhất từ tháng 11/2015.
Dù giá dầu tăng rất mạnh trong 3 phiên trở lại đây nhưng nhiều chuyên gia đầu tư đặt câu hỏi điều gì sẽ đến tiếp sau đó khi mà bản chất thị trường thực ra không thay đổi.
Đã gần 2 năm tính từ giữa năm 2014 khi giá dầu bắt đầu giảm, thị trường dầu thế giới vẫn bị dư thừa nguồn cung. Sản xuất dầu thực tế tại một số khu vực ví như ở Mỹ đã bắt đầu giảm, thế nhưng sản lượng dầu thế giới vẫn ở mức cao vượt xa so với nhu cầu.
Đã gần 2 năm tính từ giữa năm 2014 khi giá dầu bắt đầu giảm, thị trường dầu thế giới vẫn bị dư thừa nguồn cung. Sản xuất dầu thực tế tại một số khu vực ví như ở Mỹ đã bắt đầu giảm, thế nhưng sản lượng dầu thế giới vẫn ở mức cao vượt xa so với nhu cầu.
Hiện tại thị trường dầu đang chờ đợi kết quả của cuộc họp giữa một số thành viên OPEC và Nga tại Doha, Qatar vào ngày Chủ nhật tuần này.
Một số nhà đầu tư cho rằng thỏa thuận đưa ra từ cuộc họp dự kiến sẽ tạo tiền đề cho các đợt cắt giảm sản lượng mạnh tay hơn sau này. Tuy nhiên, không ít chuyên gia khẳng định việc cam kết không tăng sản lượng khi mà sản lượng vốn đã cao cũng chẳng tạo ra được thay đổi nào lớn cho thị trường.
Không ít chuyên gia lại tin sẽ rất khó để các bên có thể đạt được một sự đồng thuận nào bởi Iran đã khẳng định sẽ tẩy chay cuộc họp và mạnh tay bơm thêm dầu ra thị trường cho đến khi sản xuất đạt mức 4 triệu thùng/ngày khi nước này bị phương Tây trừng phạt kinh tế.
Dù vậy, sự tham gia của Nga có thể coi như thay đổi bước ngoặt, theo nhận định của ông Michael Tran, giám đốc bộ phận chiến lược thị trường năng lượng tại RBC Capital Markets.
“Nga đã tham gia đàm phán sản lượng về duy trì sản lượng dầu, đó có thể coi như một thay đổi bước ngoặt so với suốt khoảng thời gian dài giá dầu sụt giảm vừa qua. Tôi nghĩ giá dầu sẽ tăng bền vững từ thời điểm này”, ông Tran nhận định.
“Nga đã tham gia đàm phán sản lượng về duy trì sản lượng dầu, đó có thể coi như một thay đổi bước ngoặt so với suốt khoảng thời gian dài giá dầu sụt giảm vừa qua. Tôi nghĩ giá dầu sẽ tăng bền vững từ thời điểm này”, ông Tran nhận định.
Áp lực đưa ra một thỏa thuận đối với cuộc họp tại Doha, theo nhận định của nhiều chuyên gia, là rất lớn. Bởi nếu không cuộc họp không đưa ra được kết quả nào tích cực, nó có thể dẫn đến cuộc chiến giá dầu mới gây bất ổn khu vực Trung Đông.
Trong ngắn hạn, có thể nói Saudi Arabia đã chiến thắng Mỹ. Chiến lược giá dầu thấp của Saudi Arabia là để giành thị phần và đẩy ngành sản xuất dầu đá phiến của Mỹ vào khó khăn rõ ràng đã thành công. Số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ đã giảm thê thảm.
Thế nhưng về dài hạn, chiến lược trên không thể phát huy tác dụng mãi. Mỹ có công nghệ sản xuất dầu đá phiến tốt nhất thế giới, chính vì thế hoạt động sản xuất có thể nhanh chóng điều chỉnh để chiếm lĩnh thị trường một khi giá dầu tăng trở lại.
Vì thế mà nhiều chuyên gia, trong đó có ông Fadel Gheit thuộc quỹ Oppenheimer, nhận định dù tăng giá dầu sẽ không bao giờ lên mức 100 USD/thùng bởi phía Mỹ sẽ lập tức tăng sản lượng khi giá dầu đạt mức họ muốn.
Vì thế mà nhiều chuyên gia, trong đó có ông Fadel Gheit thuộc quỹ Oppenheimer, nhận định dù tăng giá dầu sẽ không bao giờ lên mức 100 USD/thùng bởi phía Mỹ sẽ lập tức tăng sản lượng khi giá dầu đạt mức họ muốn.