Đón tin tích cực, Phố Wall tiếp tục lên điểm
Chứng khoán Mỹ tiếp tục khởi sắc trước xu hướng tích cực trên thị trường lao động và thâm hụt thương mại đã được cải thiện đáng kể
Chứng khoán Mỹ tiếp tục khởi sắc trước xu hướng tích cực trên thị trường lao động và thâm hụt thương mại đã được cải thiện đáng kể.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 5/12/2009 đã tăng 17.000, lên 474.000 người - cao hơn so với mức dự báo 460.000 của giới phân tích, từ mức 457.000 trong tuần trước đó. Mặc dù số người nộp đơn trong tuần cao hơn tuần trước đó, nhưng xu hướng chung trong 4 tuần gần đây vẫn là tích cực.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 28/11/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 5,16 triệu.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, xuất khẩu trong tháng 10/2009 của nước này đã tăng 2,6% lên 136,68 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu chỉ tăng 0,4% lên 169,8 tỷ USD.
Như vậy thâm hụt thương mại trong tháng 10/2009 đã giảm 7,6% xuống 32,9 tỷ USD, từ mức 35,7 tỷ USD trong tháng 9. Tính chung trong 10 tháng năm nay, tổng thâm hụt thương mại của Mỹ đạt 304 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 611 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.
Lượng cầu luôn duy trì ở mức cao
Mở cửa ngày giao dịch, cả ba chỉ số chứng khoán đã đạt được mức tăng 0,6%. Xu hướng của thị trường trong ngày nhìn chung là rất tích cực khi lượng cầu luôn duy trì ở mức cao và sắc xanh xuất hiện trên bảng điện tử từ đầu phiên đến cuối phiên.
Chỉ số Dow Jones đã tạo nên sự khác biệt khi luôn luôn có được vị thế tốt nhất so với hai chỉ số chính còn lại. Như vậy với hai phiên tăng điểm liên tiếp gần đây, chứng khoán Mỹ đã lấy lại những gì đã mất trong phiên giao dịch hôm thứ Ba.
Cổ phiếu khối hàng tiêu dùng không thuộc nhóm thiết yếu đã tăng điểm mạnh nhất trong số 10 ngành của chỉ số S&P 500, đạt 1,4%. Trong khi đó, với mức tăng mạnh của Alcoa (3,36%), Walt Disney (1,95%), Coca Cola (1,26%), Walmart (1,04%), Dow Jones tiếp tục duy trì được mức tăng trên 0,5%.
Cổ phiếu tài chính đã có sự phân hóa và biên độ tăng giảm cũng không còn mạnh như phiên trước. Cổ phiếu Citigroup lên 0,26%, Goldman Sachs tiến thêm 0,25%, cổ phiếu Bank of America trượt 1,17%.
Khối lượng giao dịch phiên này gần tương đương với phiên trước đó, trên sàn New York có 1,06 tỷ cổ phiếu được giao dịch thành công, thị trường cứ có 18 cổ phiếu tăng điểm thì có 11 cổ phiếu giảm điểm. Trên Nasdaq có 1,96 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh thành công, thị trường cứ có 16 cổ phiếu tăng điểm thì có 10 cổ phiếu giảm điểm.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 10/12 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 10/12: chỉ số Dow Jones tăng 68,78 điểm, tương đương 0,67%, chốt ở mức 10.405,83.
Chỉ số Nasdaq lên 7,13 điểm, tương đương 0,33%, chốt ở mức 2.190,86.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 6,4 điểm, tương ứng 0,58%, đóng cửa ở mức 1.102,35.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Chính phủ Mỹ báo cáo về doanh thu bán lẻ; giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất, nhập khẩu.
Chứng khoán châu Á tiếp tục giảm điểm
Dù tăng điểm phiên buổi sáng nhưng các chỉ số chứng khoán chính của khu vực đã quay đầu giảm điểm khi kết thúc ngày giao dịch.
Sự phục hồi của thị trường chứng khoán Mỹ đêm trước đó và lực cầu gia tăng sau khi thị trường châu Á giảm khá mạnh phiên trước, đã giúp hầu hết các chỉ số chứng khoán khu vực tăng điểm khi bước vào phiên giao dịch ngày 10/12.
Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch buổi chiều, các chỉ số đều có xu hướng giảm đà tăng hoặc giảm điểm so với phiên trước đó. Thành công nhất là thị trường Hàn Quốc khi chỉ số KOSPI tăng 1,14%, tiếp theo là thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Dù vậy, mức giảm mạnh ở thị trường Nhật đã tác động lớn đến diễn biến của chỉ số chứng khoán được coi là hàn thử biểu của chứng khoán khu vực.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,6% xuống 119,29 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 30/11/2009.
Chuyển qua diễn biến thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã giảm khá mạnh trước ảnh hưởng của đồng Yên lên giá và niềm tin nhà đầu tư suy giảm trước lo ngại về tình hình tài chính ở châu Âu sau khi Fitch Ratings hạ định mức tín nhiệm nợ đối với Hy Lạp.
Cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn chịu tác động mạnh bởi đồng Yên lên giá, trong đó cổ phiếu Honda hạ 1,5%, cổ phiếu Toyota mất 1,6%, cổ phiếu Tokyo Electron trượt 2,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 141,9 điểm, tương đương -1,42%, chốt ở mức 9.862,82. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite đã tăng điểm trở lại sau hai phiên mất điểm trước đó. Chỉ số này đã có mức tăng mạnh phiên buổi sáng, tuy nhiên áp lực bán ra mạnh đã khiến đà tăng của chỉ số này ngày một yếu dần vào cuối phiên. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,45% lên 3.254,26.
Thông tin đáng chú ý trong ngày tại thị trường Trung Quốc chính là nhận định lạc quan của Công ty Chứng khoán Citic về thị trường này trong năm 2010. Theo Citic, năm tới chỉ số Shanghai Composite có thể tăng lên 4.500 điểm do được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng mạnh của nền kinh tế.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,53%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 0,19%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam mất 2,53%. Chỉ số Straits Times của Singapore xuống 0,77%. Chỉ số ASX của Australia mất 0,64%. Chỉ số BSE của Ấn Độ lên 0,49%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 5/12/2009 đã tăng 17.000, lên 474.000 người - cao hơn so với mức dự báo 460.000 của giới phân tích, từ mức 457.000 trong tuần trước đó. Mặc dù số người nộp đơn trong tuần cao hơn tuần trước đó, nhưng xu hướng chung trong 4 tuần gần đây vẫn là tích cực.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 28/11/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 5,16 triệu.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, xuất khẩu trong tháng 10/2009 của nước này đã tăng 2,6% lên 136,68 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu chỉ tăng 0,4% lên 169,8 tỷ USD.
Như vậy thâm hụt thương mại trong tháng 10/2009 đã giảm 7,6% xuống 32,9 tỷ USD, từ mức 35,7 tỷ USD trong tháng 9. Tính chung trong 10 tháng năm nay, tổng thâm hụt thương mại của Mỹ đạt 304 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 611 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.
Lượng cầu luôn duy trì ở mức cao
Mở cửa ngày giao dịch, cả ba chỉ số chứng khoán đã đạt được mức tăng 0,6%. Xu hướng của thị trường trong ngày nhìn chung là rất tích cực khi lượng cầu luôn duy trì ở mức cao và sắc xanh xuất hiện trên bảng điện tử từ đầu phiên đến cuối phiên.
Chỉ số Dow Jones đã tạo nên sự khác biệt khi luôn luôn có được vị thế tốt nhất so với hai chỉ số chính còn lại. Như vậy với hai phiên tăng điểm liên tiếp gần đây, chứng khoán Mỹ đã lấy lại những gì đã mất trong phiên giao dịch hôm thứ Ba.
Cổ phiếu khối hàng tiêu dùng không thuộc nhóm thiết yếu đã tăng điểm mạnh nhất trong số 10 ngành của chỉ số S&P 500, đạt 1,4%. Trong khi đó, với mức tăng mạnh của Alcoa (3,36%), Walt Disney (1,95%), Coca Cola (1,26%), Walmart (1,04%), Dow Jones tiếp tục duy trì được mức tăng trên 0,5%.
Cổ phiếu tài chính đã có sự phân hóa và biên độ tăng giảm cũng không còn mạnh như phiên trước. Cổ phiếu Citigroup lên 0,26%, Goldman Sachs tiến thêm 0,25%, cổ phiếu Bank of America trượt 1,17%.
Khối lượng giao dịch phiên này gần tương đương với phiên trước đó, trên sàn New York có 1,06 tỷ cổ phiếu được giao dịch thành công, thị trường cứ có 18 cổ phiếu tăng điểm thì có 11 cổ phiếu giảm điểm. Trên Nasdaq có 1,96 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh thành công, thị trường cứ có 16 cổ phiếu tăng điểm thì có 10 cổ phiếu giảm điểm.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 10/12 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 10/12: chỉ số Dow Jones tăng 68,78 điểm, tương đương 0,67%, chốt ở mức 10.405,83.
Chỉ số Nasdaq lên 7,13 điểm, tương đương 0,33%, chốt ở mức 2.190,86.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 6,4 điểm, tương ứng 0,58%, đóng cửa ở mức 1.102,35.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Chính phủ Mỹ báo cáo về doanh thu bán lẻ; giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất, nhập khẩu.
Chứng khoán châu Á tiếp tục giảm điểm
Dù tăng điểm phiên buổi sáng nhưng các chỉ số chứng khoán chính của khu vực đã quay đầu giảm điểm khi kết thúc ngày giao dịch.
Sự phục hồi của thị trường chứng khoán Mỹ đêm trước đó và lực cầu gia tăng sau khi thị trường châu Á giảm khá mạnh phiên trước, đã giúp hầu hết các chỉ số chứng khoán khu vực tăng điểm khi bước vào phiên giao dịch ngày 10/12.
Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch buổi chiều, các chỉ số đều có xu hướng giảm đà tăng hoặc giảm điểm so với phiên trước đó. Thành công nhất là thị trường Hàn Quốc khi chỉ số KOSPI tăng 1,14%, tiếp theo là thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Dù vậy, mức giảm mạnh ở thị trường Nhật đã tác động lớn đến diễn biến của chỉ số chứng khoán được coi là hàn thử biểu của chứng khoán khu vực.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,6% xuống 119,29 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 30/11/2009.
Chuyển qua diễn biến thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã giảm khá mạnh trước ảnh hưởng của đồng Yên lên giá và niềm tin nhà đầu tư suy giảm trước lo ngại về tình hình tài chính ở châu Âu sau khi Fitch Ratings hạ định mức tín nhiệm nợ đối với Hy Lạp.
Cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn chịu tác động mạnh bởi đồng Yên lên giá, trong đó cổ phiếu Honda hạ 1,5%, cổ phiếu Toyota mất 1,6%, cổ phiếu Tokyo Electron trượt 2,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 141,9 điểm, tương đương -1,42%, chốt ở mức 9.862,82. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite đã tăng điểm trở lại sau hai phiên mất điểm trước đó. Chỉ số này đã có mức tăng mạnh phiên buổi sáng, tuy nhiên áp lực bán ra mạnh đã khiến đà tăng của chỉ số này ngày một yếu dần vào cuối phiên. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,45% lên 3.254,26.
Thông tin đáng chú ý trong ngày tại thị trường Trung Quốc chính là nhận định lạc quan của Công ty Chứng khoán Citic về thị trường này trong năm 2010. Theo Citic, năm tới chỉ số Shanghai Composite có thể tăng lên 4.500 điểm do được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng mạnh của nền kinh tế.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,53%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 0,19%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam mất 2,53%. Chỉ số Straits Times của Singapore xuống 0,77%. Chỉ số ASX của Australia mất 0,64%. Chỉ số BSE của Ấn Độ lên 0,49%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.337,05 | 10.405,83 | 68,78 | 0,67 |
Nasdaq | 2.183,73 | 2.190,86 | 7,13 | 0,33 | |
S&P 500 | 1.091,94 | 1.102,35 | 6,40 | 0,58 | |
Anh | FTSE 100 | 5.203,89 | 5.244,37 | 40,48 | 0,78 |
Đức | DAX | 5.647,84 | 5.709,02 | 61,18 | 1,08 |
Pháp | CAC 40 | 3.757,39 | 3.757,39 | 27,91 | 0,74 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.797,42 | 7.677,91 | 119,51 | 1,53 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.004,72 | 9.862,82 | 141,90 | 1,42 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.741,76 | 21,700.04 | 41,72 | 0,19 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.634,17 | 1.652,73 | 18,56 | 1,14 |
Singapore | Straits Times | 2.800,10 | 2,775.62 | 21,59 | 0,77 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.239,57 | 3.254,26 | 14,70 | 0,45 |
Ấn Độ | BSE | 17.149,90 | 17,209.20 | 83,98 | 0,49 |
Australia | ASX | 4.652,60 | 4.622,90 | 29,70 | 0,64 |
Việt Nam | VN-Index | 470,63 | 458,72 | 11,91 | 2,53 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |