Donald Trump “nổi đóa” sau tuyên bố hạt nhân của Kim Jong Un
Được xem là một lời cảnh báo mới nhằm vào Mỹ, bài phát biểu của ông Kim Jong Un đã khiến ông Trump “nổi đóa”
Theo hãng tin CNBC, trước đó, trong bài phát biểu nhân dịp năm mới 2017, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cảnh báo rằng việc nước này chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã ở vào giai đoạn cuối cùng.
Ông Kim còn nói thêm rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục tăng cường năng lực tấn công phòng ngừa trừ phi Mỹ chấm dứt các cuộc tập trân thường niên với Hàn Quốc - những cuộc tập trận mà Bình Nhưỡng vẫn gọi là sự chuẩn bị cho chiến tranh với Triều Tiên.
Được xem là một lời cảnh báo mới nhằm vào Mỹ, bài phát biểu của ông Kim Jong Un đã khiến ông Trump “nổi đóa”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên không đưa ra một mốc thời gian cụ thể nào cho việc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng nước này vốn nổi tiếng với những màn phô diễn sức mạnh quân sự vào những dịp lễ lớn của đất nước. Sinh nhật nhà lãnh đạo Kim Jong Un vào ngày 8/1 là một dịp như thế.
Vào ngày 6/1 năm ngoái, Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử thành công bom hydro, một loại bom có sức công phá lớn gấp nhiều lần bom hạt nhân.
Ngoài ra, giới phân tích gần đây bắt đầu đồn đoán về khả năng Triều Tiên có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân quanh khoảng thời gian ông Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1. Đến nay, Triều Tiên đã có tổng cộng 5 lần thử hạt nhân.
“Triều Tiên vừa tuyên bố họ đang ở vào giai đoạn cuối của việc phát triển vũ khí hạt nhân có khả năng vươn tới một số phần của nước Mỹ. Điều đó sẽ không xảy ra!” Trump viết trên Twitter.
Trong một dòng trạng thái (tweet) khác, ông chỉ trích Trung Quốc, một đồng minh truyền thống của Bình Nhưỡng, về việc nước này thiếu hỗ trợ Mỹ trong việc kiềm chế Triều Tiên.
Về phần mình, Lầu Năm Góc hối thúc thế giới “sử dụng mọi kênh và biện pháp gây ảnh hưởng” để cho Bình Nhưỡng thấy rằng việc sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo là không chấp nhận được.
Là đối tác thương mại và nguồn viện trợ chính của Triều Tiên, Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với nước này. Tuy nhiên, quan hệ song phương Trung-Triều đã xấu đi kể từ khi Triều Tiên bắt đầu thử hạt nhân vào năm 2006 và Bắc Kinh cùng cộng đồng quốc tế ủng hộ Liên hiệp quốc trừng phạt Triều Tiên.
Mặc dù vậy, phương Tây từ lâu vẫn hối thúc chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “mạnh tay” với Triều Tiên.
Tháng 11 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố tạm dừng nhập than từ Triều Tiên như một phần trong các biện pháp trừng phạt mới của Liên hiệp quốc đối với Bình Nhưỡng. Xuất khẩu than là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng của Triều Tiên.
Ông Kim còn nói thêm rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục tăng cường năng lực tấn công phòng ngừa trừ phi Mỹ chấm dứt các cuộc tập trân thường niên với Hàn Quốc - những cuộc tập trận mà Bình Nhưỡng vẫn gọi là sự chuẩn bị cho chiến tranh với Triều Tiên.
Được xem là một lời cảnh báo mới nhằm vào Mỹ, bài phát biểu của ông Kim Jong Un đã khiến ông Trump “nổi đóa”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên không đưa ra một mốc thời gian cụ thể nào cho việc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng nước này vốn nổi tiếng với những màn phô diễn sức mạnh quân sự vào những dịp lễ lớn của đất nước. Sinh nhật nhà lãnh đạo Kim Jong Un vào ngày 8/1 là một dịp như thế.
Vào ngày 6/1 năm ngoái, Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử thành công bom hydro, một loại bom có sức công phá lớn gấp nhiều lần bom hạt nhân.
Ngoài ra, giới phân tích gần đây bắt đầu đồn đoán về khả năng Triều Tiên có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân quanh khoảng thời gian ông Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1. Đến nay, Triều Tiên đã có tổng cộng 5 lần thử hạt nhân.
“Triều Tiên vừa tuyên bố họ đang ở vào giai đoạn cuối của việc phát triển vũ khí hạt nhân có khả năng vươn tới một số phần của nước Mỹ. Điều đó sẽ không xảy ra!” Trump viết trên Twitter.
Trong một dòng trạng thái (tweet) khác, ông chỉ trích Trung Quốc, một đồng minh truyền thống của Bình Nhưỡng, về việc nước này thiếu hỗ trợ Mỹ trong việc kiềm chế Triều Tiên.
Về phần mình, Lầu Năm Góc hối thúc thế giới “sử dụng mọi kênh và biện pháp gây ảnh hưởng” để cho Bình Nhưỡng thấy rằng việc sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo là không chấp nhận được.
Là đối tác thương mại và nguồn viện trợ chính của Triều Tiên, Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với nước này. Tuy nhiên, quan hệ song phương Trung-Triều đã xấu đi kể từ khi Triều Tiên bắt đầu thử hạt nhân vào năm 2006 và Bắc Kinh cùng cộng đồng quốc tế ủng hộ Liên hiệp quốc trừng phạt Triều Tiên.
Mặc dù vậy, phương Tây từ lâu vẫn hối thúc chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “mạnh tay” với Triều Tiên.
Tháng 11 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố tạm dừng nhập than từ Triều Tiên như một phần trong các biện pháp trừng phạt mới của Liên hiệp quốc đối với Bình Nhưỡng. Xuất khẩu than là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng của Triều Tiên.