Động đất lớn, Indonesia cảnh báo sóng thần
Nơi xảy ra trận động đất này chính là khu vực đã bị tàn phá bởi sóng thần khổng lồ năm 2004
Một trận động đất mạnh và có tâm chấn nông vừa xảy ra vào tối ngày 3/2 theo giờ địa phương ở khu vực bờ biển phía Tây đảo Sumatra của Indonesia. Theo hãng tin Reuters, đây chính là khu vực đã bị tàn phá bởi trận động đất và sóng thần khổng lồ ở Ấn Độ Dương hồi năm 2004.
Hiện đã có những thông tin ban đầu về người chết trong trận động đất này.
Ngay khi xảy ra động đất, nhà chức trách Indonesia đã cảnh báo sóng thần. Nhưng sau đó, truyền hình nước này cho biết cảnh báo sóng thần đã bị hủy bỏ. Nước láng giềng của Indonesia là Australia cũng ra cảnh báo sóng thần và sau đó hủy cảnh báo này đối với một số khu vực thuộc bờ biển phía Tây.
Thái Lan cũng đã có cảnh báo sóng thần đối với 6 tỉnh ven biển và miền Nam nước này.
“Một số người thiệt mạng”, ông Heronimus Guru, Phó giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia, cho hay. Vị quan chức này chưa rõ số người chết cụ thể là bao nhiêu, nhưng hoạt động cứu hộ đang bị cản trở bởi trời tối.
Tuy chưa xác định được thiệt hại ban đầu do động đất gây ra, các chuyên gia nói rằng tâm chấn càng nông, thì mức độ nguy hiểm càng lớn. Cơ quan Nghiên cứu địa chất Mỹ (USGS) ban đầu xác định cường độ của trận động đất là 8,2 độ richter, sau đó giảm xuống 8,1 rồi 7,9 độ richter.
Theo USGC, tâm chấn của trận động đất nằm cách Padang 808 km về phía Tây, và có độ sâu 10 km.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang nghỉ qua đêm trong một khách sạn ở Medan, thuộc phía Bắc Sumatra, và trong tình trạng an toàn - văn phòng của ông Widodo cho hay.
Kênh truyền hình Kompas nói bệnh nhân tại các bệnh viện ở Padang đang được sơ tán. Một phóng viên của kênh TVOne nói người dân Padang hoảng loạn và đã xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông tại đây.
Indonesia, đặc biệt là tỉnh Aceh của nước này, từng chịu thiệt hại nghiêm trọng trong trận động đất-sóng thần ở Ấn Độ Dương hồi năm 2004.
Vào ngày 26/12/2004, một trận động đất 9,15 độ richter đã kéo theo một con sóng thần cao tới 17,4 mét ập xuống bờ biển hơn một chục quốc gia, cuốn phăng hàng loạt cộng đồng dân cư khỏi bản đồ chỉ trong vòng vài giây đồng hồ.
Thảm họa đó đã khiến 126.741 người thiệt mạng ở riêng Aceh.
Indonesia nằm trong một khu vực được gọi là “vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi thường xuyên xảy ra sự dịch chuyển của các tầng địa chất, dẫn tới nhiều vụ động đất và núi lửa phun trào.
Hiện đã có những thông tin ban đầu về người chết trong trận động đất này.
Ngay khi xảy ra động đất, nhà chức trách Indonesia đã cảnh báo sóng thần. Nhưng sau đó, truyền hình nước này cho biết cảnh báo sóng thần đã bị hủy bỏ. Nước láng giềng của Indonesia là Australia cũng ra cảnh báo sóng thần và sau đó hủy cảnh báo này đối với một số khu vực thuộc bờ biển phía Tây.
Thái Lan cũng đã có cảnh báo sóng thần đối với 6 tỉnh ven biển và miền Nam nước này.
“Một số người thiệt mạng”, ông Heronimus Guru, Phó giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia, cho hay. Vị quan chức này chưa rõ số người chết cụ thể là bao nhiêu, nhưng hoạt động cứu hộ đang bị cản trở bởi trời tối.
Tuy chưa xác định được thiệt hại ban đầu do động đất gây ra, các chuyên gia nói rằng tâm chấn càng nông, thì mức độ nguy hiểm càng lớn. Cơ quan Nghiên cứu địa chất Mỹ (USGS) ban đầu xác định cường độ của trận động đất là 8,2 độ richter, sau đó giảm xuống 8,1 rồi 7,9 độ richter.
Theo USGC, tâm chấn của trận động đất nằm cách Padang 808 km về phía Tây, và có độ sâu 10 km.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang nghỉ qua đêm trong một khách sạn ở Medan, thuộc phía Bắc Sumatra, và trong tình trạng an toàn - văn phòng của ông Widodo cho hay.
Kênh truyền hình Kompas nói bệnh nhân tại các bệnh viện ở Padang đang được sơ tán. Một phóng viên của kênh TVOne nói người dân Padang hoảng loạn và đã xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông tại đây.
Indonesia, đặc biệt là tỉnh Aceh của nước này, từng chịu thiệt hại nghiêm trọng trong trận động đất-sóng thần ở Ấn Độ Dương hồi năm 2004.
Vào ngày 26/12/2004, một trận động đất 9,15 độ richter đã kéo theo một con sóng thần cao tới 17,4 mét ập xuống bờ biển hơn một chục quốc gia, cuốn phăng hàng loạt cộng đồng dân cư khỏi bản đồ chỉ trong vòng vài giây đồng hồ.
Thảm họa đó đã khiến 126.741 người thiệt mạng ở riêng Aceh.
Indonesia nằm trong một khu vực được gọi là “vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi thường xuyên xảy ra sự dịch chuyển của các tầng địa chất, dẫn tới nhiều vụ động đất và núi lửa phun trào.