Đồng Euro rớt giá mạnh sau trưng cầu dân ý Italy
Diễn biến này đẩy Italy, nền kinh tế thứ ba của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone, rơi vào bất ổn chính trị
Thủ tướng Italy Matteo Renzi cam kết sẽ từ chức sau khi hứng chịu thất bại nặng nề trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 4/12 về cải cách hiến pháp. Diễn biến này đẩy Italy, nền kinh tế thứ ba của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone, rơi vào bất ổn chính trị.
Theo hãng tin Reuters, việc ông Renzi quyết định rời bỏ cương vị Thủ tướng sau hai năm rưỡi cầm quyền là một đòn giáng mạnh vào Liên minh châu Âu (EU), khối vốn đã hứng chịu nhiều cuộc khủng hoảng trong những năm gần đây và đang đương đầu với sự nổi lên của những lực lượng dân túy.
Đồng Euro đã rớt giá xuống mức thấp nhất trong 20 tháng so với đồng USD. Giới đầu tư lo ngại rằng bất ổn mới ở Italy sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính mới và làm rung chuyển hệ thống ngân hàng đang mong manh của nước này.
Giữa phiên châu Á sáng nay (5/12), tỷ giá Euro giảm 1,3% so với USD, còn 1,0534 USD đổi 1 Euro. Trước đó, tỷ giá này có lúc giảm còn 1,0505 USD/Euro, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2015.
Việc ông Renzi từ chức sẽ mở đường cho một cuộc bầu cử sớm vào năm tới, và điều này có thể tạo cơ hội cho Phong trào Năm sao, một đảng chống đồng Euro, nắm giữ một vị trí quyền lực cao hơn ở Italy. Đảng này đã vận động mạnh để cử tri bỏ phiếu chống lại đề xuất cải cách hiến pháp của ông Renzi trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua.
“Tôi xin nhận hoàn toàn trách nhiệm cho thất bại này”, ông Renzi nói trong một bài phát biểu trên truyền hình sau cuộc trưng cầu dân ý, và cho biết sẽ chính thức nộp đơn xin từ chức lên Tổng thống Sergio Mattarella vào ngày thứ Hai.
Ông Mattarella sẽ tham vấn lãnh đạo các chính đảng trước khi bổ nhiệm một Thủ tướng lâm thời, và đây sẽ là vị Thủ tướng thứ 5 của Italy trong vòng 5 năm qua.
Hứng chịu thiệt hại tức thời nặng nề nhất sau cuộc trưng cầu dân ý của Italy chính là ngân hàng lớn thứ ba nước này Monte dei Paschi di Siena. Ngân hàng này đang gánh lượng nợ xấu khổng lồ và cần phải huy động 5 tỷ Euro, tương đương khoảng 5,3 tỷ USD trong tháng 12 này để tránh bờ vực sụp đổ.
Trong bối cảnh bất ổn hiện nay, giới đầu tư có thể sẽ không rót vốn vào Monte, buộc Chính phủ Italy phải giải cứu ngân hàng này. Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác của Italy cũng đang cần được bơm tiền, đặt ra nguy cơ hiệu ứng domino trong hệ thống.
Giới phân tích cho rằng rủi ro từ Italy hiện nay là đủ lớn để buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tính đến khả năng can thiệp.
Theo hãng tin Reuters, việc ông Renzi quyết định rời bỏ cương vị Thủ tướng sau hai năm rưỡi cầm quyền là một đòn giáng mạnh vào Liên minh châu Âu (EU), khối vốn đã hứng chịu nhiều cuộc khủng hoảng trong những năm gần đây và đang đương đầu với sự nổi lên của những lực lượng dân túy.
Đồng Euro đã rớt giá xuống mức thấp nhất trong 20 tháng so với đồng USD. Giới đầu tư lo ngại rằng bất ổn mới ở Italy sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính mới và làm rung chuyển hệ thống ngân hàng đang mong manh của nước này.
Giữa phiên châu Á sáng nay (5/12), tỷ giá Euro giảm 1,3% so với USD, còn 1,0534 USD đổi 1 Euro. Trước đó, tỷ giá này có lúc giảm còn 1,0505 USD/Euro, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2015.
Việc ông Renzi từ chức sẽ mở đường cho một cuộc bầu cử sớm vào năm tới, và điều này có thể tạo cơ hội cho Phong trào Năm sao, một đảng chống đồng Euro, nắm giữ một vị trí quyền lực cao hơn ở Italy. Đảng này đã vận động mạnh để cử tri bỏ phiếu chống lại đề xuất cải cách hiến pháp của ông Renzi trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua.
“Tôi xin nhận hoàn toàn trách nhiệm cho thất bại này”, ông Renzi nói trong một bài phát biểu trên truyền hình sau cuộc trưng cầu dân ý, và cho biết sẽ chính thức nộp đơn xin từ chức lên Tổng thống Sergio Mattarella vào ngày thứ Hai.
Ông Mattarella sẽ tham vấn lãnh đạo các chính đảng trước khi bổ nhiệm một Thủ tướng lâm thời, và đây sẽ là vị Thủ tướng thứ 5 của Italy trong vòng 5 năm qua.
Hứng chịu thiệt hại tức thời nặng nề nhất sau cuộc trưng cầu dân ý của Italy chính là ngân hàng lớn thứ ba nước này Monte dei Paschi di Siena. Ngân hàng này đang gánh lượng nợ xấu khổng lồ và cần phải huy động 5 tỷ Euro, tương đương khoảng 5,3 tỷ USD trong tháng 12 này để tránh bờ vực sụp đổ.
Trong bối cảnh bất ổn hiện nay, giới đầu tư có thể sẽ không rót vốn vào Monte, buộc Chính phủ Italy phải giải cứu ngân hàng này. Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác của Italy cũng đang cần được bơm tiền, đặt ra nguy cơ hiệu ứng domino trong hệ thống.
Giới phân tích cho rằng rủi ro từ Italy hiện nay là đủ lớn để buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tính đến khả năng can thiệp.