Đông Nam Á vẫn đang đi tìm “chiếc ô” tài chính
“Sáng kiến Chiềng Mai” về “chiếc ô” che đỡ những cơn bão tài chính cho các nước ASEAN vẫn tiếp tục bàn thảo, sau nhiều lần… bàn thảo!
“Sáng kiến Chiềng Mai” về “chiếc ô” che đỡ những cơn bão tài chính cho các nước ASEAN vẫn tiếp tục bàn thảo, sau nhiều lần… bàn thảo!
Sau 5 ngày hoạt động, hội nghị bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương các nước ASEAN và ASEAN + 3 đã kết thúc vào chiều 4/4 tại Đà Nẵng. Hội nghị lần này tiếp tục bàn thảo sâu về lộ trình hội nhập tài chính, tiền tệ các nước trong khu vực, vốn đã được thông qua vào năm 2003, nhằm mục đích phát triển các thị trường tài chính tiền tệ theo chiều sâu và thúc đẩy hợp tác qua biên giới giữa các thị trường.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thử thách: giá nhiên liệu và lương thực tăng vọt; cuộc khủng hoảng bất động sản phát sinh ở Mỹ và lan ra các quốc gia khác cũng như các loại tài sản khác, làm cho đồng đôla sụt giá và thương mại tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Vì vậy, tại đây, vấn đề “Sáng kiến Chiềng Mai” (CMI) được đưa ra từ năm 2000, sau cú sốc tài chính khu vực 1997 – 1998, lại trở thành chủ đề thu hút khá nhiều sự quan tâm, bởi sáng kiến này được xem gần như là “chiếc ô tài chính” để đối phó với nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới đang cận kề.
Theo một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, CMI ra đời với mục đích tạo ra một cơ chế bao gồm các thỏa thuận hoán đổi song phương giữa các nước ASEAN và ASEAN + 3, để hỗ trợ tài chính ngắn hạn cho các nước thành viên khi có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán quốc tế, cũng như thiết lập cơ chế ngăn ngừa nguy cơ xảy ra khủng hoảng.
Theo đó, sẽ thành lập một quỹ tiền tệ của khu vực ASEAN có sự tham gia của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Quỹ này bao gồm 17 thoả thuận với quy mô vốn dự kiến từ 80 - 100 tỷ USD do các thành viên đóng góp, nhằm tài trợ những khoản vay cho các thành viên đang gặp khó khăn về thanh khoản (thanh toán ngắn hạn).
Quỹ này còn nhằm một mục đích khác là giải quyết các khoản vay thanh khoản một cách nhanh nhất, khác với đi vay từ IMF, WB hay ADB - vốn mất nhiều thời gian, thủ tục và đánh đổi một số chủ quyền quốc gia.
Chúng được hoạt động theo các thỏa thuận song phương hoặc cơ chế hoán đổi một chiều hoặc hai chiều. Có nghĩa: A cho B vay tiền và ngược lại hoặc A chỉ đi vay tiền của B. Tuy nhiên, quỹ này lại hoạt động theo chủ trương hỗ trợ: nước nghèo đóng ít được vay nhiều và nước giàu đóng nhiều lại vay ít.
Vì thế, những nước đóng góp nhiều yêu cầu phải có một cơ chế chặt chẽ, minh bạch. Và để có được sự minh bạch này, phải giải quyết hàng loạt yêu cầu kỹ thuật như: quy mô quỹ, cơ chế đóng góp, cơ chế giám sát và cơ chế ra quyết định…
Mặc dù các nước ASEAN hiểu rằng cần phải nhanh chóng thành lập quỹ này, nhưng do những khó khăn nêu trên, nên theo ông Phùng Khắc Kế, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, vấn đề này lại được “di dời” đến Hội nghị Ngân hàng châu Á vào tháng 5/2008 tại Tây Ban Nha và các kỳ họp thường niên lần sau, vì chưa tìm được tiếng nói chung giữa các nước ASEAN cũng như ASEAN + 3.
Sau 5 ngày hoạt động, hội nghị bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương các nước ASEAN và ASEAN + 3 đã kết thúc vào chiều 4/4 tại Đà Nẵng. Hội nghị lần này tiếp tục bàn thảo sâu về lộ trình hội nhập tài chính, tiền tệ các nước trong khu vực, vốn đã được thông qua vào năm 2003, nhằm mục đích phát triển các thị trường tài chính tiền tệ theo chiều sâu và thúc đẩy hợp tác qua biên giới giữa các thị trường.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thử thách: giá nhiên liệu và lương thực tăng vọt; cuộc khủng hoảng bất động sản phát sinh ở Mỹ và lan ra các quốc gia khác cũng như các loại tài sản khác, làm cho đồng đôla sụt giá và thương mại tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Vì vậy, tại đây, vấn đề “Sáng kiến Chiềng Mai” (CMI) được đưa ra từ năm 2000, sau cú sốc tài chính khu vực 1997 – 1998, lại trở thành chủ đề thu hút khá nhiều sự quan tâm, bởi sáng kiến này được xem gần như là “chiếc ô tài chính” để đối phó với nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới đang cận kề.
Theo một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, CMI ra đời với mục đích tạo ra một cơ chế bao gồm các thỏa thuận hoán đổi song phương giữa các nước ASEAN và ASEAN + 3, để hỗ trợ tài chính ngắn hạn cho các nước thành viên khi có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán quốc tế, cũng như thiết lập cơ chế ngăn ngừa nguy cơ xảy ra khủng hoảng.
Theo đó, sẽ thành lập một quỹ tiền tệ của khu vực ASEAN có sự tham gia của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Quỹ này bao gồm 17 thoả thuận với quy mô vốn dự kiến từ 80 - 100 tỷ USD do các thành viên đóng góp, nhằm tài trợ những khoản vay cho các thành viên đang gặp khó khăn về thanh khoản (thanh toán ngắn hạn).
Quỹ này còn nhằm một mục đích khác là giải quyết các khoản vay thanh khoản một cách nhanh nhất, khác với đi vay từ IMF, WB hay ADB - vốn mất nhiều thời gian, thủ tục và đánh đổi một số chủ quyền quốc gia.
Chúng được hoạt động theo các thỏa thuận song phương hoặc cơ chế hoán đổi một chiều hoặc hai chiều. Có nghĩa: A cho B vay tiền và ngược lại hoặc A chỉ đi vay tiền của B. Tuy nhiên, quỹ này lại hoạt động theo chủ trương hỗ trợ: nước nghèo đóng ít được vay nhiều và nước giàu đóng nhiều lại vay ít.
Vì thế, những nước đóng góp nhiều yêu cầu phải có một cơ chế chặt chẽ, minh bạch. Và để có được sự minh bạch này, phải giải quyết hàng loạt yêu cầu kỹ thuật như: quy mô quỹ, cơ chế đóng góp, cơ chế giám sát và cơ chế ra quyết định…
Mặc dù các nước ASEAN hiểu rằng cần phải nhanh chóng thành lập quỹ này, nhưng do những khó khăn nêu trên, nên theo ông Phùng Khắc Kế, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, vấn đề này lại được “di dời” đến Hội nghị Ngân hàng châu Á vào tháng 5/2008 tại Tây Ban Nha và các kỳ họp thường niên lần sau, vì chưa tìm được tiếng nói chung giữa các nước ASEAN cũng như ASEAN + 3.