13:46 23/09/2023

Dòng tiền cá nhân và tự doanh gom mạnh trong phiên thị trường bán tháo

Kiều Trang

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 496.9 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 371.3 tỷ đồng. Top mua ròng tập trung vào GEX, SSI, NKG, MSN, HSG, PVT, VHM, HPG, HHV, VND...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thị trường thiếu vắng thông tin hỗ trợ trong khi đó động thái hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở tiếp tục tác động tâm lý tiêu cực tới nhóm chứng khoán và bất động sản, vốn dĩ hai nhóm tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Chỉ số đầu phiên bị đạp mạnh, buổi sáng lúc căng thẳng nhất Vn-Index đã bay tới 38 điểm. Sang phiên chiều một lượng hàng lớn về kích thích tâm lý bắt đáy nhảy vào kéo chỉ số kết phiên chỉ còn giảm 19,7 điểm quay về vùng 1.193 điểm.

Áp lực bán tháo khổng lồ đẩy thanh khoản ba sàn hôm nay tăng đột biến lên 37.200 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 178.8 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 35.1 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Thực phẩm và đồ uống, Ngân hàng. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VNM, VCB, KBC, SSI, BID, FRT, DGC, VND, VGC, CTG.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MSN, MWG, PVT, KDH, VPB, VCI, VIC, VHM, DGW.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 496.9 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 371.3 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 10/18 ngành, chủ yếu là ngành Dịch vụ tài chính. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: GEX, SSI, NKG, MSN, HSG, PVT, VHM, HPG, HHV, VND.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 8/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Ngân hàng, Xây dựng và Vật liệu. Top bán ròng có: VNM, STB, CTG, MBB, VCB, KBC, BID, FRT, ACB.

Tự doanh mua ròng 146.5 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 109.9 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 7/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Tài nguyên Cơ bản.

Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm HPG, STB, CTG, MBB, MWG, FPT, NLG, ACB, VPB, LPB. Top bán ròng là nhóm Dịch vụ tài chính. Top cổ phiếu được bán ròng gồm GEX, VHM, SSI, FUEVFVND, VNM, HHV, VIC, E1VFVN30, MSN, DGC.

Nhà đầu tổ chức trong nước bán ròng 449.9 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 446.1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 12/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Tài nguyên Cơ bản.`3

Top bán ròng có SSI, HPG, NKG, HSG, VND, VHC, HHV, VPB, VSC, DGC. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top mua ròng có CTR, E1VFVN30, FUEVFVND, VCI, TMS, PVD, REE, BCM, GMD, GEX.

Dòng tiền cá nhân và tự doanh gom mạnh trong phiên thị trường bán tháo  - Ảnh 1

Top các giao dịch thỏa thuận xuất hiện ở nhiều ngành Ngân hàng (SSB, TCB, MBB, EIB, HDB). Ngoại trừ MBB, giao dịch thỏa thuận ở các cổ phiếu ngân hàng được thực hiện giữa các cá nhân.

Ngân hàng là ngành đáng chú ý trong phiên hôm nay với chỉ số giá đi ngược thị trường chung, tăng nhẹ +0,12% nhờ lực mua chủ động ở một số cổ phiếu đầu ngành.

Dữ liệu real-time của FiinTrade cho thấy nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng cổ phiếu Ngân hàng hôm nay sau nhiều phiên bán ròng trước đó. Động thái mua ròng của khối ngoại góp phần hỗ trợ giá một số cổ phiếu Ngân hàng đảo chiều từ giảm sang tăng trong phiên chiều (VCB, BID, STB).

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền duy trì ở mức thấp trong các phiên gần đây, tiệm cận vùng đáy 10 ngày, tuy nhiên thanh khoản chung của ngành tăng mạnh, tập trung ở nhóm cổ phiếu có giá giảm với dấu hiệu bán chủ động (VPB, SHB, MBB, CTG, TCB, MSB).

Ngoài ra, chỉ số dòng tiền tích lũy FMI đang tiệm cận vùng đỉnh 1 năm cho thấy khả năng thu hút thêm dòng tiền mới khá hạn chế trong bối cảnh diễn biến thị trường chung kém tích cực và triển vọng lợi nhuận của ngành vẫn chưa thực sự cải thiện.

Tỷ trọng giá trị giao dịch ở nhóm vốn hóa lớn đạt 39,76% hôm nay, tăng nhẹ so với ức 38,09% hôm qua, nhưng GTGD (chỉ tính khớp lệnh) tăng mạnh +37%, chủ yếu tăng ở SSI, VIC, FPT, VPB, VHM.

Chỉ số VN30 giảm -1,76% và đây là mức giảm điểm nhẹ hơn so với nhóm vốn hóa vừa VNMID (-3,6%) và nhỏ VNSML (-2,6%) nhờ lực mua chủ động (có đóng góp từ khối ngoại) đẩy giá lên ở một số cổ phiếu ngân hàng (VCB, BID, STB)

Trong khi đó, lực bán chủ động xuất hiện ở phần lớn cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa khiến hai chỉ số này giảm mạnh hơn thị trường chung.