Dow Jones phục hồi, thanh khoản giảm mạnh
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại với biên độ từ 0,9% đến 1,3%, sau hai phiên giảm điểm liên tiếp trước đó
Ngày 18/8, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại với biên độ từ 0,9% đến 1,3%, sau hai phiên giảm điểm liên tiếp trước đó.
Hôm thứ Ba, Bộ Thương mại Mỹ cho biết số nhà mới khởi công trong tháng 7/2009 đã giảm 1% xuống 581.000 đơn vị - thấp hơn so với mức dự báo 600.000 đơn vị của giới phân tích đưa ra trước đó, từ mức 587.000 đơn vị trong tháng 6.
Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, số nhà mới khởi công ở Mỹ đã giảm 37,7%. Báo cáo của Bộ này cho thấy, số giấy phép xây nhà đã được cấp trong tháng 7 cũng giảm 1,8% xuống 560.000 đơn vị.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho hay, chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) ở nước này đã giảm 0,9% trong tháng 7/2009, sau khi tăng 1,8% trong tháng 6. So với cùng kỳ năm ngoái, PPI ở Mỹ đã giảm 6,8%. Chỉ số PPI cơ bản (không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm) trong tháng 7 chỉ giảm 0,1%, sau khi tăng 0,5% trong tháng 6.
Cả ba chỉ số tăng điểm
Ngày 18/8, Tập đoàn Hewlett-Packard (HP) cho biết, lợi nhuận sau thuế của hãng trong quý 3 kết thúc vào ngày 30/7 năm tài khóa đã đạt 1,6 tỷ USD, tương đương 67 cent/cổ phiếu - thấp hơn so với mức 2,03 tỷ USD (80 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của hãng giảm 2% xuống 27,5 tỷ USD.
Chứng khoán Mỹ đã phục hồi trở lại sau phiên giảm điểm mạnh trước đó. Kết quả kinh doanh vượt mong đợi của Home Depot và Target Corp đã thúc đẩy nhà đầu tư gom mua cổ phiếu.
Thị trường mở cửa với mức tăng 0,4% và hình thành xu hướng tăng điểm trong cả ngày giao dịch. Chưa một lần các chỉ số xuống dưới giá trị đóng cửa phiên liền trước. Sự phục hồi của các thị trường chứng khoán thế giới cũng như xuất hiện những nhà đầu tư gom mua cổ phiếu đã giảm mạnh phiên trước đó, đã giúp thị trường khởi sắc.
Những cổ phiếu vốn giảm điểm mạnh nhất trong phiên trước đó lại là nhân tố đầu tàu giúp thị trường đi lên. Chỉ số S&P 500 tài chính đã phục hồi 1,92%, trong đó cổ phiếu American Express tăng 4,3%, cổ phiếu Bank of America tiến thêm 2,1%, cổ phiếu Citigroup nhích 3,5%.
Tương tự, cổ phiếu khối bán lẻ cũng tăng 1,8% sau khi bị bán tháo phiên liền trước, trong đó cổ phiếu Target tăng 7,6%, cổ phiếu Saks lên 6,9%.
Thanh khoản của thị trường phiên này đã giảm mạnh khi khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn New York đạt 991 triệu cổ phiếu, giảm 19% so với phiên trước đó và thấp hơn 33,5% so với khối lượng giao dịch trung bình/ngày trong gần 8 tháng qua. Số cổ phiếu tăng điểm áp đảo so với cổ phiếu giảm điểm, với tỷ lệ 4:1.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 18/8: chỉ số Dow Jones tăng 82,6 điểm, tương đương 0,9%, chốt ở mức 9.217,94.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 25,08 điểm, tương đương 1,3%, chốt ở mức 1.955,92.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 9,94 điểm, tương đương 1,01%, đóng cửa ở mức 989,67.
Chứng khoán châu Á phục hồi trở lại
Ngày 18/8, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đã tăng điểm trở lại sau khi có phiên giảm điểm mạnh nhất trong 5 tháng.
Phiên giảm điểm hơn 2% ở Phố Wall trước đó không tác động xấu tới thị trường chứng khoán châu Á, ngược lại nhà đầu tư ở khu vực đã tích cực gom mua các cổ phiếu đã giảm sâu phiên trước đó. Bên bán đã thận trọng hơn khi không còn đặt bán bằng mọi giá.
Dù khởi sắc, nhưng trên các bảng điện tử của nhiều thị trường đều thấy biên độ tăng điểm khá khiêm tốn. Trong khi đó, thị trường Đài Loan, Australia vẫn tiếp tục đi xuống với biên độ giảm từ 0,28% đến 2,05%.
Nằm ngoài xu thế của chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam đã đứng vững khi VN-Index chỉ giảm 0,08%. Phiên giao dịch giằng co này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư ở Việt Nam tương đối vững. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam được hỗ trợ khi vào thời điểm mở cửa, thị trường chứng khoán châu Á đã không tiếp tục xảy ra cảnh bán tháo.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã phục hồi nhẹ nhờ thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng lên điểm hôm thứ Ba. Hiện chỉ số Nikkei 225 được hỗ trợ mạnh ở ngưỡng 10.100 điểm và điểm kháng cự nằm ở 10.800 điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 16,35 điểm, tương đương 0,16%, chốt ở mức 10.284,96. Khối lượng giao dịch đạt 1,85 tỷ cổ phiếu.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 2,05%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam hạ 0,08%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến thêm 0,84%. Chỉ số ASX của Australia mất 0,28%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,82%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 1,4%. Chỉ số Shanghai Composite tăng 1,4%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ lên 1,95%.
Hôm thứ Ba, Bộ Thương mại Mỹ cho biết số nhà mới khởi công trong tháng 7/2009 đã giảm 1% xuống 581.000 đơn vị - thấp hơn so với mức dự báo 600.000 đơn vị của giới phân tích đưa ra trước đó, từ mức 587.000 đơn vị trong tháng 6.
Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, số nhà mới khởi công ở Mỹ đã giảm 37,7%. Báo cáo của Bộ này cho thấy, số giấy phép xây nhà đã được cấp trong tháng 7 cũng giảm 1,8% xuống 560.000 đơn vị.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho hay, chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) ở nước này đã giảm 0,9% trong tháng 7/2009, sau khi tăng 1,8% trong tháng 6. So với cùng kỳ năm ngoái, PPI ở Mỹ đã giảm 6,8%. Chỉ số PPI cơ bản (không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm) trong tháng 7 chỉ giảm 0,1%, sau khi tăng 0,5% trong tháng 6.
Cả ba chỉ số tăng điểm
Ngày 18/8, Tập đoàn Hewlett-Packard (HP) cho biết, lợi nhuận sau thuế của hãng trong quý 3 kết thúc vào ngày 30/7 năm tài khóa đã đạt 1,6 tỷ USD, tương đương 67 cent/cổ phiếu - thấp hơn so với mức 2,03 tỷ USD (80 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của hãng giảm 2% xuống 27,5 tỷ USD.
Chứng khoán Mỹ đã phục hồi trở lại sau phiên giảm điểm mạnh trước đó. Kết quả kinh doanh vượt mong đợi của Home Depot và Target Corp đã thúc đẩy nhà đầu tư gom mua cổ phiếu.
Thị trường mở cửa với mức tăng 0,4% và hình thành xu hướng tăng điểm trong cả ngày giao dịch. Chưa một lần các chỉ số xuống dưới giá trị đóng cửa phiên liền trước. Sự phục hồi của các thị trường chứng khoán thế giới cũng như xuất hiện những nhà đầu tư gom mua cổ phiếu đã giảm mạnh phiên trước đó, đã giúp thị trường khởi sắc.
Những cổ phiếu vốn giảm điểm mạnh nhất trong phiên trước đó lại là nhân tố đầu tàu giúp thị trường đi lên. Chỉ số S&P 500 tài chính đã phục hồi 1,92%, trong đó cổ phiếu American Express tăng 4,3%, cổ phiếu Bank of America tiến thêm 2,1%, cổ phiếu Citigroup nhích 3,5%.
Tương tự, cổ phiếu khối bán lẻ cũng tăng 1,8% sau khi bị bán tháo phiên liền trước, trong đó cổ phiếu Target tăng 7,6%, cổ phiếu Saks lên 6,9%.
Thanh khoản của thị trường phiên này đã giảm mạnh khi khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn New York đạt 991 triệu cổ phiếu, giảm 19% so với phiên trước đó và thấp hơn 33,5% so với khối lượng giao dịch trung bình/ngày trong gần 8 tháng qua. Số cổ phiếu tăng điểm áp đảo so với cổ phiếu giảm điểm, với tỷ lệ 4:1.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 18/8 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 18/8: chỉ số Dow Jones tăng 82,6 điểm, tương đương 0,9%, chốt ở mức 9.217,94.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 25,08 điểm, tương đương 1,3%, chốt ở mức 1.955,92.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 9,94 điểm, tương đương 1,01%, đóng cửa ở mức 989,67.
Chứng khoán châu Á phục hồi trở lại
Ngày 18/8, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đã tăng điểm trở lại sau khi có phiên giảm điểm mạnh nhất trong 5 tháng.
Phiên giảm điểm hơn 2% ở Phố Wall trước đó không tác động xấu tới thị trường chứng khoán châu Á, ngược lại nhà đầu tư ở khu vực đã tích cực gom mua các cổ phiếu đã giảm sâu phiên trước đó. Bên bán đã thận trọng hơn khi không còn đặt bán bằng mọi giá.
Dù khởi sắc, nhưng trên các bảng điện tử của nhiều thị trường đều thấy biên độ tăng điểm khá khiêm tốn. Trong khi đó, thị trường Đài Loan, Australia vẫn tiếp tục đi xuống với biên độ giảm từ 0,28% đến 2,05%.
Nằm ngoài xu thế của chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam đã đứng vững khi VN-Index chỉ giảm 0,08%. Phiên giao dịch giằng co này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư ở Việt Nam tương đối vững. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam được hỗ trợ khi vào thời điểm mở cửa, thị trường chứng khoán châu Á đã không tiếp tục xảy ra cảnh bán tháo.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã phục hồi nhẹ nhờ thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng lên điểm hôm thứ Ba. Hiện chỉ số Nikkei 225 được hỗ trợ mạnh ở ngưỡng 10.100 điểm và điểm kháng cự nằm ở 10.800 điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 16,35 điểm, tương đương 0,16%, chốt ở mức 10.284,96. Khối lượng giao dịch đạt 1,85 tỷ cổ phiếu.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 2,05%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam hạ 0,08%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến thêm 0,84%. Chỉ số ASX của Australia mất 0,28%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,82%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 1,4%. Chỉ số Shanghai Composite tăng 1,4%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ lên 1,95%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9,135.34 | 9.217,94 | 82,60 | 0,90 |
Nasdaq | 1,930.84 | 1.955,92 | 25,08 | 1,30 | |
S&P 500 | 979.73 | 989,67 | 9,94 | 1,01 | |
Anh | FTSE 100 | 4,645.01 | 4.685,78 | 40,77 | 0,88 |
Đức | DAX | 5,201.61 | 5.250,74 | 49,13 | 0,94 |
Pháp | CAC 40 | 3,419.69 | 3.450,69 | 31,00 | 0,91 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6,931.80 | 6.789,77 | 142,03 | 2,05 |
Nhật | Nikkei 225 | 10.268,60 | 10.284,96 | 16,35 | 0,16 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.137,70 | 20.305,92 | 168,85 | 0,84 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1,547,06 | 1.550,24 | 3,18 | 0,21 |
Singapore | Straits Times | 2,545.98 | 2.566,82 | 20,84 | 0,82 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.870,63 | 2.910,88 | 40,25 | 1,40 |
Ấn Độ | BSE | 14,784.92 | 15.073,93 | 289,01 | 1,95 |
Australia | ASX | 4,398.10 | 4.385,90 | 12,20 | 0,28 |
Việt Nam | VN-Index | 500,08 | 499,60 | 0,39 | 0,08 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |