Dow Jones tăng phiên thứ 7 liên tiếp
Phố Wall tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch 8/2, nhưng khối lượng giao dịch ở mức thấp
Phố Wall tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch 8/2, nhưng khối lượng giao dịch ở mức thấp cho thấy nhà đầu tư đã bớt tin tưởng đà tăng liên tục này sẽ kéo dài lâu hơn nữa.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 71,52 điểm (+0,59%) lên 12.233,15 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 5,52 điểm (+0,42%) lên 1.324,57 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 13,06 điểm (+0,47%) lên 2.797,05 điểm.
Chỉ khoảng 6,99 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái.
Hôm qua, doanh thu tăng mạnh đáng ngạc nhiên của McDonald đã thúc đẩy sự lạc quan của nhà đầu tư vào hoạt động chi tiêu dùng và dẫn dắt chỉ số Dow Jones tăng phiên thứ 7. Cổ phiếu của McDonald tăng 2,6% lên 75,36 USD, sau khi hãng công bố doanh thu tháng 1 vượt dự báo, nhờ sự hồi phục nhu cầu ở châu Âu.
Trong khi đó, sự yếu ớt của nhóm cổ phiếu năng lượng đã hạn chế đà tăng của S&P 500 và Nasdaq, sau khi Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai thế giới, tiếp tục nâng lãi suất cơ bản chỉ trong vòng có 6 tuần.
Trong phiên giao dịch ngoài giờ, cổ phiếu của hãng Walt Disney tăng mạnh 3,2%, sau khi công ty này báo cáo doanh số và lợi nhuận quý vượt dự báo của giới phân tích. Thêm vào đó, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp cũng hỗ trợ thêm cho thị trường, khi Kindred Healthcare Inc dự định mua RehabCare Group Inc.
Các thị trường chứng khoán châu Âu cũng lên điểm mạnh trong ngày giao dịch 8/2. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 40,30 điểm (+0,67%) lên 6.091,33 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 17,47 điểm (+0,43%) lên 4.108,27 điểm và DAX của Đức tăng 39,62 điểm (+0,54%) lên 7.323,24 điểm.
Trong khi đó, hầu hết các thị trường châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 8/2. Tuy nhiên, chứng khoán Nhật vẫn giữ vững mức cao nhất trong 9 tháng nhờ kỳ vọng đà phục hồi kinh tế tại các quốc gia phát triển sẽ khuyến khích nhà đầu tư chuyển tiền từ các thị trường mới nổi sang các thị trường phát triển.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 43,94 điểm (+0,4%) lên 10.635,98 điểm. Đây là phiên thứ ba liên tiếp, chứng khoán Nhật Bản lên điểm. Với mức tăng từ đầu năm tới nay vào khoảng 4%, Nhật Bản là thị trường tăng điểm mạnh nhất châu Á.
Thị trường Hàn Quốc giảm điểm, do ảnh hưởng từ đà xuống dốc của nhóm cổ phiếu đóng tàu và xuất khẩu. Chỉ số Kospi hạ 0,58% xuống 2.069,70 điểm. Tại Singapore, chỉ số Straits Times hạ 0,28%. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 0,4%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,29%.
Thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục đóng cửa nghỉ tết âm lịch. Dự kiến, thị trường này sẽ giao dịch trở lại vào ngày 9/2.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 71,52 điểm (+0,59%) lên 12.233,15 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 5,52 điểm (+0,42%) lên 1.324,57 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 13,06 điểm (+0,47%) lên 2.797,05 điểm.
Chỉ khoảng 6,99 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái.
Hôm qua, doanh thu tăng mạnh đáng ngạc nhiên của McDonald đã thúc đẩy sự lạc quan của nhà đầu tư vào hoạt động chi tiêu dùng và dẫn dắt chỉ số Dow Jones tăng phiên thứ 7. Cổ phiếu của McDonald tăng 2,6% lên 75,36 USD, sau khi hãng công bố doanh thu tháng 1 vượt dự báo, nhờ sự hồi phục nhu cầu ở châu Âu.
Trong khi đó, sự yếu ớt của nhóm cổ phiếu năng lượng đã hạn chế đà tăng của S&P 500 và Nasdaq, sau khi Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai thế giới, tiếp tục nâng lãi suất cơ bản chỉ trong vòng có 6 tuần.
Trong phiên giao dịch ngoài giờ, cổ phiếu của hãng Walt Disney tăng mạnh 3,2%, sau khi công ty này báo cáo doanh số và lợi nhuận quý vượt dự báo của giới phân tích. Thêm vào đó, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp cũng hỗ trợ thêm cho thị trường, khi Kindred Healthcare Inc dự định mua RehabCare Group Inc.
Các thị trường chứng khoán châu Âu cũng lên điểm mạnh trong ngày giao dịch 8/2. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 40,30 điểm (+0,67%) lên 6.091,33 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 17,47 điểm (+0,43%) lên 4.108,27 điểm và DAX của Đức tăng 39,62 điểm (+0,54%) lên 7.323,24 điểm.
Trong khi đó, hầu hết các thị trường châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 8/2. Tuy nhiên, chứng khoán Nhật vẫn giữ vững mức cao nhất trong 9 tháng nhờ kỳ vọng đà phục hồi kinh tế tại các quốc gia phát triển sẽ khuyến khích nhà đầu tư chuyển tiền từ các thị trường mới nổi sang các thị trường phát triển.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 43,94 điểm (+0,4%) lên 10.635,98 điểm. Đây là phiên thứ ba liên tiếp, chứng khoán Nhật Bản lên điểm. Với mức tăng từ đầu năm tới nay vào khoảng 4%, Nhật Bản là thị trường tăng điểm mạnh nhất châu Á.
Thị trường Hàn Quốc giảm điểm, do ảnh hưởng từ đà xuống dốc của nhóm cổ phiếu đóng tàu và xuất khẩu. Chỉ số Kospi hạ 0,58% xuống 2.069,70 điểm. Tại Singapore, chỉ số Straits Times hạ 0,28%. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 0,4%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,29%.
Thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục đóng cửa nghỉ tết âm lịch. Dự kiến, thị trường này sẽ giao dịch trở lại vào ngày 9/2.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.161,60 | 12.233,20 | 71,52 | 0,59 |
S&P 500 | 1.319,05 | 1.324,57 | 5,52 | 0,42 | |
Nasdaq | 2.783,99 | 2.797,05 | 13,06 | 0,47 | |
Anh | FTSE 100 | 6.051,03 | 6.091,33 | 40,30 | 0,67 |
Pháp | CAC 40 | 4.090,80 | 4.108,27 | 17,47 | 0,43 |
Đức | DAX | 7.283,62 | 7.323,24 | 39,62 | 0,54 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.592,00 | 10.636,00 | 43,94 | 0,41 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.553,60 | 23.484,30 | 69,29 | 0,29 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.798,96 | |||
Đài Loan | Taiwan Weighted | 9.145,35 | 9.111,46 | 33,89 | 0,37 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.081,74 | 2.069,70 | 12,04 | 0,58 |
Singapore | Straits Times | 3.192,18 | 3.185,36 | 6,82 | 0,21 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |