Dow Jones tăng tốc
Dow Jones đã tăng điểm mạnh nhờ kết quả kinh doanh vượt dự báo của 6 tập đoàn trong hàn thử biểu của blue-chip
Dow Jones đã tăng điểm mạnh nhờ kết quả kinh doanh vượt dự báo của 6 tập đoàn trong hàn thử biểu của blue-chip.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 17/10/2009 đã tăng 11.000 lên 531.000 người, từ mức 520.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 10/10/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 5,92 triệu.
Cùng ngày, Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ đấu thầu số trái phiếu trị giá 123 tỷ USD trong tuần tới - cao hơn con số kỷ lục 115 tỷ USD hồi tháng 7/2009. Chính phủ Mỹ sẽ bán 44 tỷ USD giá trị trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, 41 tỷ USD giá trị trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, 31 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 7 tỷ USD trái phiếu được bảo đảm sự trượt giá của lạm phát.
Kết quả kinh doanh vượt dự báo
Trong ngày 22/10, có 6 công ty trong chỉ số Dow Jones công bố kết quả kinh doanh trong quý 3. Cụ thể, Tập đoàn AT&T cho biết đã thu về 3,2 tỷ USD lãi ròng, tương đương 54 cent/cổ phiếu - cao hơn so với mức dự báo 50 cent/cổ phiếu của giới phân tích, từ mức 3,2 tỷ USD (55 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của AT&T giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 30,9 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Tập đoàn 3M công bố đạt 957 triệu USD lợi nhuận sau thuế, tương đương 1,35 USD/cổ phiếu, từ mức 991 triệu USD (1,41 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của hãng giảm 5,6% so với cùng kỳ, xuống 6,2 tỷ USD. Về triển vọng cả năm 2009, 3M dự báo sẽ đạt mức lợi nhuận từ 4,5 - 4,55 USD/cổ phiếu, từ mức 4,1 - 4,3 USD/cổ phiếu được đưa ra trước đó.
Tập đoàn Dược phẩm Merck & Co cho biết đã thu về 3,42 tỷ USD lãi ròng, tương đương 1,61 USD/cổ phiếu, từ mức 1,09 tỷ USD (51 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của hãng tăng 2% lên 6,05 tỷ USD, cao hơn mức dự báo của giới phân tích.
Tập đoàn bảo hiểm Travelers cho biết đã đạt 935 triệu USD lợi nhuận sau thuế, tương đương 1,65 USD/cổ phiếu, từ mức 214 triệu USD (36 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Travelers dự báo sẽ đạt lợi nhuận cả năm 2009 từ 4,8-5,05 USD/cổ phiếu.
Tập đoàn McDonald's thông báo đã thu về 1,26 tỷ USD lãi ròng, tương đương 1,15 USD/cổ phiếu, từ mức 1,19 tỷ USD (1,05 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ. Doanh thu của hãng giảm 4% xuống 6,06 tỷ USD. Như vậy, kết quả lợi nhuận của McDonald's vượt dự báo của giới phân tích nhưng doanh thu lại thấp hơn so với dự báo của giới phân tích.
Cuối cùng, American Express cho biết đã đạt 640 triệu USD lợi nhuận sau thuế, tương đương 53 cent/cổ phiếu, từ mức 815 triệu USD (70 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu của hãng đạt 6 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ.
Trong số 6 tập đoàn trong chỉ số Dow Jones công bố kết quả kinh doanh hôm 22/10 thì chỉ có American Express công bố sau giờ giao dịch, tuy nhiên sức tăng gần 4% của cổ phiếu này trong giờ giao dịch chính thức cũng đã góp phần quan trọng giúp hàn thử biểu của 30 blue-chip tăng mạnh nhất so với hai chỉ số chính còn lại.
25/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones tăng điểm trong phiên này - trái ngược với diễn biến một ngày trước đó, nhờ kết quả kinh doanh vượt dự báo của giới phân tích, thậm chí có hãng lợi nhuận tăng vài lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sức tăng của Dow Jones phiên này không thực sự có đột phá trong phiên mà diễn biến chậm nhưng rất chắc chắn. Điều này cũng tác động tích cực tới S&P 500 và Nasdaq.
Kết quả kinh doanh khả quan của Travelers và PNC Financial đã thúc đẩy khối tài chính tăng điểm mạnh, đưa chỉ số S&P 500 Tài chính tăng 2,9%, chỉ số KBW khối ngân hàng tiến thêm 3,4%.
Các cổ phiếu blue-chip công bố kết quả kinh doanh trong ngày đã tăng điểm mạnh, trong đó cổ phiếu Travelers lên 7,71%, cổ phiếu McDonald's tăng 2,04%, cổ phiếu AT&T nhích 0,62%, cổ phiếu Merck tiến thêm 0,46%, cổ phiếu 3M lên 3,22%.
Với phiên tăng điểm này, Dow Jones lại một lần nữa trong tháng 10 tiến sát ngưỡng 10.100 điểm (trong phiên có lúc vượt ngưỡng 10.100 điểm), còn S&P 500 cũng lên ngưỡng cao nhất trong năm 2009.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 22/10: chỉ số Dow Jones tăng 131,95 điểm, tương đương 1,33%, chốt ở mức 10.081,31
Chỉ số Nasdaq lên 14,56 điểm, tương đương 0,68%, chốt ở mức 2.165,29.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 11,51 điểm, tương ứng 1,06%, đóng cửa ở mức 1.092,91.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang có bài phát biểu quan trọng; công bố kết quả kinh doanh của Microsoft, Honeywell.
VN-Index ngược hướng chứng khoán châu Á
Chứng khoán khu vực tiếp tục giảm điểm, đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương có phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng 3 tuần qua.
Lo ngại Trung Quốc có thể nâng lãi suất cơ bản và Dow Jones mất mốc 10.000 điểm một ngày trước đó, khiến cho thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục xu hướng đi xuống.
Cổ phiếu khối ngân hàng ở Trung Quốc và Nhật ghi nhận mức giảm điểm khá mạnh, qua đó góp phần đẩy hai thị trường này giảm sâu hơn phiên trước đó. Biên độ giảm điểm của phiên này ở các thị trường đều gia tăng so với phiên trước, trong đó thị trường Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ mất hơn 1,2% giá trị.
Đáng chú ý hơn cả là VN-Index đã trở thành chỉ số duy nhất tăng điểm khi kết thúc ngày giao dịch. Đây cũng là phiên thứ hai liên tiếp chứng khoán Việt Nam đi ngược hướng với chứng khoán châu Á và Phố Wall.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 1,1%, xuống 119,22 điểm - đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của thị trường kể từ ngày 1/10/2009.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Trung Quốc vừa cho biết, kinh tế nước này trong quý 3 đã tăng trưởng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các báo cáo công bố cùng ngày cũng cho thấy các hoạt động sản xuất công nghiệp và bán lẻ của Trung Quốc tiếp tục tăng tốc trong tháng 9 với mức tăng lần lượt 13,9% và 15,5%.
Mặc dù đón nhận tin kinh tế phục hồi khả quan nhưng chứng khoán Trung Quốc lại tiếp tục giảm điểm. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite mất 19,18 điểm, tương đương -0,62%, chốt ở mức 3.051,41.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,21%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tiến thêm 0,91 %. Chỉ số ASX của Australia mất 0,57%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc xuống 1,42%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,15%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,48%. Chỉ số ASX của Ấn Độ trượt 1,24%. Chỉ số Nikkei 225 hạ 0,64%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 17/10/2009 đã tăng 11.000 lên 531.000 người, từ mức 520.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 10/10/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 5,92 triệu.
Cùng ngày, Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ đấu thầu số trái phiếu trị giá 123 tỷ USD trong tuần tới - cao hơn con số kỷ lục 115 tỷ USD hồi tháng 7/2009. Chính phủ Mỹ sẽ bán 44 tỷ USD giá trị trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, 41 tỷ USD giá trị trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, 31 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 7 tỷ USD trái phiếu được bảo đảm sự trượt giá của lạm phát.
Kết quả kinh doanh vượt dự báo
Trong ngày 22/10, có 6 công ty trong chỉ số Dow Jones công bố kết quả kinh doanh trong quý 3. Cụ thể, Tập đoàn AT&T cho biết đã thu về 3,2 tỷ USD lãi ròng, tương đương 54 cent/cổ phiếu - cao hơn so với mức dự báo 50 cent/cổ phiếu của giới phân tích, từ mức 3,2 tỷ USD (55 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của AT&T giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 30,9 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Tập đoàn 3M công bố đạt 957 triệu USD lợi nhuận sau thuế, tương đương 1,35 USD/cổ phiếu, từ mức 991 triệu USD (1,41 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của hãng giảm 5,6% so với cùng kỳ, xuống 6,2 tỷ USD. Về triển vọng cả năm 2009, 3M dự báo sẽ đạt mức lợi nhuận từ 4,5 - 4,55 USD/cổ phiếu, từ mức 4,1 - 4,3 USD/cổ phiếu được đưa ra trước đó.
Tập đoàn Dược phẩm Merck & Co cho biết đã thu về 3,42 tỷ USD lãi ròng, tương đương 1,61 USD/cổ phiếu, từ mức 1,09 tỷ USD (51 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của hãng tăng 2% lên 6,05 tỷ USD, cao hơn mức dự báo của giới phân tích.
Tập đoàn bảo hiểm Travelers cho biết đã đạt 935 triệu USD lợi nhuận sau thuế, tương đương 1,65 USD/cổ phiếu, từ mức 214 triệu USD (36 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Travelers dự báo sẽ đạt lợi nhuận cả năm 2009 từ 4,8-5,05 USD/cổ phiếu.
Tập đoàn McDonald's thông báo đã thu về 1,26 tỷ USD lãi ròng, tương đương 1,15 USD/cổ phiếu, từ mức 1,19 tỷ USD (1,05 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ. Doanh thu của hãng giảm 4% xuống 6,06 tỷ USD. Như vậy, kết quả lợi nhuận của McDonald's vượt dự báo của giới phân tích nhưng doanh thu lại thấp hơn so với dự báo của giới phân tích.
Cuối cùng, American Express cho biết đã đạt 640 triệu USD lợi nhuận sau thuế, tương đương 53 cent/cổ phiếu, từ mức 815 triệu USD (70 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu của hãng đạt 6 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ.
Trong số 6 tập đoàn trong chỉ số Dow Jones công bố kết quả kinh doanh hôm 22/10 thì chỉ có American Express công bố sau giờ giao dịch, tuy nhiên sức tăng gần 4% của cổ phiếu này trong giờ giao dịch chính thức cũng đã góp phần quan trọng giúp hàn thử biểu của 30 blue-chip tăng mạnh nhất so với hai chỉ số chính còn lại.
25/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones tăng điểm trong phiên này - trái ngược với diễn biến một ngày trước đó, nhờ kết quả kinh doanh vượt dự báo của giới phân tích, thậm chí có hãng lợi nhuận tăng vài lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sức tăng của Dow Jones phiên này không thực sự có đột phá trong phiên mà diễn biến chậm nhưng rất chắc chắn. Điều này cũng tác động tích cực tới S&P 500 và Nasdaq.
Kết quả kinh doanh khả quan của Travelers và PNC Financial đã thúc đẩy khối tài chính tăng điểm mạnh, đưa chỉ số S&P 500 Tài chính tăng 2,9%, chỉ số KBW khối ngân hàng tiến thêm 3,4%.
Các cổ phiếu blue-chip công bố kết quả kinh doanh trong ngày đã tăng điểm mạnh, trong đó cổ phiếu Travelers lên 7,71%, cổ phiếu McDonald's tăng 2,04%, cổ phiếu AT&T nhích 0,62%, cổ phiếu Merck tiến thêm 0,46%, cổ phiếu 3M lên 3,22%.
Với phiên tăng điểm này, Dow Jones lại một lần nữa trong tháng 10 tiến sát ngưỡng 10.100 điểm (trong phiên có lúc vượt ngưỡng 10.100 điểm), còn S&P 500 cũng lên ngưỡng cao nhất trong năm 2009.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 22/10: chỉ số Dow Jones tăng 131,95 điểm, tương đương 1,33%, chốt ở mức 10.081,31
Chỉ số Nasdaq lên 14,56 điểm, tương đương 0,68%, chốt ở mức 2.165,29.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 11,51 điểm, tương ứng 1,06%, đóng cửa ở mức 1.092,91.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang có bài phát biểu quan trọng; công bố kết quả kinh doanh của Microsoft, Honeywell.
VN-Index ngược hướng chứng khoán châu Á
Chứng khoán khu vực tiếp tục giảm điểm, đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương có phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng 3 tuần qua.
Lo ngại Trung Quốc có thể nâng lãi suất cơ bản và Dow Jones mất mốc 10.000 điểm một ngày trước đó, khiến cho thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục xu hướng đi xuống.
Cổ phiếu khối ngân hàng ở Trung Quốc và Nhật ghi nhận mức giảm điểm khá mạnh, qua đó góp phần đẩy hai thị trường này giảm sâu hơn phiên trước đó. Biên độ giảm điểm của phiên này ở các thị trường đều gia tăng so với phiên trước, trong đó thị trường Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ mất hơn 1,2% giá trị.
Đáng chú ý hơn cả là VN-Index đã trở thành chỉ số duy nhất tăng điểm khi kết thúc ngày giao dịch. Đây cũng là phiên thứ hai liên tiếp chứng khoán Việt Nam đi ngược hướng với chứng khoán châu Á và Phố Wall.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 1,1%, xuống 119,22 điểm - đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của thị trường kể từ ngày 1/10/2009.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Trung Quốc vừa cho biết, kinh tế nước này trong quý 3 đã tăng trưởng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các báo cáo công bố cùng ngày cũng cho thấy các hoạt động sản xuất công nghiệp và bán lẻ của Trung Quốc tiếp tục tăng tốc trong tháng 9 với mức tăng lần lượt 13,9% và 15,5%.
Mặc dù đón nhận tin kinh tế phục hồi khả quan nhưng chứng khoán Trung Quốc lại tiếp tục giảm điểm. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite mất 19,18 điểm, tương đương -0,62%, chốt ở mức 3.051,41.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,21%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tiến thêm 0,91 %. Chỉ số ASX của Australia mất 0,57%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc xuống 1,42%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,15%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,48%. Chỉ số ASX của Ấn Độ trượt 1,24%. Chỉ số Nikkei 225 hạ 0,64%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.949,36 | 10.081,31 | 131,95 | 1,33 |
Nasdaq | 2.150,73 | 2.165,29 | 14,56 | 0,68 | |
S&P 500 | 1.081,40 | 1.092,91 | 11,51 | 1,06 | |
Anh | FTSE 100 | 5.25,85 | 5.207,36 | 50,49 | 0,96 |
Đức | DAX | 5.833,49 | 5.762,93 | 70,56 | 1,21 |
Pháp | CAC 40 | 3.873,22 | 3.820,85 | 52,37 | 1,35 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.701,50 | 7.607,93 | 93,57 | 1,21 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.333,39 | 10.267,17 | 66,22 | 0,64 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.318,11 | 22.210,52 | 107,59 | 0,48 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.653,86 | 1.630,33 | 23,53 | 1,42 |
Singapore | Straits Times | 2.702,68 | 2,688.60 | 3,95 | 0,15 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.070,59 | 3.051,41 | 19,18 | 0,62 |
Ấn Độ | BSE | 17,151.13 | 16,798.84 | 210,33 | 1,24 |
Australia | ASX | 4.846,20 | 4.818,80 | 27,40 | 0,57 |
Việt Nam | VN-Index | 618,48 | 624,10 | 5,62 | 0,91 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |