Dow Jones trượt mạnh nhất kể từ đầu năm
Chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones vừa trải qua một phiên biến động dữ dội do tác động từ hàng loạt tin xấu
Với mức giảm gần 0,8%, chỉ số công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu năm 2012 tới nay, do nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về tình hình Hy Lạp, kết quả cuộc họp định kỳ của Cục Dự trữ Liên bang và việc cổ phiếu của Apple sụt giá.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch đêm qua (15/2), chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 97,33 điểm, tương ứng 0,76%, xuống 12.780,95 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,27 điểm, tương ứng 0,54%, xuống còn 1.343,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite trượt 16 điểm, tương ứng 0,55%, xuống mức 2.915,83 điểm.
Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường khá lớn, với khoảng 7,38 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq. Tỷ lệ cổ phiếu giảm điểm/ tăng điểm ở sàn New York là 1.723/ 1.273, còn ở sàn Nasdaq, số mã giảm điểm là 1.586 so với số tăng là 925.
Thị trường mở phiên tăng điểm nhờ cam kết hỗ trợ châu Âu của Trung Quốc cùng với thông tin GDP quý 4 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng âm 3%, nhờ GDP của Đức và Pháp tăng trưởng tốt hơn dự báo của giới chuyên gia phân tích đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng đảo chiều, sau khi có tin cho biết cuộc điện đàm giữa các bộ trưởng bộ tài chính Khu vực đồng Euro vẫn chưa đi tới một quyết định nào về việc có giải cứu Hy Lạp hay không, dù đã thừa nhận quốc gia này đã tiến bộ đáng kể trong việc thuyết phục nhà tài trợ.
Thị trường cũng bị tác động mạnh sau khi biên bản cuộc họp chính sáng tháng đầu năm 2012 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được công bố cho thấy nhiều quan chức đồng tình với ý kiến nên tiến hành chương trình nới lỏng định lượng thứ 3. Ngoài ra, việc cổ phiếu của Apple rớt giá cũng ảnh hưởng xấu tới thị trường.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Âu cho kết quả trái chiều. Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán Anh quốc hạ nhẹ 0,13% xuống 5.892,16 điểm. Ngược lại, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,44% lên 3.390,35 điểm; và chỉ số DAX của Đức cũng tăng 0,44% lên 6.757,94 điểm.
Trong khi đó, hầu hết các thị trường chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng điểm rất mạnh. Dẫn đầu là thị trường Nhật Bản, với chỉ số Nikkei 225 tăng vọt 2,3% lên 9.260,34 điểm, tiếp đó là chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông tăng 2,14% lên 21.365,20 điểm.
Chỉ số Taiex của chứng khoán Đài Loan cũng tăng mạnh với 1,54% lên 8.005,24 điểm. Chỉ số Kospi của chứng khoán Hàn Quốc tăng 1,13% lên mức 2.025,32 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng 0,94% lên2.366,7 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore cộng 0,81%.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch đêm qua (15/2), chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 97,33 điểm, tương ứng 0,76%, xuống 12.780,95 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,27 điểm, tương ứng 0,54%, xuống còn 1.343,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite trượt 16 điểm, tương ứng 0,55%, xuống mức 2.915,83 điểm.
Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường khá lớn, với khoảng 7,38 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq. Tỷ lệ cổ phiếu giảm điểm/ tăng điểm ở sàn New York là 1.723/ 1.273, còn ở sàn Nasdaq, số mã giảm điểm là 1.586 so với số tăng là 925.
Thị trường mở phiên tăng điểm nhờ cam kết hỗ trợ châu Âu của Trung Quốc cùng với thông tin GDP quý 4 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng âm 3%, nhờ GDP của Đức và Pháp tăng trưởng tốt hơn dự báo của giới chuyên gia phân tích đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng đảo chiều, sau khi có tin cho biết cuộc điện đàm giữa các bộ trưởng bộ tài chính Khu vực đồng Euro vẫn chưa đi tới một quyết định nào về việc có giải cứu Hy Lạp hay không, dù đã thừa nhận quốc gia này đã tiến bộ đáng kể trong việc thuyết phục nhà tài trợ.
Thị trường cũng bị tác động mạnh sau khi biên bản cuộc họp chính sáng tháng đầu năm 2012 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được công bố cho thấy nhiều quan chức đồng tình với ý kiến nên tiến hành chương trình nới lỏng định lượng thứ 3. Ngoài ra, việc cổ phiếu của Apple rớt giá cũng ảnh hưởng xấu tới thị trường.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Âu cho kết quả trái chiều. Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán Anh quốc hạ nhẹ 0,13% xuống 5.892,16 điểm. Ngược lại, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,44% lên 3.390,35 điểm; và chỉ số DAX của Đức cũng tăng 0,44% lên 6.757,94 điểm.
Trong khi đó, hầu hết các thị trường chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng điểm rất mạnh. Dẫn đầu là thị trường Nhật Bản, với chỉ số Nikkei 225 tăng vọt 2,3% lên 9.260,34 điểm, tiếp đó là chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông tăng 2,14% lên 21.365,20 điểm.
Chỉ số Taiex của chứng khoán Đài Loan cũng tăng mạnh với 1,54% lên 8.005,24 điểm. Chỉ số Kospi của chứng khoán Hàn Quốc tăng 1,13% lên mức 2.025,32 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng 0,94% lên2.366,7 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore cộng 0,81%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.878,30 | 12.780,95 | 97,33 | 0,76 |
S&P 500 | 1.350,50 | 1.343,23 | 7,27 | 0,54 | |
Nasdaq | 2.931,83 | 2.915,83 | 16,00 | 0,55 | |
Anh | FTSE 100 | 5.899,87 | 5.892,16 | 7,71 | 0,13 |
Pháp | CAC 40 | 3.375,64 | 3.390,35 | 14,71 | 0,44 |
Đức | DAX | 6.728,19 | 6.757,94 | 29,75 | 0,44 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.052,07 | 9.260,34 | 208,27 | 2,30 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.917,80 | 21.365,20 | 447,40 | 2,14 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.344,77 | 2.366,70 | 21,93 | 0,94 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.884,08 | 8.005,24 | 121,16 | 1,54 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.002,64 | 2.025,32 | 22,68 | 1,13 |
Singapore | Straits Times | 2.987,41 | 3.011,68 | 24,27 | 0,81 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |