Dow Jones và S&P 500 thoát hiểm vào cuối phiên
Ngày 6/1, chứng khoán Mỹ chứng kiến phiên giao dịch nhiều bất ngờ khi các chỉ số giằng co xu thế rất mạnh
Ngày 6/1, chứng khoán Mỹ chứng kiến phiên giao dịch nhiều bất ngờ khi các chỉ số giằng co xu thế rất mạnh và kết thúc bằng việc Dow Jones và S&P 500 tăng điểm, còn Nasdaq thoái lui.
Hôm thứ Tư, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ISM ngành dịch vụ trong tháng 12/2009 đã tăng lên 50,1 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 50,5 điểm của giới phân tích, từ mức 48,7 điểm trong tháng 11.
Chỉ số này nếu ở trên ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng. Ngành dịch vụ vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế ở Mỹ, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, hàng không, khách sạn và nhà hàng.
Cùng ngày, ADP Employer Services cho biết, giới chủ tư nhân ở Mỹ đã cắt giảm 84.000 việc làm trong tháng 12/2009 - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2008, từ mức 145.000 trong tháng 11/2009.
Ngày 8/1 tới, Bộ Lao động Mỹ sẽ chính thức công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2009. Theo giới phân tích nhận định, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng qua có thể lên 10,1%, từ mức 10% của tháng 11.
Nasdaq thoái lui
Mở cửa ngày giao dịch, các chỉ số đều trong xu thế giảm điểm nhẹ. Tuy nhiên, sau khi thông tin về ngành dịch vụ tăng trưởng trở lại và số việc làm bị giới chủ tư nhân cắt giảm ít hơn so với tháng trước, đã giúp cả ba chỉ số có được lực hỗ trợ và đi lên.
Thế nhưng, lực cung trong phiên cũng diễn ra rất mạnh mẽ nên các chỉ số bước vào giai đoạn giằng co xu thế quyết liệt. Dow Jones và S&P 500 về cơ bản vẫn trụ vững, nhưng Nasdaq thì đến gần 12 giờ đã phải thoái lui và không một lần trong quãng thời gian còn lại có thể tăng điểm.
Việc Nasdaq giảm điểm cũng dễ hiểu khi chỉ số này trong hai phiên đầu năm luôn dẫn đầu về biên độ tăng điểm nên hiện tượng chốt lời diễn ra mạnh mẽ.
Ở vị thế tốt hơn, Dow Jones và S&P 500 luôn bám sát về xu thế tăng/giảm và may mắn thoát hiểm vào đúng phút cuối của ngày giao dịch.
Trong phiên này, cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản và năng lượng đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm khi giá dầu tăng phiên thứ 10, đạt trên 83 USD/thùng và giá vàng tiếp tục đi lên.
Với hai phiên gần nhất có biên độ tăng giảm không đáng kể, giới phân tích cho rằng thị trường đang trong giai đoạn tích lũy và chờ thông tin về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2009. Trước mắt, các chỉ số đều có vùng kháng cự mạnh, trong đó đích cần phá vỡ của Dow Jones nằm ở ngưỡng 10.600 điểm.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 6/1 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 6/1: chỉ số Dow Jones tăng 1,66 điểm, tương đương 0,02%, chốt ở mức 10.573,68.
Chỉ số Nasdaq hạ 7,62 điểm, tương đương -0,33%, chốt ở mức 2.301,09.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 0,62 điểm, tương ứng 0,05%, đóng cửa ở mức 1.137,14.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; Ngân hàng Trung ương Anh công bố quyết định về lãi suất cơ bản.
Thứ Sáu: Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2009; công bố về tín dụng tiêu dùng.
Chứng khoán châu Á có phiên tăng điểm thứ ba
Ngày 6/1, chứng khoán châu Á tiếp tục giữ vững sức tăng nhưng biên độ tăng của nhiều thị trường là khá khiêm tốn.
Mở cửa ngày giao dịch, các chỉ số chính đều có được sắc xanh trên bảng điện tử. Tuy nhiên, do yếu tố hỗ trợ không có nhiều nên các thị trường sớm bước vào những đợt giằng co xu thế. Duy trì trong biên độ dao động hẹp, các chỉ số chứng khoán khu vực đã kết thúc ngày giao dịch với mức tăng điểm nhẹ.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này tăng 0,5% lên 124,23 điểm. Như vậy chỉ số này đã tăng được 2,6% giá trị trong 3 phiên đầu năm 2010.
Tại thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 tiếp tục lên điểm nhờ thông tin số đơn đặt hàng lâu bền ở Mỹ tăng khá mạnh. Với phiên tăng điểm này, chỉ số Nikkei 225 đã tăng lên mức cao nhất trong 15 tháng.
Cổ phiếu khối ngân hàng là động lực chính thúc đẩy thị trường lên điểm, trong đó cổ phiếu SMFG tăng 5,5%, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial tiến thêm 4,4%, cổ phiếu Mizuho Financial lên 6,1%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 49,62 điểm, tương đương 0,46%, chốt ở mức 10.731,45.
Tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI đã tăng 0,87% lên 1.705,32, nhờ sự dẫn dắt của cổ phiếu khối công nghệ và đóng tàu. Cổ phiếu Samsung Electronics lên 2,31%, cổ phiếu Hyundai Heavy Industries tiến thêm 3,8%, cổ phiếu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering nhích 4,25%.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,42%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,36%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,15%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 0,62%. Chỉ số Straits Times của Singapore nhích 0,28%. Chỉ số BSE của Ấn Độ lên 0,07%.
Hôm thứ Tư, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ISM ngành dịch vụ trong tháng 12/2009 đã tăng lên 50,1 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 50,5 điểm của giới phân tích, từ mức 48,7 điểm trong tháng 11.
Chỉ số này nếu ở trên ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng. Ngành dịch vụ vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế ở Mỹ, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, hàng không, khách sạn và nhà hàng.
Cùng ngày, ADP Employer Services cho biết, giới chủ tư nhân ở Mỹ đã cắt giảm 84.000 việc làm trong tháng 12/2009 - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2008, từ mức 145.000 trong tháng 11/2009.
Ngày 8/1 tới, Bộ Lao động Mỹ sẽ chính thức công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2009. Theo giới phân tích nhận định, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng qua có thể lên 10,1%, từ mức 10% của tháng 11.
Nasdaq thoái lui
Mở cửa ngày giao dịch, các chỉ số đều trong xu thế giảm điểm nhẹ. Tuy nhiên, sau khi thông tin về ngành dịch vụ tăng trưởng trở lại và số việc làm bị giới chủ tư nhân cắt giảm ít hơn so với tháng trước, đã giúp cả ba chỉ số có được lực hỗ trợ và đi lên.
Thế nhưng, lực cung trong phiên cũng diễn ra rất mạnh mẽ nên các chỉ số bước vào giai đoạn giằng co xu thế quyết liệt. Dow Jones và S&P 500 về cơ bản vẫn trụ vững, nhưng Nasdaq thì đến gần 12 giờ đã phải thoái lui và không một lần trong quãng thời gian còn lại có thể tăng điểm.
Việc Nasdaq giảm điểm cũng dễ hiểu khi chỉ số này trong hai phiên đầu năm luôn dẫn đầu về biên độ tăng điểm nên hiện tượng chốt lời diễn ra mạnh mẽ.
Ở vị thế tốt hơn, Dow Jones và S&P 500 luôn bám sát về xu thế tăng/giảm và may mắn thoát hiểm vào đúng phút cuối của ngày giao dịch.
Trong phiên này, cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản và năng lượng đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm khi giá dầu tăng phiên thứ 10, đạt trên 83 USD/thùng và giá vàng tiếp tục đi lên.
Với hai phiên gần nhất có biên độ tăng giảm không đáng kể, giới phân tích cho rằng thị trường đang trong giai đoạn tích lũy và chờ thông tin về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2009. Trước mắt, các chỉ số đều có vùng kháng cự mạnh, trong đó đích cần phá vỡ của Dow Jones nằm ở ngưỡng 10.600 điểm.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 6/1 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 6/1: chỉ số Dow Jones tăng 1,66 điểm, tương đương 0,02%, chốt ở mức 10.573,68.
Chỉ số Nasdaq hạ 7,62 điểm, tương đương -0,33%, chốt ở mức 2.301,09.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 0,62 điểm, tương ứng 0,05%, đóng cửa ở mức 1.137,14.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; Ngân hàng Trung ương Anh công bố quyết định về lãi suất cơ bản.
Thứ Sáu: Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2009; công bố về tín dụng tiêu dùng.
Chứng khoán châu Á có phiên tăng điểm thứ ba
Ngày 6/1, chứng khoán châu Á tiếp tục giữ vững sức tăng nhưng biên độ tăng của nhiều thị trường là khá khiêm tốn.
Mở cửa ngày giao dịch, các chỉ số chính đều có được sắc xanh trên bảng điện tử. Tuy nhiên, do yếu tố hỗ trợ không có nhiều nên các thị trường sớm bước vào những đợt giằng co xu thế. Duy trì trong biên độ dao động hẹp, các chỉ số chứng khoán khu vực đã kết thúc ngày giao dịch với mức tăng điểm nhẹ.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này tăng 0,5% lên 124,23 điểm. Như vậy chỉ số này đã tăng được 2,6% giá trị trong 3 phiên đầu năm 2010.
Tại thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 tiếp tục lên điểm nhờ thông tin số đơn đặt hàng lâu bền ở Mỹ tăng khá mạnh. Với phiên tăng điểm này, chỉ số Nikkei 225 đã tăng lên mức cao nhất trong 15 tháng.
Cổ phiếu khối ngân hàng là động lực chính thúc đẩy thị trường lên điểm, trong đó cổ phiếu SMFG tăng 5,5%, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial tiến thêm 4,4%, cổ phiếu Mizuho Financial lên 6,1%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 49,62 điểm, tương đương 0,46%, chốt ở mức 10.731,45.
Tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI đã tăng 0,87% lên 1.705,32, nhờ sự dẫn dắt của cổ phiếu khối công nghệ và đóng tàu. Cổ phiếu Samsung Electronics lên 2,31%, cổ phiếu Hyundai Heavy Industries tiến thêm 3,8%, cổ phiếu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering nhích 4,25%.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,42%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,36%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,15%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 0,62%. Chỉ số Straits Times của Singapore nhích 0,28%. Chỉ số BSE của Ấn Độ lên 0,07%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10,572.02 | 10.573,68 | 1,66 | 0,02 |
Nasdaq | 2,308.71 | 2.301,09 | 7,62 | 0,33 | |
S&P 500 | 1,136.52 | 1.137,14 | 0,62 | 0,05 | |
Anh | FTSE 100 | 5,522.50 | 5.530,04 | 7,54 | 0,14 |
Đức | DAX | 6,031.86 | 6.034,33 | 2,47 | 0,04 |
Pháp | CAC 40 | 4,012.91 | 4.012,91 | 1,06 | 0,03 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.211,40 | 8.327,62 | 116,22 | 1,42 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.681,83 | 10.731,45 | 49,62 | 0,46 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.279,58 | 22.416,67 | 137,09 | 0,62 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.690,62 | 1.705,32 | 14,70 | 0,87 |
Singapore | Straits Times | 2.920,28 | 2.928,46 | 8,18 | 0,28 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.277,14 | N/A | N/A | N/A |
Ấn Độ | BSE | 17.684,16 | 17.699,18 | 12,94 | 0,07 |
Australia | ASX | 4.939,50 | 4.946,80 | 7,30 | 0,15 |
Việt Nam | VN-Index | 532,53 | 534,46 | 1,93 | 0,36 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |