Du lịch: “Giá tăng, khách giảm”
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nói về tình hình ngành du lịch trong bối cảnh “bão” giá
Ý kiến của ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, về tình hình ngành du lịch trong bối cảnh “bão” giá.
Ông đánh giá như thế nào về mức độ tăng giá của các dịch vụ du lịch trong thời gian qua?
Do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới nên sức ép giá cả tăng cao, khiến giá dịch vụ du lịch cũng tăng khoảng 30% so với năm 2007. Điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng, khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch của Việt Nam.
Theo con số mới nhất thì tính riêng trong tháng 7/2008, lượng khách tới Việt Nam để du lịch và nghỉ ngơi đã giảm 16,4%. Đây là một trong những khó khăn, tồn tại cần được khắc phục trong những tháng cuối năm 2008.
Tuy nhiên, các bạn cũng có thể thấy hiện ngành du lịch Việt Nam mặc dù gặp khó khăn về giá cả nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, thị trường được mở rộng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Các loại hình du lịch, nhất là loại hình caravan (du lịch bằng xe đường bộ - PV) phát triển mạnh.
Vậy theo ông, ngành du lịch đã có những giải pháp nào để tiếp tục thu hút khách du lịch đến Việt Nam trong thời gian tới?
Hiện nay, Tổng cục Du lịch đang tập trung tháo gỡ khó khăn với thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và chỉ đạo các địa phương vào cuộc. Đặc biệt, tập trung phối hợp ba ngành với mục tiêu: du lịch gắn liền với văn hóa và thể thao. Bên cạnh đó, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành ngoại giao, giao thông vận tải (Cục Hàng không và Đường bộ).
Thời gian qua, Tổng cục Du lịch cũng đã tích cực triển khai các dự án, đề án quy hoạch có tính “dài hơi” nhằm phát triển ngành du lịch. Cục đã trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét phê duyệt chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; đề án phát triển du lịch khu vực biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia; đề án du lịch phát triển biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các chương trình, đề tài, nhiệm vụ ứng dụng vào thực tiễn, các đề tài phát triển sản phẩm du lịch mới như: phát triển du lịch đảo, ven bờ vùng Bắc Bộ.
Trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch cũng sẽ tăng cường liên kết đa ngành, địa phương, đa dạng hóa sản phẩm. Phối hợp với các hoạt động của doanh nghiệp các địa phương từ tháng 7 đến tháng 9/2008, sẽ áp dụng “mùa giảm giá” cho du lịch.
Theo ông, Tổng cục Du lịch có hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong năm 2008?
Mục tiêu doanh thu của ngành du lịch năm 2008 là 64 nghìn tỷ đồng, nhưng đến thời điểm này, ngành du lịch ước đạt khoảng 24 nghìn tỷ đồng.
Với nhiều hoạt động lớn diễn ra trong 5 tháng cuối năm 2008, ngành du lịch có thể sẽ vượt qua chỉ tiêu năm 2008, nhưng do tốc độ “bão giá” diễn ra nhanh chóng, nên chúng ta cần có sự đánh giá, xem xét lại một cách cụ thể và kỹ lưỡng hơn.
Ông đánh giá như thế nào về mức độ tăng giá của các dịch vụ du lịch trong thời gian qua?
Do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới nên sức ép giá cả tăng cao, khiến giá dịch vụ du lịch cũng tăng khoảng 30% so với năm 2007. Điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng, khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch của Việt Nam.
Theo con số mới nhất thì tính riêng trong tháng 7/2008, lượng khách tới Việt Nam để du lịch và nghỉ ngơi đã giảm 16,4%. Đây là một trong những khó khăn, tồn tại cần được khắc phục trong những tháng cuối năm 2008.
Tuy nhiên, các bạn cũng có thể thấy hiện ngành du lịch Việt Nam mặc dù gặp khó khăn về giá cả nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, thị trường được mở rộng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Các loại hình du lịch, nhất là loại hình caravan (du lịch bằng xe đường bộ - PV) phát triển mạnh.
Vậy theo ông, ngành du lịch đã có những giải pháp nào để tiếp tục thu hút khách du lịch đến Việt Nam trong thời gian tới?
Hiện nay, Tổng cục Du lịch đang tập trung tháo gỡ khó khăn với thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và chỉ đạo các địa phương vào cuộc. Đặc biệt, tập trung phối hợp ba ngành với mục tiêu: du lịch gắn liền với văn hóa và thể thao. Bên cạnh đó, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành ngoại giao, giao thông vận tải (Cục Hàng không và Đường bộ).
Thời gian qua, Tổng cục Du lịch cũng đã tích cực triển khai các dự án, đề án quy hoạch có tính “dài hơi” nhằm phát triển ngành du lịch. Cục đã trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét phê duyệt chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; đề án phát triển du lịch khu vực biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia; đề án du lịch phát triển biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các chương trình, đề tài, nhiệm vụ ứng dụng vào thực tiễn, các đề tài phát triển sản phẩm du lịch mới như: phát triển du lịch đảo, ven bờ vùng Bắc Bộ.
Trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch cũng sẽ tăng cường liên kết đa ngành, địa phương, đa dạng hóa sản phẩm. Phối hợp với các hoạt động của doanh nghiệp các địa phương từ tháng 7 đến tháng 9/2008, sẽ áp dụng “mùa giảm giá” cho du lịch.
Theo ông, Tổng cục Du lịch có hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong năm 2008?
Mục tiêu doanh thu của ngành du lịch năm 2008 là 64 nghìn tỷ đồng, nhưng đến thời điểm này, ngành du lịch ước đạt khoảng 24 nghìn tỷ đồng.
Với nhiều hoạt động lớn diễn ra trong 5 tháng cuối năm 2008, ngành du lịch có thể sẽ vượt qua chỉ tiêu năm 2008, nhưng do tốc độ “bão giá” diễn ra nhanh chóng, nên chúng ta cần có sự đánh giá, xem xét lại một cách cụ thể và kỹ lưỡng hơn.