Du lịch hồi sinh, bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng sẽ đón sóng năm 2022
Du lịch khởi sắc thổi bừng sinh khí mới cho thị trường địa ốc. Trong đó phân khúc bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng được kỳ vọng sẽ bật tăng mạnh mẽ...
Gần 6,2 triệu lượt khách du lịch trong dịp Tết vừa qua báo hiệu sự hồi sinh của thị trường du lịch sau 2 năm “ngủ đông”, góp phần tạo lực đẩy cho một năm bùng nổ của bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng.
Sức hút từ những vùng đất được khai mở xứng tầm
Điểm danh những nơi hút khách du lịch Tết Nguyên đán, không thể không nhắc tới các “thủ phủ” Sa Pa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh, Thanh Hóa…
Phú Quốc đón 79.000 khách, công suất phòng đạt 71,3%. Ngoài bãi biển nắng ấm cùng ẩm thực trứ danh, phải kể tới các điểm hút khách “mới toanh” ở phía Nam đảo, như Sun Signature Gallery tại Thị trấn Địa Trung Hải, siêu phẩm trò chơi tàu lượn siêu tốc bằng gỗ lần đầu tiên tại Việt Nam thuộc phân khu chủ đề Exotica Village trên đảo Hòn Thơm do Sun Group giới thiệu.
Từ mùng 2 - 8 Tết, lượng khách đến Hòn Thơm tăng trên 200% so với cùng kỳ năm trước. Các resort nổi tiếng New World Phu Quoc Resort, JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay tại Bãi Kem, hay Premier Village Phu Quoc Resort ở Mũi Ông Đội đều “cháy phòng”.
“Khủng” nhất phải kể đến Tây Ninh với 595.000 lượt khách. Ngược ra phía Bắc, Quảng Ninh đón gần 300.000 khách, tăng 3 lần so với cùng kỳ. Công suất khách sạn 4-5 sao đạt 80-90%, trong đó Premier Village Ha Long Bay tại Bãi Cháy “full” phòng đặt từ trước Tết.
Còn tại Lào Cai, Sa Pa đón hơn 85.000 lượt khách, hơn 1 nửa trong số đó đã trải nghiệm Sun World Fansipan Legend, đem đến lượng khách tăng hơn 330% so với cùng kỳ năm 2021 cho KDL. Đà Nẵng cũng ghi nhận gần 36.000 lượt khách, trong đó khách lưu trú tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ. Các khách sạn, rerort tại Đà Nẵng như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel Premier Han River đạt công suất ấn tượng.
Dấu ấn khởi sắc của các điểm đến hàng đầu cho thấy, du lịch “ngủ đông” chỉ là tạm thời. Ngay khi “bình thường mới”, những nơi được đầu tư du lịch bài bản, chuyên nghiệp đang trở thành thỏi “nam châm” hút khách. Với sức hút ấn tượng, không quá khi nói rằng, “người khai mở” Sun Group đã có tầm nhìn đi trước, phủ áo mới và công trình mới cho hệ sinh thái mình đầu tư, tạo ra nội lực và sự hấp dẫn cho mỗi vùng đất.
Bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng như hổ mọc thêm cánh
Du lịch khởi sắc thổi bừng sinh khí mới cho thị trường địa ốc. Trong đó phân khúc bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng được kỳ vọng sẽ bật tăng mạnh mẽ. Hội môi giới bất động sản Việt Nam đánh giá, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sẽ là điểm sáng hấp dẫn đầu tư năm 2022, với vai trò tiên phong trong thúc đẩy đô thị hoá.
Theo giới chuyên gia, các sản phẩm quy hoạch bài bản, đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn về môi trường du lịch, nghỉ dưỡng, được đầu tư tốt về hạ tầng, vị trí giao thông thuận lợi và được đầu tư bởi các chủ đầu tư uy tín sẽ có tỉ lệ hấp thụ tốt.
Thực tế, dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, song bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng của các chủ đầu tư uy tín vẫn hút khách suốt 2 năm qua. Nổi bật nhất phải kể đến các dự án của Sun Property (Thành viên Tập đoàn Sun Group) - nhà phát triển bất động sản cao cấp gắn với du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam.
Chẳng hạn, tại Phú Quốc, Sun Tropical Village ở Bãi Kem ghi nhận 100% quỹ căn được đăng ký đặt chỗ ngay 2 lần đầu tiên giới thiệu tới khách hàng thân thiết; 100% quỹ căn hộ cao cấp The Sea thuộc dự án Sun Grand City Hillside Residence (Phú Quốc) có chủ ngay ngày đầu ra mắt…
Tại Quảng Ninh, Sun Marina Town (thuộc tổ hợp Sun Marina) ở Hạ Long vừa “chào sân” đã thanh khoản hết 1.500 căn hộ cao cấp. Còn tại Thanh Hóa, Sun Grand Boulevard ghi nhận tỷ lệ đặt chỗ tới 97% các căn shophouse thuộc 4 phân khu đầu tiên sau hơn 1 tháng ra mắt, dự án Sun Riverside Village đang hút khách chưa từng thấy…
Bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng được ví như “hổ mọc thêm cánh” trong năm Nhâm Dần nhờ “bệ phóng” từ chủ trương mở cửa du lịch trên phạm vi toàn quốc của Chính phủ, gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng, sửa đổi nhiều bộ luật như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho thị trường phát triển bền vững.
Nhìn dài hơi, du lịch vẫn là kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nên bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng được coi là “mỏ vàng”. Dự kiến, đến 2025 - 2030, Việt Nam sẽ đón trên 50 triệu khách quốc tế và gần 200 triệu lượt khách nội địa.
Theo thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, đến 2020 mới có 216 dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với chưa đầy 100.000 condotel; villa, biệt thự nghỉ dưỡng chỉ gần 30.000 căn; dòng shophouse mới đạt hơn 15.600 sản phẩm... Đây là con số khiêm tốn, chưa đáp ứng yêu cầu. Giá bất động sản du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam cũng đang thấp hơn nhiều so với thế giới.
“Cú sốc” Covid-19 như một phép thử. Những dự án chất lượng, bài bản của chủ đầu tư uy tín, được đầu tư lớn về kiến trúc, tạo sự khác biệt, nằm trong các quần thể/ hệ sinh thái du lịch quy mô không chỉ giữ chân nhà đầu tư, thanh khoản tốt bất chấp dịch bệnh, mà còn vượt lên, tiên phong dẫn dắt thị trường. “Hiện tượng Sun Property” là minh chứng rõ nét.