Dự luật Thủ đô: Vẫn “siết” điều kiện cư trú tại nội thành
Hạn chế cư trú tại nội thành Hà Nội vẫn là vấn đề gây tranh cãi tại dự án Luật Thủ đô
Mặc dù Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh khẳng định cơ chế đặc thù cho Thủ đô tại dự luật đã khá rõ ràng, song không ít vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa hoàn toàn yên tâm nếu dự luật vẫn tiếp tục được trình ra cuộc hội, tại phiên họp sáng 15/2.
Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có một số thay đổi ở không ít nội dung, trong đó có việc quản lý cư trú.
Đây vốn là vấn đề từng có ý kiến rất khác nhau giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự luật. Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội trước, một số ý kiến đại biểu cũng không tán thành với quy định bổ sung các điều kiện chặt chẽ hơn để được đăng ký cư trú trong nội thành thành phố Hà Nội.
Vì những quy định này không thể giải quyết thực chất vấn đề quá tải hiện nay, vốn dĩ không phải hoàn toàn do nhân khẩu thường trú, mà chủ yếu do nhu cầu nội tại của chính Hà Nội về nguồn nhân lực là lao động tự do.
Theo dự thảo báo cáo, việc bổ sung các điều kiện cư trú chặt chẽ hơn tuy chưa phải là giải pháp tối ưu để quản lý dân cư nhưng cũng một trong nhưng giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư cư trú trong nội thành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chính lý lại nội dung này theo hướng: giữ nguyên các điều kiện đăng ký thường trú tại nội thành thành phố Hà Nội đối với trường hợp được điều động, tuyển dụng, làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại cơ quan, tổ chức thuộc khu vực nhà nước; trường hợp về ở cùng với người thân hoặc trường hợp người trước đây đã từng có hộ khẩu trong nội thành như quy định hiện hành của Luật cư trú.
Dự luật sẽ chỉ quy định các điều kiện đăng ký thường trú trong nội thành thành phố Hà Nội chặt chẽ hơn đối với nhóm đối tượng không thuộc các trường hợp nêu trên.
Cụ thể, với người thuộc nhóm đối tượng này thì được đăng ký thường trú tại nội thành của thành phố Hà Nội khi đáp ứng đủ các điều kiện bao gồm: có việc làm hợp pháp, ổn định ở Hà Nội; có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê lâu dài của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đã tạm trú liên tục tại nơi đề nghị được đăng ký thường trú ít nhất là 3 năm.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng quy định như dự luật sẽ dấn tới sự phân biệt đối xử về mặt chính sách với những người lao động, dù chỉ là giản đơn, phổ thông, đang góp phần vào sự phát triển của Thủ đô.
Ở Bình Dương, nếu không có chính sách tốt với lao động nhập cư thì có ai cống hiến cho địa phương phát triển hay không, bà Mai so sánh.
Vì vậy, theo bà Mai, lao động nhập cư có thể không đăng ký hộ khẩu nhưng con cái họ phải có đầy đủ quyền học hành, chăm sóc sức khỏe.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng cho rằng các biện pháp hành chính để hạn chế dân cư sẽ không có tác dụng. Bởi có cho đăng ký hay không thì những người có nhu cầu vẫn sẽ đến và ở lại Thủ đô.
Vẫn băn khoăn về cơ chế đặc thù và nhiều quy định thiếu khả thi, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được trong luật này.
“Tôi cho rằng nên dừng lại để nhiệm kỳ tới, bàn bạc đưa ra những quy định thấu đáo cho Luật Thủ đô”, ông Thuận đề nghị.
Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có một số thay đổi ở không ít nội dung, trong đó có việc quản lý cư trú.
Đây vốn là vấn đề từng có ý kiến rất khác nhau giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự luật. Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội trước, một số ý kiến đại biểu cũng không tán thành với quy định bổ sung các điều kiện chặt chẽ hơn để được đăng ký cư trú trong nội thành thành phố Hà Nội.
Vì những quy định này không thể giải quyết thực chất vấn đề quá tải hiện nay, vốn dĩ không phải hoàn toàn do nhân khẩu thường trú, mà chủ yếu do nhu cầu nội tại của chính Hà Nội về nguồn nhân lực là lao động tự do.
Theo dự thảo báo cáo, việc bổ sung các điều kiện cư trú chặt chẽ hơn tuy chưa phải là giải pháp tối ưu để quản lý dân cư nhưng cũng một trong nhưng giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư cư trú trong nội thành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chính lý lại nội dung này theo hướng: giữ nguyên các điều kiện đăng ký thường trú tại nội thành thành phố Hà Nội đối với trường hợp được điều động, tuyển dụng, làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại cơ quan, tổ chức thuộc khu vực nhà nước; trường hợp về ở cùng với người thân hoặc trường hợp người trước đây đã từng có hộ khẩu trong nội thành như quy định hiện hành của Luật cư trú.
Dự luật sẽ chỉ quy định các điều kiện đăng ký thường trú trong nội thành thành phố Hà Nội chặt chẽ hơn đối với nhóm đối tượng không thuộc các trường hợp nêu trên.
Cụ thể, với người thuộc nhóm đối tượng này thì được đăng ký thường trú tại nội thành của thành phố Hà Nội khi đáp ứng đủ các điều kiện bao gồm: có việc làm hợp pháp, ổn định ở Hà Nội; có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê lâu dài của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đã tạm trú liên tục tại nơi đề nghị được đăng ký thường trú ít nhất là 3 năm.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng quy định như dự luật sẽ dấn tới sự phân biệt đối xử về mặt chính sách với những người lao động, dù chỉ là giản đơn, phổ thông, đang góp phần vào sự phát triển của Thủ đô.
Ở Bình Dương, nếu không có chính sách tốt với lao động nhập cư thì có ai cống hiến cho địa phương phát triển hay không, bà Mai so sánh.
Vì vậy, theo bà Mai, lao động nhập cư có thể không đăng ký hộ khẩu nhưng con cái họ phải có đầy đủ quyền học hành, chăm sóc sức khỏe.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng cho rằng các biện pháp hành chính để hạn chế dân cư sẽ không có tác dụng. Bởi có cho đăng ký hay không thì những người có nhu cầu vẫn sẽ đến và ở lại Thủ đô.
Vẫn băn khoăn về cơ chế đặc thù và nhiều quy định thiếu khả thi, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được trong luật này.
“Tôi cho rằng nên dừng lại để nhiệm kỳ tới, bàn bạc đưa ra những quy định thấu đáo cho Luật Thủ đô”, ông Thuận đề nghị.