Dù suy thoái, vẫn nên xuất hàng “xịn”
Kinh tế Mỹ suy thoái, nhưng hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường này không nên vì thế mà "bình dân" hóa
Kinh tế Mỹ suy thoái, nhưng hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường này không nên vì thế mà "bình dân" hóa.
Đó là khuyến nghị mới đây của trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ông David Spooner đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam.
Trao đổi với với báo giới, ông nói:
- Tháng 11 vừa qua, ngành bán lẻ Mỹ đã chịu ảnh hưởng nặng nề do sức mua giảm. Theo một số nguồn tin, nhiều tập đoàn bán lẻ còn có khả năng phá sản trước dịp Giáng sinh. Cũng trong tháng này, 500 ngàn người lao động đã bị mất việc làm.
Xu hướng chung là trong tình trạng khó khăn của nền kinh tế như hiện nay, các vụ kiện bán phá giá sẽ tăng lên. Thêm vào đó, do biến động về kinh tế, người dân có tâm lý tiết kiệm hơn trong chi tiêu. Vì vậy, chắc chắn lượng hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có cả hàng dệt may của Việt Nam.
Ở Mỹ hiện là thời gian chuẩn bị chuyển giao quyền lực giữa chính quyền cũ và mới nên hầu hết các tập đoàn đều phải xem xét lại hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, các đơn hàng cũng được đặt với số lượng ít hơn để còn nghe ngóng tình hình.
Tuy nhiên, tất cả những điều này cũng chỉ là tạm thời. Theo dự báo, khoảng 6 tháng nữa, tình hình kinh tế Mỹ có thể sẽ bình ổn hơn.
Có thông tin cho rằng, hiện nay do khó khăn về kinh tế người dân Mỹ đã chuyển sang sử dụng những sản phẩm bình dân. Vì vậy, nhiều đơn hàng đã được chuyển sang Bangladesh. Theo ông, trong bối cảnh này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên phát triển theo định hướng nào?
Trong ngắn hạn, do kinh tế suy thoái, người dân phải thắt chặt chi tiêu, nên số lượng hàng dệt may có chất lượng cao được tiêu thụ đã bị giảm mạnh. Đúng là nhiều đơn hàng không yêu cầu cao về mặt kỹ thuật đã được chuyển sang Bangladesh. Điều này gây thiệt hại không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, về lâu dài, Việt Nam nên tiếp tục tập trung vào những mặt hàng chất lượng cao theo đúng chiến lược phát triển của ngành. Điều này mới tạo nên thương hiệu cũng như giá trị gia tăng cao đối với ngành, chứ không phải là việc làm gia công cho các đơn hàng.
Tính tới thời điểm hiện tại, cơ chế giám sát chống bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã được áp dụng ba năm. Trong thời gian này, Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ có phát hiện thấy những dấu hiệu bán phá giá của sản phẩm dệt may Việt Nam, thưa ông?
Sau ba năm thực hiện cơ chế giám sát chống bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam, những quyết định cuối cùng sẽ được công bố tới đây.
Tuy nhiên, tới thời điểm này đã có thể khẳng định Việt Nam không bán phá giá hàng dệt may. Đây sẽ là thông tin tốt cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Vậy thường thì đâu là căn cứ để Bộ Thương mại Mỹ tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ?
Theo quy định của WTO và luật của Mỹ, điều tra chống bán phá giá có thể do Bộ Thương mại tự khởi xướng dựa trên những thông tin sẵn có. Điều này đã từng xảy ra đối với sản phẩm gỗ của Canada khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2002.
Thứ hai là cơ quan này nhận được đơn kiện từ các doanh nghiệp hoặc hiệp hội ngành hàng trong nước. Bộ Thương mại sẽ so sánh các chứng cứ trong đơn kiện với những thông tin sẵn có hợp lý.
Thông thường là các chứng cứ gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước như: giá bán tại thị trường trong nước giảm, khối lượng sản xuất giảm, khả năng khai thác công suất giảm, doanh thu mất đi do hàng nhập khẩu, khả năng lợi nhuận giảm, số lượng công ăn việc làm giảm, phá sản... Sau khi xem xét và cân nhắc cơ quan này sẽ quyết định là có điều tra hay không.
Về cơ bản, việc được coi là bán phá giá ở thị trường Mỹ là một sản phẩm được bán thấp hơn giá thành hoặc có giá bán tại thị trường này thấp hơn so với giá bán tại thị trường nội địa.
Ngoài ra, doanh nghiệp nộp đơn phải là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó. Nhưng từ khi nhận được đơn, đến khi ra quyết định điều tra cũng phải mất khoảng một năm.
Đó là khuyến nghị mới đây của trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ông David Spooner đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam.
Trao đổi với với báo giới, ông nói:
- Tháng 11 vừa qua, ngành bán lẻ Mỹ đã chịu ảnh hưởng nặng nề do sức mua giảm. Theo một số nguồn tin, nhiều tập đoàn bán lẻ còn có khả năng phá sản trước dịp Giáng sinh. Cũng trong tháng này, 500 ngàn người lao động đã bị mất việc làm.
Xu hướng chung là trong tình trạng khó khăn của nền kinh tế như hiện nay, các vụ kiện bán phá giá sẽ tăng lên. Thêm vào đó, do biến động về kinh tế, người dân có tâm lý tiết kiệm hơn trong chi tiêu. Vì vậy, chắc chắn lượng hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có cả hàng dệt may của Việt Nam.
Ở Mỹ hiện là thời gian chuẩn bị chuyển giao quyền lực giữa chính quyền cũ và mới nên hầu hết các tập đoàn đều phải xem xét lại hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, các đơn hàng cũng được đặt với số lượng ít hơn để còn nghe ngóng tình hình.
Tuy nhiên, tất cả những điều này cũng chỉ là tạm thời. Theo dự báo, khoảng 6 tháng nữa, tình hình kinh tế Mỹ có thể sẽ bình ổn hơn.
Có thông tin cho rằng, hiện nay do khó khăn về kinh tế người dân Mỹ đã chuyển sang sử dụng những sản phẩm bình dân. Vì vậy, nhiều đơn hàng đã được chuyển sang Bangladesh. Theo ông, trong bối cảnh này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên phát triển theo định hướng nào?
Trong ngắn hạn, do kinh tế suy thoái, người dân phải thắt chặt chi tiêu, nên số lượng hàng dệt may có chất lượng cao được tiêu thụ đã bị giảm mạnh. Đúng là nhiều đơn hàng không yêu cầu cao về mặt kỹ thuật đã được chuyển sang Bangladesh. Điều này gây thiệt hại không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, về lâu dài, Việt Nam nên tiếp tục tập trung vào những mặt hàng chất lượng cao theo đúng chiến lược phát triển của ngành. Điều này mới tạo nên thương hiệu cũng như giá trị gia tăng cao đối với ngành, chứ không phải là việc làm gia công cho các đơn hàng.
Tính tới thời điểm hiện tại, cơ chế giám sát chống bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã được áp dụng ba năm. Trong thời gian này, Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ có phát hiện thấy những dấu hiệu bán phá giá của sản phẩm dệt may Việt Nam, thưa ông?
Sau ba năm thực hiện cơ chế giám sát chống bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam, những quyết định cuối cùng sẽ được công bố tới đây.
Tuy nhiên, tới thời điểm này đã có thể khẳng định Việt Nam không bán phá giá hàng dệt may. Đây sẽ là thông tin tốt cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Vậy thường thì đâu là căn cứ để Bộ Thương mại Mỹ tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ?
Theo quy định của WTO và luật của Mỹ, điều tra chống bán phá giá có thể do Bộ Thương mại tự khởi xướng dựa trên những thông tin sẵn có. Điều này đã từng xảy ra đối với sản phẩm gỗ của Canada khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2002.
Thứ hai là cơ quan này nhận được đơn kiện từ các doanh nghiệp hoặc hiệp hội ngành hàng trong nước. Bộ Thương mại sẽ so sánh các chứng cứ trong đơn kiện với những thông tin sẵn có hợp lý.
Thông thường là các chứng cứ gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước như: giá bán tại thị trường trong nước giảm, khối lượng sản xuất giảm, khả năng khai thác công suất giảm, doanh thu mất đi do hàng nhập khẩu, khả năng lợi nhuận giảm, số lượng công ăn việc làm giảm, phá sản... Sau khi xem xét và cân nhắc cơ quan này sẽ quyết định là có điều tra hay không.
Về cơ bản, việc được coi là bán phá giá ở thị trường Mỹ là một sản phẩm được bán thấp hơn giá thành hoặc có giá bán tại thị trường này thấp hơn so với giá bán tại thị trường nội địa.
Ngoài ra, doanh nghiệp nộp đơn phải là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó. Nhưng từ khi nhận được đơn, đến khi ra quyết định điều tra cũng phải mất khoảng một năm.