Đưa lao động đến thị trường thu nhập cao: Chưa hiệu quả!
Lao động Việt Nam khó tiếp cận những thị trường thu nhập cao và đang cần nhiều lao động ngoài nước
Mục tiêu về xuất khẩu lao động đặt ra cho năm 2007 là đưa 80.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài...
Tuy nhiên, đến nay, ngoài những thị trường truyền thống ở Đông Nam Á, Trung Đông vốn chỉ đem lại thu nhập kiểu “xoá đói giảm nghèo”, thì lao động Việt Nam lại khó tiếp cận những thị trường thu nhập cao và đang cần nhiều lao động ngoài nước.
Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều thể hiện lòng quyết tâm đưa lao động Việt Nam vào những thị trường cao cấp. Ông Trần Quốc Ninh, Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, Giám đốc Công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Suleco cho biết: cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Suleco đã rất nỗ lực trong thời gian qua cho việc thăm dò, khai thác các thị trường mới, thị trường thu nhập cao.
Năm 2007, Suleco đặt chỉ tiêu đưa 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài và thị trường Nhật Bản được xác định là thị trường trọng điểm, sẽ đưa đi 500 tu nghiệp sinh. Đặc biệt, cùng với thăm dò, khai thác thị trường Canada, một số nước châu Âu, công ty đã chọn Rumani với lĩnh vực cung ứng lao động ngành may công nghiệp.
Còn Công ty Cổ phần Thương mại Châu Hưng đã đặt mục tiêu năm 2007 sẽ xuất khẩu khoảng 4.000 lao động, trong đó thị trường Malaysia vẫn là trọng điểm với gần 3.000 lao động...
Doanh nghiệp quyết tâm, nhưng không hiệu quả
Mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều rất quyết tâm, thế nhưng thực tế lại cho thấy không hề dễ để có thể vào được các thị trường cao cấp và đầy khó tính này. Mặc dù đã thâm nhập nhiều năm như thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng số lao động có nhu cầu đi vẫn rất lớn và số lao động được tuyển chọn sang các nước này lại quá ít. Còn những thị trường mới như Mỹ, Canada, Australia, Síp, Cộng hòa Czech... thì lao động Việt Nam lại rất khó tiếp cận.
Đơn cử như thị trường Mỹ, hiện tại ở đây chỉ có khoảng 10 lao động Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Số lao động này sang được Mỹ do họ ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ chứ không phải thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam. Thị trường Australia hiện nay cũng đang có 5-6 doanh nghiệp đang thí điểm khai thác, nhưng để đặt ra mục tiêu có thể đưa bao nhiêu lao động sang thị trường này trong năm tới thì không một doanh nghiệp nào dám khẳng định.
Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động TTLC (thuộc Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam-Vinamotor) được phép thí điểm đưa lao động Việt Nam đến Australia. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Văn Hùng, Phó giám đốc TTLC, sau hơn 1 năm triển khai, trong số vài trăm hồ sơ dự tuyển, TTLC mới chỉ đưa được vẻn vẹn 13 lao động đến quốc gia này.
Cần giải pháp đồng bộ
Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: phần lớn những thị trường này có thu nhập cao nên cũng có những quy định khắt khe riêng. Trước tiên, phải phụ thuộc vào các chương trình hợp tác lao động được ký kết giữa hai nước như chương trình cấp phép mới và chương trình thẻ vàng dành cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc. Hay đòi hỏi người lao động Việt Nam phải có trình độ tay nghề nhất định như tuyển chọn tu nghiệp sinh đi Nhật Bản.
Còn về phía thị trường Canada, do Việt Nam chưa ký hiệp định với nước này về công nhận văn bằng, chứng chỉ nên lao động Việt Nam vẫn được xem là không có tay nghề. Để được công nhận, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam phải phối hợp với phía bạn đào tạo nghề để họ cấp chứng chỉ rồi mới được cấp Visa.
Ngoài ra, ngoại ngữ vẫn là rào cản lớn nhất cho các lao động phổ thông Việt Nam. Muốn vào được thị trường Hàn Quốc, người lao động phải trải qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn. Để trúng tuyển các kỳ phỏng vấn sang Canada, Australia, Mỹ..., người lao động phải nói được tiếng Anh lưu loát. Điều này rất khó đối với số lao động phổ thông. Ngoài ra, về phía các doanh nghiệp, thực chất họ cũng chưa “mặn mà” với các thị trường này lắm vì khó tuyển chọn lao động nên hiện nay vẫn đi các bước “thăm dò”.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 8 tháng đầu năm là 55.501 người, đạt 69% so với kế hoạch cả năm và bằng 111% so cùng kỳ năm trước. Chỉ tính riêng trong tháng 8/2007 số lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài là 6.713 người.
Đứng đầu là thị trường Đài Loan với 2.137 người, trong đó 1.256 là nữ; Malaysia là 2.104 người, trong đó nữ là 696; Hàn Quốc là 1.109 người, trong đó 72l là nữ, Nhật Bản 397 người, trong đó 133 là nữ; Brunei là 38 người, trong đó 19 là nữ; Qatar 309 người, Macao là 169 người, trong đó 149 là nữ và các thị trường khác là 450 người.
Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: để thực hiện mục tiêu đưa 80.000 lao động đi xuất khẩu lao động trong năm nay, phải thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp, trong đó giải pháp trọng tâm là phát triển thị trường lao động ngoài nước, trên cơ sở duy trì các thị trường truyền thống, mở rộng khai thác thị trường mới, thị trường có thu nhập cao.
Cụ thể, sẽ tiếp tục đàm phán để ký kết các thỏa thuận và hiệp định về hợp tác lao động với Lào, Libi, Nga..., tiến tới thiết lập quan hệ hợp tác chính thức với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam; hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai đưa lao động sang các thị trường mới như Australia, Canada, Hoa Kỳ, Macao; nghiên cứu giải pháp mở lại thị trường Cộng hòa Czech, Síp; đàm phán để nối lại tiếp nhận lao động ở một số lĩnh vực với Đài Loan.
Cũng theo ông Hòa, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải khảo sát kỹ thị trường, chọn lựa đối tác tin cậy, làm thật tốt công tác tuyển chọn, giáo dục định hướng và quản lý lao động nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Tuy nhiên, đến nay, ngoài những thị trường truyền thống ở Đông Nam Á, Trung Đông vốn chỉ đem lại thu nhập kiểu “xoá đói giảm nghèo”, thì lao động Việt Nam lại khó tiếp cận những thị trường thu nhập cao và đang cần nhiều lao động ngoài nước.
Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều thể hiện lòng quyết tâm đưa lao động Việt Nam vào những thị trường cao cấp. Ông Trần Quốc Ninh, Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, Giám đốc Công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Suleco cho biết: cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Suleco đã rất nỗ lực trong thời gian qua cho việc thăm dò, khai thác các thị trường mới, thị trường thu nhập cao.
Năm 2007, Suleco đặt chỉ tiêu đưa 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài và thị trường Nhật Bản được xác định là thị trường trọng điểm, sẽ đưa đi 500 tu nghiệp sinh. Đặc biệt, cùng với thăm dò, khai thác thị trường Canada, một số nước châu Âu, công ty đã chọn Rumani với lĩnh vực cung ứng lao động ngành may công nghiệp.
Còn Công ty Cổ phần Thương mại Châu Hưng đã đặt mục tiêu năm 2007 sẽ xuất khẩu khoảng 4.000 lao động, trong đó thị trường Malaysia vẫn là trọng điểm với gần 3.000 lao động...
Doanh nghiệp quyết tâm, nhưng không hiệu quả
Mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều rất quyết tâm, thế nhưng thực tế lại cho thấy không hề dễ để có thể vào được các thị trường cao cấp và đầy khó tính này. Mặc dù đã thâm nhập nhiều năm như thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng số lao động có nhu cầu đi vẫn rất lớn và số lao động được tuyển chọn sang các nước này lại quá ít. Còn những thị trường mới như Mỹ, Canada, Australia, Síp, Cộng hòa Czech... thì lao động Việt Nam lại rất khó tiếp cận.
Đơn cử như thị trường Mỹ, hiện tại ở đây chỉ có khoảng 10 lao động Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Số lao động này sang được Mỹ do họ ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ chứ không phải thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam. Thị trường Australia hiện nay cũng đang có 5-6 doanh nghiệp đang thí điểm khai thác, nhưng để đặt ra mục tiêu có thể đưa bao nhiêu lao động sang thị trường này trong năm tới thì không một doanh nghiệp nào dám khẳng định.
Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động TTLC (thuộc Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam-Vinamotor) được phép thí điểm đưa lao động Việt Nam đến Australia. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Văn Hùng, Phó giám đốc TTLC, sau hơn 1 năm triển khai, trong số vài trăm hồ sơ dự tuyển, TTLC mới chỉ đưa được vẻn vẹn 13 lao động đến quốc gia này.
Cần giải pháp đồng bộ
Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: phần lớn những thị trường này có thu nhập cao nên cũng có những quy định khắt khe riêng. Trước tiên, phải phụ thuộc vào các chương trình hợp tác lao động được ký kết giữa hai nước như chương trình cấp phép mới và chương trình thẻ vàng dành cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc. Hay đòi hỏi người lao động Việt Nam phải có trình độ tay nghề nhất định như tuyển chọn tu nghiệp sinh đi Nhật Bản.
Còn về phía thị trường Canada, do Việt Nam chưa ký hiệp định với nước này về công nhận văn bằng, chứng chỉ nên lao động Việt Nam vẫn được xem là không có tay nghề. Để được công nhận, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam phải phối hợp với phía bạn đào tạo nghề để họ cấp chứng chỉ rồi mới được cấp Visa.
Ngoài ra, ngoại ngữ vẫn là rào cản lớn nhất cho các lao động phổ thông Việt Nam. Muốn vào được thị trường Hàn Quốc, người lao động phải trải qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn. Để trúng tuyển các kỳ phỏng vấn sang Canada, Australia, Mỹ..., người lao động phải nói được tiếng Anh lưu loát. Điều này rất khó đối với số lao động phổ thông. Ngoài ra, về phía các doanh nghiệp, thực chất họ cũng chưa “mặn mà” với các thị trường này lắm vì khó tuyển chọn lao động nên hiện nay vẫn đi các bước “thăm dò”.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 8 tháng đầu năm là 55.501 người, đạt 69% so với kế hoạch cả năm và bằng 111% so cùng kỳ năm trước. Chỉ tính riêng trong tháng 8/2007 số lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài là 6.713 người.
Đứng đầu là thị trường Đài Loan với 2.137 người, trong đó 1.256 là nữ; Malaysia là 2.104 người, trong đó nữ là 696; Hàn Quốc là 1.109 người, trong đó 72l là nữ, Nhật Bản 397 người, trong đó 133 là nữ; Brunei là 38 người, trong đó 19 là nữ; Qatar 309 người, Macao là 169 người, trong đó 149 là nữ và các thị trường khác là 450 người.
Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: để thực hiện mục tiêu đưa 80.000 lao động đi xuất khẩu lao động trong năm nay, phải thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp, trong đó giải pháp trọng tâm là phát triển thị trường lao động ngoài nước, trên cơ sở duy trì các thị trường truyền thống, mở rộng khai thác thị trường mới, thị trường có thu nhập cao.
Cụ thể, sẽ tiếp tục đàm phán để ký kết các thỏa thuận và hiệp định về hợp tác lao động với Lào, Libi, Nga..., tiến tới thiết lập quan hệ hợp tác chính thức với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam; hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai đưa lao động sang các thị trường mới như Australia, Canada, Hoa Kỳ, Macao; nghiên cứu giải pháp mở lại thị trường Cộng hòa Czech, Síp; đàm phán để nối lại tiếp nhận lao động ở một số lĩnh vực với Đài Loan.
Cũng theo ông Hòa, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải khảo sát kỹ thị trường, chọn lựa đối tác tin cậy, làm thật tốt công tác tuyển chọn, giáo dục định hướng và quản lý lao động nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.