Dừng cấp phép lập ngân hàng mới
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tạm dừng cấp giấy phép thành lập ngân hàng mới
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tạm dừng cấp giấy phép thành lập ngân hàng mới.
Sáng nay (8/8), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu có văn bản số 7171/NHNN-CNH gửi ban trù bị thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần thông báo ý kiến chỉ đạo nói trên của Thủ tướng Chính phủ.
Theo văn bản này, ngày 29/7/2008, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4944/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tiêu chí thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trong nước cho phù hợp. Trong khi chưa ban hành tiêu chí mới, tạm dừng chưa cho phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới”.
Ngân hàng Nhà nước cho biết hiện đang rà soát, nghiên cứu điều chỉnh quy định về việc thành lập ngân hàng thương mại cổ phần. Vì vậy, cơ quan này tạm dừng việc xem xét tiếp đề nghị cấp giấy phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới của ban trù bị thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần theo chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ.
Mặt khác, trong thời gian chờ ban hành quy định mới về thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước cũng tạm dừng việc tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép mới.
Liên quan đến kế hoạch trên, trả lời VnEconomy trưa nay, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết các tiêu chí cụ thể cũng như tinh thần, lộ trình của việc sửa đổi các tiêu chí hiện chưa thể nói trước, bởi đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, ngày 7/6/2007, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần. Quy chế này cũng đã qua một lần sửa đổi.
Tính đến cuối tháng 7/2008, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận nguyên tắc thành lập cho 10 ngân hàng thương mại cổ phần có sự tham gia góp vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; trong đó đã cấp giấy phép chính thức đi vào hoạt động cho 2 trường hợp là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiên Phong, riêng Ngân hàng Hồng Việt hiện đã có quyết định rút vốn từ cổ đông sáng lập là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tính đến tháng 5/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) vừa chuyển sang mô hình cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển và Nông thôn, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Sáng nay (8/8), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu có văn bản số 7171/NHNN-CNH gửi ban trù bị thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần thông báo ý kiến chỉ đạo nói trên của Thủ tướng Chính phủ.
Theo văn bản này, ngày 29/7/2008, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4944/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tiêu chí thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trong nước cho phù hợp. Trong khi chưa ban hành tiêu chí mới, tạm dừng chưa cho phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới”.
Ngân hàng Nhà nước cho biết hiện đang rà soát, nghiên cứu điều chỉnh quy định về việc thành lập ngân hàng thương mại cổ phần. Vì vậy, cơ quan này tạm dừng việc xem xét tiếp đề nghị cấp giấy phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới của ban trù bị thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần theo chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ.
Mặt khác, trong thời gian chờ ban hành quy định mới về thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước cũng tạm dừng việc tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép mới.
Liên quan đến kế hoạch trên, trả lời VnEconomy trưa nay, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết các tiêu chí cụ thể cũng như tinh thần, lộ trình của việc sửa đổi các tiêu chí hiện chưa thể nói trước, bởi đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, ngày 7/6/2007, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần. Quy chế này cũng đã qua một lần sửa đổi.
Tính đến cuối tháng 7/2008, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận nguyên tắc thành lập cho 10 ngân hàng thương mại cổ phần có sự tham gia góp vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; trong đó đã cấp giấy phép chính thức đi vào hoạt động cho 2 trường hợp là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiên Phong, riêng Ngân hàng Hồng Việt hiện đã có quyết định rút vốn từ cổ đông sáng lập là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tính đến tháng 5/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) vừa chuyển sang mô hình cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển và Nông thôn, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.