Dùng chung cư làm nhà hàng, quán bar sẽ bị phạt đến 60 triệu
Hành vi tự ý cơi nới căn hộ chung cư cũng bị phạt đến 60 triệu đồng
Cá nhân, tổ chức nếu sử dụng căn hộ chung cư để làm nhà hàng, kinh doanh karaoke, quán bar, sửa chữa xe máy...sẽ bị phạt tiền lên tới 60 triệu đồng.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Theo đó, ngoài những quy định trên, nếu cá nhân tổ chức sử dụng chung cư để kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh gas, vật liệu nổ...cũng bị xử phạt như trên. Việc tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức, đục phá, tháo dỡ kết cấu...cũng bị xử phạt đến 60 triệu đồng.
Đối với nhà biệt thự trong các khu đô thị, nếu cá nhân, tổ chức tự ý thay đổi số tầng, kiểu dáng kiến trúc so với quy hoạch sẽ bị phạt tiền đến 120 triệu đồng.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1 tỷ đồng, trong khi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, quản lý nhà ở...tối đa chỉ là 300 triệu đồng. Kèm theo đó là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với tất cả các dạng vi phạm.
Đối với các chủ đầu tư dự án, nếu tổ chức giải phóng mặt bằng sai quy hoạch, đền bù, áp giá đền bù sai sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng.
Chủ đầu tư có công trình vi phạm về thiết kế, quy hoạch, về động thổ, khởi công, lựa chọn nhà thầu, nhà tư vấn không đủ năng lực... sẽ bị phạt từ 15 - 40 triệu đồng.
Đặc biệt, chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ và không bàn giao dự án theo tiến độ đã phê duyệt sẽ bị phạt tiền đến 50 triệu đồng. Các nhà thầu vi phạm đã bị nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm sẽ bị xử phạt 100 triệu - 1 tỷ đồng.
Mới đây, trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, Bộ Xây dựng cũng đã kiến nghị cấm sử dụng nhà ở làm nhà nghỉ. Tuy nhiên, dự định này sau đó đã phải bãi bỏ trước sự phản đối quyết liệt của dư luận. Trong khi đó, hơn 3 năm trước, Bộ Xây dựng cũng đã từng đưa ra quy định cấm sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng, nhưng sau đó đã phải có những điều chỉnh nhất định nhằm phù hợp với thực tế.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Theo đó, ngoài những quy định trên, nếu cá nhân tổ chức sử dụng chung cư để kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh gas, vật liệu nổ...cũng bị xử phạt như trên. Việc tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức, đục phá, tháo dỡ kết cấu...cũng bị xử phạt đến 60 triệu đồng.
Đối với nhà biệt thự trong các khu đô thị, nếu cá nhân, tổ chức tự ý thay đổi số tầng, kiểu dáng kiến trúc so với quy hoạch sẽ bị phạt tiền đến 120 triệu đồng.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1 tỷ đồng, trong khi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, quản lý nhà ở...tối đa chỉ là 300 triệu đồng. Kèm theo đó là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với tất cả các dạng vi phạm.
Đối với các chủ đầu tư dự án, nếu tổ chức giải phóng mặt bằng sai quy hoạch, đền bù, áp giá đền bù sai sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng.
Chủ đầu tư có công trình vi phạm về thiết kế, quy hoạch, về động thổ, khởi công, lựa chọn nhà thầu, nhà tư vấn không đủ năng lực... sẽ bị phạt từ 15 - 40 triệu đồng.
Đặc biệt, chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ và không bàn giao dự án theo tiến độ đã phê duyệt sẽ bị phạt tiền đến 50 triệu đồng. Các nhà thầu vi phạm đã bị nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm sẽ bị xử phạt 100 triệu - 1 tỷ đồng.
Mới đây, trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, Bộ Xây dựng cũng đã kiến nghị cấm sử dụng nhà ở làm nhà nghỉ. Tuy nhiên, dự định này sau đó đã phải bãi bỏ trước sự phản đối quyết liệt của dư luận. Trong khi đó, hơn 3 năm trước, Bộ Xây dựng cũng đã từng đưa ra quy định cấm sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng, nhưng sau đó đã phải có những điều chỉnh nhất định nhằm phù hợp với thực tế.