Sẽ “bơm” hàng trăm tỷ USD để cứu thị trường tài chính
Các ngân hàng trung ương toàn cầu vừa tuyên bố một nỗ lực tổng thể nhằm tăng cường thanh khoản cho thị trường
Các ngân hàng trung ương toàn cầu vừa tuyên bố một nỗ lực tổng thể nhằm tăng cường thanh khoản cho thị trường, ngăn chặn tình hình khủng hoảng tài chính thêm trầm trọng.
Theo đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ngân hàng trung ương các nước Canada, Thụy Sỹ, Nhật Bản (BoJ), và Anh (BoE) đã đi tới nhất trí "bơm" nhiều tỷ USD cùng lúc vào thị trường toàn cầu.
Về phần mình, FED sẽ mở rộng các thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ tạm thời thêm 180 tỷ USD, cho phép các ngân hàng được vay thêm vốn với mức lãi suất thấp hơn.
Theo đó, FED tăng cường giới hạn hoán đổi tiền tệ với ECB từ mức 55 tỷ USD lên mức 110 tỷ USD, với Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ từ mức 15 tỷ USD lên 27 tỷ USD.
Cùng với đó, FED thiết lập thỏa thuận hoán đổi tiền tệ lần đầu tiên với BoJ với mức giới hạn 60 tỷ USD, với BoE ở mức 40 tỷ USD, và Ngân hàng Trung ương Canada ở mức 10 tỷ USD.
Như vậy, tổng số tiền mà các ngân hàng trung ương cung cấp chuyển vào thị trường trong đợt này sẽ là 247 tỷ USD.
Với số tiền trên từ FED, ECB và BoE cho biết, mỗi ngân hàng sẽ "bơm" 40 tỷ USD vốn qua đêm vào các ngân hàng đang khát vốn. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ sẽ cung cấp cho thị trường 10 tỷ USD.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ đẩy mạnh các hoạt động cung cấp USD cho thị trường.
ECB tuyên bố: “Các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ và sẽ có những bước tiến phù hợp để giải quyết các áp lực đang hiện hữu”.
Sự phối hợp hành động này diễn ra sau một loạt biến cố lớn xảy ra ở Phố Wall trong mấy ngày qua, bao gồm vụ phá sản của Lehman Brothers, vụ Merill Lynch bị thâu tóm, và tập đoàn bảo hiểm AIG bị FED tiếp quản.
Với nỗ lực trên của các ngân hàng trung ương, lãi suất qua đêm đồng USD hiện đã giảm xuống còn 2%, so với mức 5% trong ngày 17/9 tại châu Âu và mức 8,5% trong buổi sáng ngày 18/9 tại châu Á.
“Rõ ràng, những biện pháp này chưa phải là những biện pháp giải quyết gốc rễ của vấn đề, nhưng cũng giúp giải tỏa phần nào những căng thẳng hiện nay trên thị trường tiền tệ”, chiến lược gia tiền tệ cao cấp Ian Stannard của ngân hàng BNP Paribas nhận xét.
Trong ngày hôm nay (18/9), ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Australia và Ấn Độ đã đưa thêm 28 tỷ USD vào thị trường tiền tệ.
Trước đó, ngày 17/9, BoJ đã chuyển 3.000 tỷ Yên, tương đương 28,4 tỷ USD vào thị trường. Ngày 16/9, ngân hàng này đã "bơm" 2.700 tỷ Yên vào thị trường.
Cũng trong ngày 17/9, Bộ Tài chính Nga đã cam kết sẽ chuyển 1.130 tỷ Rúp (tương đương 44 tỷ USD) để tăng cường tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng nước này.
Hàn Quốc cũng đã tiến hành bán USD trên thị trường hoán đổi ngoại tệ, trong khi Philippines tiến hành can thiệp để hỗ trợ đồng Peso của nước này. Cơ quan chức năng của Đài Loan tuyên bố thành lập một quỹ hỗ trợ thị trường chứng khoán.
Từ đầu tuần này tới nay, BoE đã chuyển 25 tỷ Bảng (44,8 tỷ USD) vào thị trường. FED cũng đã cung cấp cho hệ thống tài chính 70 tỷ USD.
(Theo Reuters, AP)
Theo đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ngân hàng trung ương các nước Canada, Thụy Sỹ, Nhật Bản (BoJ), và Anh (BoE) đã đi tới nhất trí "bơm" nhiều tỷ USD cùng lúc vào thị trường toàn cầu.
Về phần mình, FED sẽ mở rộng các thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ tạm thời thêm 180 tỷ USD, cho phép các ngân hàng được vay thêm vốn với mức lãi suất thấp hơn.
Theo đó, FED tăng cường giới hạn hoán đổi tiền tệ với ECB từ mức 55 tỷ USD lên mức 110 tỷ USD, với Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ từ mức 15 tỷ USD lên 27 tỷ USD.
Cùng với đó, FED thiết lập thỏa thuận hoán đổi tiền tệ lần đầu tiên với BoJ với mức giới hạn 60 tỷ USD, với BoE ở mức 40 tỷ USD, và Ngân hàng Trung ương Canada ở mức 10 tỷ USD.
Như vậy, tổng số tiền mà các ngân hàng trung ương cung cấp chuyển vào thị trường trong đợt này sẽ là 247 tỷ USD.
Với số tiền trên từ FED, ECB và BoE cho biết, mỗi ngân hàng sẽ "bơm" 40 tỷ USD vốn qua đêm vào các ngân hàng đang khát vốn. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ sẽ cung cấp cho thị trường 10 tỷ USD.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ đẩy mạnh các hoạt động cung cấp USD cho thị trường.
ECB tuyên bố: “Các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ và sẽ có những bước tiến phù hợp để giải quyết các áp lực đang hiện hữu”.
Sự phối hợp hành động này diễn ra sau một loạt biến cố lớn xảy ra ở Phố Wall trong mấy ngày qua, bao gồm vụ phá sản của Lehman Brothers, vụ Merill Lynch bị thâu tóm, và tập đoàn bảo hiểm AIG bị FED tiếp quản.
Với nỗ lực trên của các ngân hàng trung ương, lãi suất qua đêm đồng USD hiện đã giảm xuống còn 2%, so với mức 5% trong ngày 17/9 tại châu Âu và mức 8,5% trong buổi sáng ngày 18/9 tại châu Á.
“Rõ ràng, những biện pháp này chưa phải là những biện pháp giải quyết gốc rễ của vấn đề, nhưng cũng giúp giải tỏa phần nào những căng thẳng hiện nay trên thị trường tiền tệ”, chiến lược gia tiền tệ cao cấp Ian Stannard của ngân hàng BNP Paribas nhận xét.
Trong ngày hôm nay (18/9), ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Australia và Ấn Độ đã đưa thêm 28 tỷ USD vào thị trường tiền tệ.
Trước đó, ngày 17/9, BoJ đã chuyển 3.000 tỷ Yên, tương đương 28,4 tỷ USD vào thị trường. Ngày 16/9, ngân hàng này đã "bơm" 2.700 tỷ Yên vào thị trường.
Cũng trong ngày 17/9, Bộ Tài chính Nga đã cam kết sẽ chuyển 1.130 tỷ Rúp (tương đương 44 tỷ USD) để tăng cường tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng nước này.
Hàn Quốc cũng đã tiến hành bán USD trên thị trường hoán đổi ngoại tệ, trong khi Philippines tiến hành can thiệp để hỗ trợ đồng Peso của nước này. Cơ quan chức năng của Đài Loan tuyên bố thành lập một quỹ hỗ trợ thị trường chứng khoán.
Từ đầu tuần này tới nay, BoE đã chuyển 25 tỷ Bảng (44,8 tỷ USD) vào thị trường. FED cũng đã cung cấp cho hệ thống tài chính 70 tỷ USD.
(Theo Reuters, AP)