Đường sắt sẽ nhảy vào tài chính, chứng khoán
Tổng công ty Đường sắt được tham gia đầu tư vào các ngành tài chính, chứng khoán, viễn thông, bất động sản, bảo hiểm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2007-2010, với mục tiêu phát triển tổng công ty này trở thành tập đoàn kinh tế mạnh trong nước và khu vực.
Theo đó, tổng công ty sẽ liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để làm tổng thầu thực hiện các dự án xây mới đường sắt; nghiên cứu, triển khai các dự án xây dựng đường sắt đến cảng biển, khu mỏ, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm trong cả nước và kết nối với mạng đường sắt hiện tại.
Cũng theo kế hoạch, Tổng công ty sẽ tập trung nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư và bước đầu triển khai xây dựng các tuyến đường sắt quan trọng chiến lược như đường sắt cao tốc Hà Nội-Tp.HCM; đường sắt đôi tốc độ cao Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Đồng Đăng-Hà Nội thành đường đôi.
Tổng công ty sẽ triển khai xây dựng đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Yên Viên-Ngọc Hồi; xây dựng ga Hà Nội thành ga trung tâm của đường sắt vừa là đầu mối trung chuyển, kết nối các loại phương tiện vận tải, vừa là trung tâm dịch vụ đa năng.
Đến năm 2010, vận tải hàng hóa bằng đường sắt dự kiến sẽ đạt 14,1 triệu tấn/năm, hành khách đạt 20,7 triệu lượt khách/năm.
Để thực hiện kế hoạch này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được tham gia đầu tư vào các ngành tài chính, chứng khoán, viễn thông, bất động sản, bảo hiểm; thành lập và phát triển các công ty cổ phần, liên doanh đầu tư kinh doanh bất động sản, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu nhiên liệu, vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành đường sắt và các nhu cầu khác của nền kinh tế quốc dân.
Tổng vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2007-2010 dự kiến khoảng 14.600 tỷ đồng.
Theo đó, tổng công ty sẽ liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để làm tổng thầu thực hiện các dự án xây mới đường sắt; nghiên cứu, triển khai các dự án xây dựng đường sắt đến cảng biển, khu mỏ, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm trong cả nước và kết nối với mạng đường sắt hiện tại.
Cũng theo kế hoạch, Tổng công ty sẽ tập trung nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư và bước đầu triển khai xây dựng các tuyến đường sắt quan trọng chiến lược như đường sắt cao tốc Hà Nội-Tp.HCM; đường sắt đôi tốc độ cao Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Đồng Đăng-Hà Nội thành đường đôi.
Tổng công ty sẽ triển khai xây dựng đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Yên Viên-Ngọc Hồi; xây dựng ga Hà Nội thành ga trung tâm của đường sắt vừa là đầu mối trung chuyển, kết nối các loại phương tiện vận tải, vừa là trung tâm dịch vụ đa năng.
Đến năm 2010, vận tải hàng hóa bằng đường sắt dự kiến sẽ đạt 14,1 triệu tấn/năm, hành khách đạt 20,7 triệu lượt khách/năm.
Để thực hiện kế hoạch này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được tham gia đầu tư vào các ngành tài chính, chứng khoán, viễn thông, bất động sản, bảo hiểm; thành lập và phát triển các công ty cổ phần, liên doanh đầu tư kinh doanh bất động sản, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu nhiên liệu, vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành đường sắt và các nhu cầu khác của nền kinh tế quốc dân.
Tổng vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2007-2010 dự kiến khoảng 14.600 tỷ đồng.