Ế ẩm đồ gỗ nội thất
Sức mua đồ gỗ nội thất sụt giảm mạnh đã khiến các siêu thị không ngừng áp dụng các biện pháp “hút” khách
Sức mua đồ gỗ nội thất sụt giảm mạnh đã khiến các siêu thị không ngừng áp dụng các biện pháp “hút” khách
Giảm 50 - 70%
Theo các siêu thị, công ty, cửa hàng đồ gỗ nội thất, từ đầu năm đến nay tình hình chung của thị trường đồ gỗ nội thất là “ế ẩm chưa từng thấy”. Tại nhiều cửa hàng, siêu thị sức mua giảm từ 50 - 70% so với cùng kỳ các năm trước, thậm chí có nơi giảm đến 80%.
Bà Nguyễn Bích Diệp - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Phân phối Mê Linh (tại Siêu thị Mê Linh Plaza) chuyên về mặt hàng đồ gỗ nội thất cho biết: “Quý I năm nay, chỉ có tháng Tết sức tiêu thụ còn tương đối, từ tháng hai trở đi doanh số bán hàng liên tục giảm, chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm 2008”.
Chị Mai, chủ cửa hàng đồ gỗ Lâm Sơn trên đường Đê La Thành (Hà Nội) thì ngao ngán: "Kinh doanh mặt hàng này cả chục năm nay, nhưng có lẽ đây là năm ế ẩm nhất. So với năm trước, lượng bán ra chỉ bằng 1/4".
Giải thích cho tình trạng ế ẩm này, các ý kiến đều cho rằng nguyên nhân chính vẫn là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, hầu hết người dân đều phải "thắt lưng buộc bụng".
Theo chị Mai, thị trường đồ gỗ nội thất sẽ còn tiếp tục ảm đạm trong 3 đến 4 tháng tới. Nhiều chủ cửa hàng khác cũng chia sẻ, với tình hình này họ chỉ hy vọng vớt vát được vào cuối năm khi mà dự báo kinh tế sẽ dần phục hồi và cũng là chính “vụ” của thị trường nội thất.
Giảm giá, kích cầu
Để thoát khỏi tình trạng ế ẩm, chiêu thức quen thuộc của các siêu thị vẫn là khuyến mại.
Công ty Cổ phần Phân phối Mê Linh đã tung ra chương trình khuyến mại đặc biệt “Siêu khuyến mại kích cầu, cơ hội mua hàng nội thất giá rẻ 10 – 50%” (từ 10/3 đến 31/5). Ngoài ra, công ty này còn liên tiếp đưa ra các sản phẩm mới đa dạng, phong phú về thiết kế theo phong cách hiện đại, màu sắc tươi sáng trẻ trung.
Bà Nguyễn Bích Diệp nói: "Trong giai đoạn khó khăn này, công ty chúng tôi không đặt vấn đề lợi nhuận lên đầu mà muốn chỉ muốn đẩy mạnh lượng tiêu thụ để đảm bảo công việc cho nhân viên".
Siêu thị đồ gỗ Nhà Đẹp cũng đang áp dụng khuyến mại từ 10-50% cho các sản phẩm đến hết ngày 15/5 nhằm kích cầu tiêu dùng.
Trông chờ cuối năm
Còn tại các cửa hàng đồ gỗ nhỏ hầu như vẫn “án binh”. Anh Nguyễn Trí Đạt, chủ cửa hàng đồ gỗ nội thất Đồng Phát (546 Đê La Thành) cho biết: “Hiện tại sức mua các mặt hàng này đã giảm tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái, vì vậy việc giảm giá chắc chắn các cửa hàng sẽ phải tính tới”.
Theo anh Đạt, tuy các siêu thị đang giảm từ 10 - 50% nhưng thực tế họ vẫn có lãi, lãi do thương hiệu. Còn với các cửa hàng nhỏ, nếu giảm giá như trên thu sẽ không đủ bù đắp chi phí.
Mặt khác, tâm lý chung của một số chủ cửa hàng bán đồ gỗ nội thất nhỏ vẫn là chấp nhận ế ẩm trong 3 tháng hè (tháng 4, 5, 6), do đây không phải là “mùa” của mặt hàng này và sẽ tập trung kéo lại vào những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, theo “bật mí” của anh Trần Văn Phương, chủ một cửa hàng đồ gỗ trên đường Hoàng Hoa Thám: “Hầu hết các đơn đặt hàng của chúng tôi nhận được từ đầu năm đều yêu cầu mẫu mã phải bắt mắt, sang trọng nhưng giá tiền lại vừa phải. Điều này bắt buộc chúng tôi phải lựa chọn nguyên liệu phù hợp với mức giá và chất lượng sản phẩm sẽ phải giảm, nhưng không đáng kể”.
Giảm 50 - 70%
Theo các siêu thị, công ty, cửa hàng đồ gỗ nội thất, từ đầu năm đến nay tình hình chung của thị trường đồ gỗ nội thất là “ế ẩm chưa từng thấy”. Tại nhiều cửa hàng, siêu thị sức mua giảm từ 50 - 70% so với cùng kỳ các năm trước, thậm chí có nơi giảm đến 80%.
Bà Nguyễn Bích Diệp - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Phân phối Mê Linh (tại Siêu thị Mê Linh Plaza) chuyên về mặt hàng đồ gỗ nội thất cho biết: “Quý I năm nay, chỉ có tháng Tết sức tiêu thụ còn tương đối, từ tháng hai trở đi doanh số bán hàng liên tục giảm, chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm 2008”.
Chị Mai, chủ cửa hàng đồ gỗ Lâm Sơn trên đường Đê La Thành (Hà Nội) thì ngao ngán: "Kinh doanh mặt hàng này cả chục năm nay, nhưng có lẽ đây là năm ế ẩm nhất. So với năm trước, lượng bán ra chỉ bằng 1/4".
Giải thích cho tình trạng ế ẩm này, các ý kiến đều cho rằng nguyên nhân chính vẫn là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, hầu hết người dân đều phải "thắt lưng buộc bụng".
Theo chị Mai, thị trường đồ gỗ nội thất sẽ còn tiếp tục ảm đạm trong 3 đến 4 tháng tới. Nhiều chủ cửa hàng khác cũng chia sẻ, với tình hình này họ chỉ hy vọng vớt vát được vào cuối năm khi mà dự báo kinh tế sẽ dần phục hồi và cũng là chính “vụ” của thị trường nội thất.
Giảm giá, kích cầu
Để thoát khỏi tình trạng ế ẩm, chiêu thức quen thuộc của các siêu thị vẫn là khuyến mại.
Công ty Cổ phần Phân phối Mê Linh đã tung ra chương trình khuyến mại đặc biệt “Siêu khuyến mại kích cầu, cơ hội mua hàng nội thất giá rẻ 10 – 50%” (từ 10/3 đến 31/5). Ngoài ra, công ty này còn liên tiếp đưa ra các sản phẩm mới đa dạng, phong phú về thiết kế theo phong cách hiện đại, màu sắc tươi sáng trẻ trung.
Bà Nguyễn Bích Diệp nói: "Trong giai đoạn khó khăn này, công ty chúng tôi không đặt vấn đề lợi nhuận lên đầu mà muốn chỉ muốn đẩy mạnh lượng tiêu thụ để đảm bảo công việc cho nhân viên".
Siêu thị đồ gỗ Nhà Đẹp cũng đang áp dụng khuyến mại từ 10-50% cho các sản phẩm đến hết ngày 15/5 nhằm kích cầu tiêu dùng.
Trông chờ cuối năm
Còn tại các cửa hàng đồ gỗ nhỏ hầu như vẫn “án binh”. Anh Nguyễn Trí Đạt, chủ cửa hàng đồ gỗ nội thất Đồng Phát (546 Đê La Thành) cho biết: “Hiện tại sức mua các mặt hàng này đã giảm tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái, vì vậy việc giảm giá chắc chắn các cửa hàng sẽ phải tính tới”.
Theo anh Đạt, tuy các siêu thị đang giảm từ 10 - 50% nhưng thực tế họ vẫn có lãi, lãi do thương hiệu. Còn với các cửa hàng nhỏ, nếu giảm giá như trên thu sẽ không đủ bù đắp chi phí.
Mặt khác, tâm lý chung của một số chủ cửa hàng bán đồ gỗ nội thất nhỏ vẫn là chấp nhận ế ẩm trong 3 tháng hè (tháng 4, 5, 6), do đây không phải là “mùa” của mặt hàng này và sẽ tập trung kéo lại vào những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, theo “bật mí” của anh Trần Văn Phương, chủ một cửa hàng đồ gỗ trên đường Hoàng Hoa Thám: “Hầu hết các đơn đặt hàng của chúng tôi nhận được từ đầu năm đều yêu cầu mẫu mã phải bắt mắt, sang trọng nhưng giá tiền lại vừa phải. Điều này bắt buộc chúng tôi phải lựa chọn nguyên liệu phù hợp với mức giá và chất lượng sản phẩm sẽ phải giảm, nhưng không đáng kể”.