EU bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam
Vào ngày 31/3 tới đây, EU sẽ chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc
Thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc do Liên minh châu Âu (EU) đang áp dụng sẽ chính thức chấm dứt vào ngày 31/3 tới đây.
Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cho hay, thông tin trên là nội dung chính trong Thông báo số 2011/C 82/04 của Uỷ ban châu Âu (EC) đã được trên Công báo của EU, vào ngày 16/3.
Tuy nhiên, “EC cũng quyết định sẽ áp dụng cơ chế giám sát việc nhập khẩu giày mũ da từ Việt Nam và Trung Quốc thêm 1 năm nữa để có sẵn số liệu áp dụng cho các biện pháp khẩn cấp nếu cần”, ông Vũ Bá Phú, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết thêm khi trao đổi với VnEconomy, chiều 17/3.
Trước đó, mặc dù đa số thành viên EU không ủng hộ việc kéo dài thời gian áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam, nhưng vào ngày 17/12/2009, EC đã quyết định kéo dài thêm 15 tháng- thời gian áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam.
Từ tháng 10/2006, EC bắt đầu áp dụng mức thuế 16,5% đối với giày mũ da của Trung Quốc nhập khẩu vào EU và 10% đối với giày cùng loại của Việt Nam như một biện pháp chống bán phá giá.
Sau đó, rất nhiều hiệp hội, tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp của EU (thậm chí kể cả doanh nghiệp sản xuất giày dép) đã phản đối việc kéo dài thuế chống bán phá giá này. Các ý kiến đều cho đây là biện pháp bảo hộ cho một vài doanh nghiệp ngành giày dép có khả năng cạnh tranh hạn chế, trong khi bỏ qua quyền và lợi ích chính đáng của nhà sản xuất và công nhân Việt Nam, người tiêu dùng, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ… của EU.
Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cho hay, thông tin trên là nội dung chính trong Thông báo số 2011/C 82/04 của Uỷ ban châu Âu (EC) đã được trên Công báo của EU, vào ngày 16/3.
Tuy nhiên, “EC cũng quyết định sẽ áp dụng cơ chế giám sát việc nhập khẩu giày mũ da từ Việt Nam và Trung Quốc thêm 1 năm nữa để có sẵn số liệu áp dụng cho các biện pháp khẩn cấp nếu cần”, ông Vũ Bá Phú, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết thêm khi trao đổi với VnEconomy, chiều 17/3.
Trước đó, mặc dù đa số thành viên EU không ủng hộ việc kéo dài thời gian áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam, nhưng vào ngày 17/12/2009, EC đã quyết định kéo dài thêm 15 tháng- thời gian áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam.
Từ tháng 10/2006, EC bắt đầu áp dụng mức thuế 16,5% đối với giày mũ da của Trung Quốc nhập khẩu vào EU và 10% đối với giày cùng loại của Việt Nam như một biện pháp chống bán phá giá.
Sau đó, rất nhiều hiệp hội, tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp của EU (thậm chí kể cả doanh nghiệp sản xuất giày dép) đã phản đối việc kéo dài thuế chống bán phá giá này. Các ý kiến đều cho đây là biện pháp bảo hộ cho một vài doanh nghiệp ngành giày dép có khả năng cạnh tranh hạn chế, trong khi bỏ qua quyền và lợi ích chính đáng của nhà sản xuất và công nhân Việt Nam, người tiêu dùng, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ… của EU.