EU lập quỹ 1 tỷ Euro đối phó với khủng hoảng lương thực
EU sẽ dành 1 tỷ Euro (khoảng 2 tỷ USD) trợ cấp nông nghiệp cho nông dân ở những nước đang phát triển để đối phó với tình trạng thiếu lương thực
Theo Reuters, Cao ủy Phát triển và Nông nghiệp Liên minh châu Âu (EU), EU sẽ dành 1 tỷ Euro (khoảng 2 tỷ USD) trợ cấp nông nghiệp cho nông dân ở những nước đang phát triển để đối phó với tình trạng thiếu lương thực hiện nay.
Theo đó EU sẽ thành lập một quỹ 750 triệu Euro trong năm nay và 250 triệu Euro vào năm 2009 từ nguồn tiền được dành để mua các nông sản chưa bán của EU - giờ đây không còn cần thiết vì nhu cầu lương thực gia tăng.
Phần lớn trong số 1 tỷ Euro sẽ được dùng để mua phân bón và hạt giống hoặc để hỗ trợ các biện pháp nhằm tăng sản lượng nông nghiệp và gần 15% có thể được sử dụng vào viện trợ lương thực.
Số tiền này cũng có thể trao cho các tổ chức quốc tế, trực tiếp cho nông dân, các công ty hoặc những tổ chức từ thiện cũng như các chính phủ hoặc các dự án khu vực. Ủy viên châu Âu phụ trách nông nghiệp Mariann Fischer Boel cho biết Ủy ban châu Âu (EC) sẽ nhất trí kế hoạch này trong thời gian tới.
Ngoài ra, theo đề xuất trên, năm nay và năm tiếp theo, thế giới sẽ cần 18 tỷ Euro để giúp 59 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. EU sẽ cung cấp 10% trong số tiền này và cam kết dành 800 triệu Euro thông qua chương trình viện trợ của họ.
Theo đó EU sẽ thành lập một quỹ 750 triệu Euro trong năm nay và 250 triệu Euro vào năm 2009 từ nguồn tiền được dành để mua các nông sản chưa bán của EU - giờ đây không còn cần thiết vì nhu cầu lương thực gia tăng.
Phần lớn trong số 1 tỷ Euro sẽ được dùng để mua phân bón và hạt giống hoặc để hỗ trợ các biện pháp nhằm tăng sản lượng nông nghiệp và gần 15% có thể được sử dụng vào viện trợ lương thực.
Số tiền này cũng có thể trao cho các tổ chức quốc tế, trực tiếp cho nông dân, các công ty hoặc những tổ chức từ thiện cũng như các chính phủ hoặc các dự án khu vực. Ủy viên châu Âu phụ trách nông nghiệp Mariann Fischer Boel cho biết Ủy ban châu Âu (EC) sẽ nhất trí kế hoạch này trong thời gian tới.
Ngoài ra, theo đề xuất trên, năm nay và năm tiếp theo, thế giới sẽ cần 18 tỷ Euro để giúp 59 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. EU sẽ cung cấp 10% trong số tiền này và cam kết dành 800 triệu Euro thông qua chương trình viện trợ của họ.