Euro "siêu mạnh" đe dọa kinh tế châu Âu
Những lo ngại về việc kinh tế châu Âu sẽ đột ngột suy thoái càng căng thẳng thêm trong bối cảnh đồng Euro liên tục tăng giá so với USD
Những lo ngại về việc kinh tế châu Âu sẽ đột ngột suy thoái càng căng thẳng thêm trong bối cảnh đồng Euro liên tục tăng giá và đạt kỷ lục mới so với USD. Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 21/9, đồng Euro đạt mức 1 Euro đổi được 1,441 USD.
Việc đồng Euro không ngừng leo thang đã khiến hãng sản xuất máy bay Airbus do Pháp và Đức quản lý phải ra tuyên bố cho biết, trong thời gian tới, rất có thể hãng sẽ phải cắt giảm chi phí nhiều hơn so với dự kiến để cải thiện tình hình tài chính.
“Nếu đồng Euro duy trì ở mức 1 Euro ăn 1,45 USD, chúng tôi sẽ cần phải có thêm 1 tỷ Euro,” Fabrice Bregier, Giám đốc điều hành của Airbus cho biết.
Trên thực tế, hãng Airbus dễ bị tổn thương trước đồng Euro mạnh vì hãng này thu về bằng đồng USD nhưng lại chi trả khoảng một nửa chi phí hoạt động bằng đồng Euro. Điều này khiến Airbus gặp bất lợi lớn trong cuộc cạnh tranh với đối thủ Mỹ Boeing.
Hiện Airbus đang tiến hành một chiến dịch cắt giảm chi phí do phải đối mặt với những khoản lỗ khổng lồ từ việc sản xuất máy bay A380. Theo kế hoạch này, Airbus dự định cắt giảm chi phí mỗi năm một khoảng 2,8 tỷ USD từ nay đến năm 2010 bằng cách bán lại nhiều nhà máy và sa thải khoảng 10.000 công nhân. Giám đốc điều hành Bregier cho biết, kế hoạch này được lập trên cơ sở tỷ giá hối đoái là 1 Euro đổi được 1,35 USD, thấp hơn nhiều so với mức tỷ giá hiện tại.
Điều khiến các nhà kinh tế học lo ngại hơn nữa là chỉ số quản lý mua (PMI) trong cuộc điều tra hàng tháng vừa tiến hành tại 13 nước khu vực sử dụng đồng EUR đã giảm mạnh. Chỉ số PMI trong lĩnh vực dịch vụ giảm 4 điểm trong tháng 9, mức giảm thấp nhất từ trước đến nay của chỉ số này. Điều này cho thấy sức mua của lĩnh vực này đang giảm ở tốc độ nhanh chóng hơn so với những gì mà các chuyên gia kinh tế dự báo.
Theo giới chuyên gia, đây là một bằng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu trên thị trường thế chấp Mỹ và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này tới các ngân hàng ở Anh và Đức đã bắt đầu lan sang toàn bộ nền kinh tế châu lục.
“Đây là một điều hoàn toàn bất ngờ theo nghĩa tiêu cực. Chuyện châu Âu không bị ảnh hưởng thực sự bởi những gì đang diễn ra ở Mỹ có lẽ không phải là sự thật,” Thomas Mayer, chuyên gia kinh tế trưởng tại khu vực châu Âu của Deutsche Bank nói. Nhưng theo Mayer, vẫn còn sớm để nói đến suy thoái kinh tế của châu Âu, vì Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hoãn lại việc tăng lãi suất đồng Euro và bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để ngăn chặn cuộc khủng khoảng tín dụng chuyển thành một cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô rộng lớn hơn.
Tuy vậy, tốc độ ảnh hưởng từ tình trạng rối ren trên các thị trường tài chính đối với những số liệu về sức mua đã khiến phần lớn các chuyên gia đang phải điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng kinh tế đối với khu vực châu Âu trong năm tới. “Tình hình khiến tôi cảm thấy lo lắng,” Erik Neilson, chuyên gia kinh tế trưởng của Goldman Sachs ở châu Âu cho biết. Chuyên gia này đã giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế dành cho khu vực châu Âu trong năm 2008 xuống mức 2% từ mức 2,3% trước đó.
Việc đồng Euro tăng giá kỷ lục so với USD lại bổ sung thêm một nhân tố khó đoán biết nữa về tăng trưởng kinh tế châu Âu. Để đối phó với tình hình, phần lớn các nhà xuất khẩu châu Âu đã tìm cách cắt giảm chi phí hoặc chuyển sản xuất sang những quốc gia không sử dụng đồng Euro. Tuy nhiên, một số nhà xuất khẩu khác cùng với các nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt là các nhà lãnh đạo của Pháp, đã lên tiếng kêu gọi ECB tiến hành các biện pháp để ngăn chặn sự tăng giá của đồng Euro.
“Chúng tôi hy vọng trong cuộc họp vào tháng 10 tới, ECB sẽ xem xét những hậu quả của việc đồng Euro tăng giá và thực hiện các biện pháp phù hợp,” Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde nói.
Tuy nhiên, ECB coi những đề nghị như vậy là sự can thiệp chính trị và đã có những phản ứng gay gắt trước những tuyên bố của phía Pháp. Trong một bài phát biểu hôm 21/9, Lorenzo Bini Smaghi, một thành viên trong Ban Giám đốc ECB nói: “Không có một quốc gia nào khác mà chính quyền lại liên tục có những phát biểu thiếu hợp tác như thế về vấn đề tỷ giá hối đoái.” Ông nói thêm, những phát biểu như thế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin đối với chính sách tiền tệ của châu Âu.
Các nhà kinh tế cho rằng, mức độ phản ứng ở mỗi quốc gia tỷ lệ thuận với tính dễ bị tổn thương của đồng nội tệ nước đó. Các quan chức của Đức phản ứng tương đối ít trước việc đồng Euro tăng giá và vấn đề tỷ giá hối đoái không phải là một chủ đề trung tâm tại Triển lãm Ôtô Frankfurt, mặc dù các hãng sản xuất ôtô của nước này phụ thuộc nhiều vào doanh số tiêu thụ tại Mỹ.
“Chắc chắn tình hình của các hãng xuất khẩu Đức tốt hơn các công ty Pháp. Về chi phí lao động, tình hình ở Italy cũng khả quan hơn ở Pháp,” chuyên gia Neilsen của Goldman Sachs nhận định.
(Theo IHT)
Việc đồng Euro không ngừng leo thang đã khiến hãng sản xuất máy bay Airbus do Pháp và Đức quản lý phải ra tuyên bố cho biết, trong thời gian tới, rất có thể hãng sẽ phải cắt giảm chi phí nhiều hơn so với dự kiến để cải thiện tình hình tài chính.
“Nếu đồng Euro duy trì ở mức 1 Euro ăn 1,45 USD, chúng tôi sẽ cần phải có thêm 1 tỷ Euro,” Fabrice Bregier, Giám đốc điều hành của Airbus cho biết.
Trên thực tế, hãng Airbus dễ bị tổn thương trước đồng Euro mạnh vì hãng này thu về bằng đồng USD nhưng lại chi trả khoảng một nửa chi phí hoạt động bằng đồng Euro. Điều này khiến Airbus gặp bất lợi lớn trong cuộc cạnh tranh với đối thủ Mỹ Boeing.
Hiện Airbus đang tiến hành một chiến dịch cắt giảm chi phí do phải đối mặt với những khoản lỗ khổng lồ từ việc sản xuất máy bay A380. Theo kế hoạch này, Airbus dự định cắt giảm chi phí mỗi năm một khoảng 2,8 tỷ USD từ nay đến năm 2010 bằng cách bán lại nhiều nhà máy và sa thải khoảng 10.000 công nhân. Giám đốc điều hành Bregier cho biết, kế hoạch này được lập trên cơ sở tỷ giá hối đoái là 1 Euro đổi được 1,35 USD, thấp hơn nhiều so với mức tỷ giá hiện tại.
Điều khiến các nhà kinh tế học lo ngại hơn nữa là chỉ số quản lý mua (PMI) trong cuộc điều tra hàng tháng vừa tiến hành tại 13 nước khu vực sử dụng đồng EUR đã giảm mạnh. Chỉ số PMI trong lĩnh vực dịch vụ giảm 4 điểm trong tháng 9, mức giảm thấp nhất từ trước đến nay của chỉ số này. Điều này cho thấy sức mua của lĩnh vực này đang giảm ở tốc độ nhanh chóng hơn so với những gì mà các chuyên gia kinh tế dự báo.
Theo giới chuyên gia, đây là một bằng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu trên thị trường thế chấp Mỹ và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này tới các ngân hàng ở Anh và Đức đã bắt đầu lan sang toàn bộ nền kinh tế châu lục.
“Đây là một điều hoàn toàn bất ngờ theo nghĩa tiêu cực. Chuyện châu Âu không bị ảnh hưởng thực sự bởi những gì đang diễn ra ở Mỹ có lẽ không phải là sự thật,” Thomas Mayer, chuyên gia kinh tế trưởng tại khu vực châu Âu của Deutsche Bank nói. Nhưng theo Mayer, vẫn còn sớm để nói đến suy thoái kinh tế của châu Âu, vì Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hoãn lại việc tăng lãi suất đồng Euro và bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để ngăn chặn cuộc khủng khoảng tín dụng chuyển thành một cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô rộng lớn hơn.
Tuy vậy, tốc độ ảnh hưởng từ tình trạng rối ren trên các thị trường tài chính đối với những số liệu về sức mua đã khiến phần lớn các chuyên gia đang phải điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng kinh tế đối với khu vực châu Âu trong năm tới. “Tình hình khiến tôi cảm thấy lo lắng,” Erik Neilson, chuyên gia kinh tế trưởng của Goldman Sachs ở châu Âu cho biết. Chuyên gia này đã giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế dành cho khu vực châu Âu trong năm 2008 xuống mức 2% từ mức 2,3% trước đó.
Việc đồng Euro tăng giá kỷ lục so với USD lại bổ sung thêm một nhân tố khó đoán biết nữa về tăng trưởng kinh tế châu Âu. Để đối phó với tình hình, phần lớn các nhà xuất khẩu châu Âu đã tìm cách cắt giảm chi phí hoặc chuyển sản xuất sang những quốc gia không sử dụng đồng Euro. Tuy nhiên, một số nhà xuất khẩu khác cùng với các nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt là các nhà lãnh đạo của Pháp, đã lên tiếng kêu gọi ECB tiến hành các biện pháp để ngăn chặn sự tăng giá của đồng Euro.
“Chúng tôi hy vọng trong cuộc họp vào tháng 10 tới, ECB sẽ xem xét những hậu quả của việc đồng Euro tăng giá và thực hiện các biện pháp phù hợp,” Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde nói.
Tuy nhiên, ECB coi những đề nghị như vậy là sự can thiệp chính trị và đã có những phản ứng gay gắt trước những tuyên bố của phía Pháp. Trong một bài phát biểu hôm 21/9, Lorenzo Bini Smaghi, một thành viên trong Ban Giám đốc ECB nói: “Không có một quốc gia nào khác mà chính quyền lại liên tục có những phát biểu thiếu hợp tác như thế về vấn đề tỷ giá hối đoái.” Ông nói thêm, những phát biểu như thế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin đối với chính sách tiền tệ của châu Âu.
Các nhà kinh tế cho rằng, mức độ phản ứng ở mỗi quốc gia tỷ lệ thuận với tính dễ bị tổn thương của đồng nội tệ nước đó. Các quan chức của Đức phản ứng tương đối ít trước việc đồng Euro tăng giá và vấn đề tỷ giá hối đoái không phải là một chủ đề trung tâm tại Triển lãm Ôtô Frankfurt, mặc dù các hãng sản xuất ôtô của nước này phụ thuộc nhiều vào doanh số tiêu thụ tại Mỹ.
“Chắc chắn tình hình của các hãng xuất khẩu Đức tốt hơn các công ty Pháp. Về chi phí lao động, tình hình ở Italy cũng khả quan hơn ở Pháp,” chuyên gia Neilsen của Goldman Sachs nhận định.
(Theo IHT)