Facebook sẽ dùng công cụ kiểm duyệt để được vào Trung Quốc?
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook đã bị chặn ở Trung Quốc từ năm 2009
Facebook được cho là đang phát triển một công cụ kiểm duyệt nhằm thuyết phục nhà chức trách Trung Quốc cho phép mạng xã hội lớn nhất hành tinh được hoạt động tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tờ New York Times dẫn nguồn tin thân cận nói rằng Facebook đã âm thầm xây dựng công nghệ ngăn một số bài đăng (post) nhất định xuất hiện trên bảng tin (news feed) của người sử dụng ở một số khu vực. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Facebook, Mark Zuckerberg được cho là ủng hộ mạnh mẽ công cụ này, một công cụ có thể được sử dụng để kiểm duyệt những nội dung nhạy cảm chính trị ở Trung Quốc.
Bài báo của New York Times nói Facebook sẽ trao quyền quyết định nội dung nào cần được kiểm duyệt cho một bên thứ ba, nhiều khả năng là một đối tác kinh doanh của Facebook tại Trung Quốc. Đối tác này sẽ nhìn thấy được những nội dung mà người sử dụng chia sẻ, và tiếp đó quyết định xem nội dung nào được phép xuất hiện trên bảng tin của người dùng tại Trung Quốc.
Hiện tại, nhân viên của Facebook đã có thể nhìn thấy phần mềm của công cụ này trong hệ thống nội bộ. Đây chỉ là một trong nhiều thử nghiệm mà Facebook đang cân nhắc trong nỗ lực mở cánh cửa thị trường Trung Quốc. Những thử nghiệm này thậm chí sẽ không bao giờ được công bố chính thức.
Một số nhân viên Facebook chịu trách nhiệm về công cụ nói trên đã bỏ việc tại công ty này sau khi bày tỏ lo ngại về dự án, nguồn tin cho hay.
Những tin đồn về công cụ kiểm duyệt của Facebook rộ lên vào một thời điểm khá nhạy cảm đối với mạng xã hội này. Facebook đã bị chỉ trích mạnh kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua ở Mỹ vì đã không thể ngăn chặn sự phát tán những thông tin sai lệch về hai ứng cử viên Donald Trump và Hillary Clinton.
Ban đầu, Facebook chống chế bằng cách nói rằng mình chỉ là một công ty công nghệ và không muốn giám sát những gì người sử dụng đăng tải và chia sẻ. Nhưng sau đó, Facebook đã “dịu giọng”, nói rằng đang tìm cách hạn chế những thông tin thất thiệt được đưa lên mạng này.
Động cơ khiến Facebook phát triển công cụ kiểm duyệt được cho xuất phát một phần từ tiềm năng lớn của việc trở lại thị trường Trung Quốc. Facebook bị chặn ở Trung Quốc từ năm 2009.
Những năm gần đây, Zuckerberg đã có nhiều nỗ lực để tạo dựng mối quan hệ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm Chủ tịch nước này Tập Cận Bình. Anh đã có nhiều chuyến đi tới Trung Quốc để tiếp xúc quan chức, giao lưu với sinh viên đại học… và dành thời gian để học tiếng Trung.
Tờ New York Times dẫn nguồn tin thân cận nói rằng Facebook đã âm thầm xây dựng công nghệ ngăn một số bài đăng (post) nhất định xuất hiện trên bảng tin (news feed) của người sử dụng ở một số khu vực. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Facebook, Mark Zuckerberg được cho là ủng hộ mạnh mẽ công cụ này, một công cụ có thể được sử dụng để kiểm duyệt những nội dung nhạy cảm chính trị ở Trung Quốc.
Bài báo của New York Times nói Facebook sẽ trao quyền quyết định nội dung nào cần được kiểm duyệt cho một bên thứ ba, nhiều khả năng là một đối tác kinh doanh của Facebook tại Trung Quốc. Đối tác này sẽ nhìn thấy được những nội dung mà người sử dụng chia sẻ, và tiếp đó quyết định xem nội dung nào được phép xuất hiện trên bảng tin của người dùng tại Trung Quốc.
Hiện tại, nhân viên của Facebook đã có thể nhìn thấy phần mềm của công cụ này trong hệ thống nội bộ. Đây chỉ là một trong nhiều thử nghiệm mà Facebook đang cân nhắc trong nỗ lực mở cánh cửa thị trường Trung Quốc. Những thử nghiệm này thậm chí sẽ không bao giờ được công bố chính thức.
Một số nhân viên Facebook chịu trách nhiệm về công cụ nói trên đã bỏ việc tại công ty này sau khi bày tỏ lo ngại về dự án, nguồn tin cho hay.
Những tin đồn về công cụ kiểm duyệt của Facebook rộ lên vào một thời điểm khá nhạy cảm đối với mạng xã hội này. Facebook đã bị chỉ trích mạnh kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua ở Mỹ vì đã không thể ngăn chặn sự phát tán những thông tin sai lệch về hai ứng cử viên Donald Trump và Hillary Clinton.
Ban đầu, Facebook chống chế bằng cách nói rằng mình chỉ là một công ty công nghệ và không muốn giám sát những gì người sử dụng đăng tải và chia sẻ. Nhưng sau đó, Facebook đã “dịu giọng”, nói rằng đang tìm cách hạn chế những thông tin thất thiệt được đưa lên mạng này.
Động cơ khiến Facebook phát triển công cụ kiểm duyệt được cho xuất phát một phần từ tiềm năng lớn của việc trở lại thị trường Trung Quốc. Facebook bị chặn ở Trung Quốc từ năm 2009.
Những năm gần đây, Zuckerberg đã có nhiều nỗ lực để tạo dựng mối quan hệ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm Chủ tịch nước này Tập Cận Bình. Anh đã có nhiều chuyến đi tới Trung Quốc để tiếp xúc quan chức, giao lưu với sinh viên đại học… và dành thời gian để học tiếng Trung.