10:55 15/02/2008

FED đẩy lùi chứng khoán thế giới

Sơn Phúc

Chứng khoán Mỹ sụt giảm sau lời cảnh báo của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)

Bình luận của ông Bernanke đẩy thêm lo ngại rằng những tổn thất của thị trường tín dụng sẽ lan rộng ra ngoài ngành tài chính.
Bình luận của ông Bernanke đẩy thêm lo ngại rằng những tổn thất của thị trường tín dụng sẽ lan rộng ra ngoài ngành tài chính.
Chứng khoán Mỹ không giữ được đà tăng bền vững của 3 phiên trước và đóng cửa giao dịch ngày thứ Năm với mất mát đáng kể của các chỉ số chính, dẫn đầu là cổ phiếu hai ngành ngân hàng và công nghệ.

Đây cũng là phiên giao dịch đầu tiên trong tuần, các cổ phiếu của Mỹ sụt giảm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Ben S. Bernanke đưa ra cảnh báo rằng, sự khan hiếm tín dụng sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, các nhà phân tích dự báo, tập đoàn Intel có thể phải chịu mức doanh thu sụt giảm.

JPMorgan Chase & Co., Bank of America Corp. và Citigroup Inc. dẫn đầu 29 cổ phiếu sụt giảm trong số 30 thành viên của hàn thử biểu Standard & Poor 500 – Tài chính. Intel, nhà sản xuất con chip lớn nhất thế giới, lần đầu tiên sụt giảm trong 6 ngày. Tất cả 10 nhóm ngành tham gia vào S&P 500 đều chịu tổn thất, chặn lại đà tiến dài nhất của chứng khoán Mỹ trong năm nay.

Kết thúc giao dịch ngày 14/2, S&P 500 giảm 18,35 điểm (1,3%), chỉ còn 1.348,86 điểm. Dow Jones trượt 175,26 điểm (1,4%) xuống mức 12.376,98 điểm. Nasdaq mất 41,39 điểm (1,7%) còn 2.332,54 điểm. Russell 2000, hàn thử biểu của các công ty tầm trung mất 2,3% chỉ còn 705,32 điểm. Màu đỏ của lượng cổ phiếu sụt giảm áp đảo màu xanh với tỷ lệ 5:1.

Bình luận của ông Bernanke đẩy thêm lo ngại rằng những tổn thất của thị trường tín dụng sẽ lan rộng ra ngoài ngành tài chính sau khi các ngân hàng và các công ty chứng khoán lớn nhất thế giới bị thâm hụt 146 tỷ USD tính từ đầu năm 2007.

Lời cảnh báo của ông đã che mờ con số thất nghiệp sụt giảm và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn dự đoán của Nhật, vốn đẩy hàn thử biểu của Tokyo đến đỉnh thành công to lớn nhất kể từ năm 2002. Ông chủ tịch cũng chỉ cho Quốc hội Mỹ thấy rõ, các nhà hoạch định chính sách đã chuẩn bị tiếp tục cắt giảm lãi suất nếu nền kinh tế tiếp tục sụt giảm.

Ngày 14/2, tại cuộc họp CERA Week ở Houston, cựu chủ tịch FED, ông Alan Greenspan cũng bình luận rằng nước Mỹ đang “trên bờ vực” của một cuộc suy thoái và lặp lại quan điểm này với xác suất “50% hoặc hơn”.

Goldman Sachs Group Inc., Morgan Stanley và Merrill Lynch & Co. cùng nhau xuống dốc sau khi tập đoàn Lehman Brothers Holdings giảm mức ước đoán về doanh thu trong quý I cho cả ba công ty chứng khoán lớn nhất nước Mỹ này với lo ngại họ sẽ tiếp tục chịu thua lỗ. Goldman mất 3,62 USD, chỉ còn 176,56 USD. Morgan Stanley mất 61, được đặt mua ở mức 42,62 USD. Merrill giảm 1,46 USD, khớp lệnh trung bình ở mức giá 50,72 USD.

Citigroup, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, lùi 60 cents, còn 25,74 USD. Bank of America, ngân hàng lớn thứ hai, hao hụt 1,09 USD chỉ còn 42,24 USD. JPMorgan, người hùng xếp thứ ba cũng mất 1,49 USD, chỉ còn 42,61 USD. Nhóm các công ty tài chính trong S&P 500 mất 1,9% và đóng góp to lớn nhất trong sự sụt giảm của chỉ số này.

Trong hàn thử biểu Dow, Intel mất mát lớn nhất, giảm 75 cents (3,5%) chỉ còn 20,46 USD. Micron Technology Inc., nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất nước Mỹ cũng chịu tổn thất to lớn sau khi Goldman hạ thấp định mức của “đại gia” này từ mức “trung lập” xuống mức “bán”.

Như thông lệ, khi cổ phiếu của ngân hàng và các công ty chứng khoán gặp khó, thì các "anh hùng" của thị trường vẫn là những công ty bảo hiểm trái phiếu. Hai tập đoàn bảo hiểm trái phiếu lớn nhất nước Mỹ là MBIA Inc. và Ambac Financial Group Inc., gặt hái nhiều nhất trong các thành viên của S&P 500 sau khi tập đoàn định mức tín nhiệm hàng đầu Moody cho biết, các công ty này đang “có vị trí tốt hơn” các đối thủ cạnh tranh của họ là FGIC Corp. và XL Capital Ltd. Moody cũng hạ thấp định mức tín nhiệm của FGIC từ Aaa xuống A3. MBIA hồi phục mạnh 98 cents (8,4%), đạt 12,62 USD. Ambac tăng mạnh1,16 USD (12%) lên mức 10,53 USD.

Hiệu ứng từ chứng khoán Mỹ lan san các thị trường châu Á khiến những hàn thử biểu chính của khu vực này sụt giảm nhanh chóng ngay trong phiên giao dịch sang 15/2.

Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial và ngân hàng Commonwealth Bank của Úc dẫn các cổ phiếu ngân hàng sụt giảm.

Lúc 10 giờ sáng nay tại Tokyo, số cổ phiếu giảm giá nhiều gấp 6 lần số cổ phiếu tăng giá và hàn thử biểu này cũng đã mất 1%, chỉ còn 142,72 điểm. Tổn thất này đã cắt xén thành quả trong năm nay của hàn thử biểu này xuống mức 1,4%. Nikkei 225 của Nhật trượt 1,7%, chỉ còn 13.391,36 điểm sau bước nhảy vọt 4,3% hôm qua, một bước tiến mạnh nhất kể từ năm 2002.

Các hàn thử biểu khác trong khu vực cũng giảm đáng kể, hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 15/2. CSI 300 của Trung Quốc mất gần 90 điểm (1,84%). Hang Seng của Hồng Kông mất 475,26 điểm (1,98%).