FED vẫn dè dặt chuyện tăng lãi suất
FED mở rộng hơn cánh cửa tăng lãi suất, nhưng vẫn thể hiện rõ sự thận trọng trong đánh giá về sức khỏe kinh tế Mỹ
Kết thúc cuộc họp chính sách định kỳ vào đêm qua (18/3), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiến thêm một bước gần hơn tới việc tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương này cắt giảm dự báo về tăng trưởng và lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới - một tín hiệu cho thấy FED sẽ không vội đẩy lãi suất cơ bản đồng USD về mức bình thường.
Theo tin từ Reuters, đúng như dự báo của giới phân tích trước đó, FED bỏ từ “kiên nhẫn” trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp. Động thái này của FED đồng nghĩa với việc cánh cửa tăng lãi suất trong một vài tháng tới được mở rộng hơn. Mặc dù vậy, FED vẫn thể hiện rõ sự thận trọng trong đánh giá về sức khỏe kinh tế Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, cuộc họp này của FED đã gửi đi một thông điệp mềm mỏng hơn so với dự báo của các nhà đầu tư. Vì thế, thời điểm mà FED được dự báo sẽ tăng lãi suất đã được đẩy lùi từ giữa năm - như được nhận định trước khi cuộc họp diễn ra - sang mùa thu năm nay. Một số chuyên gia nói, FED có thể sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 9, và sẽ có khoảng 1-2 đợt tăng trong năm nay.
“Bỏ từ ‘kiên nhẫn’ ra khỏi tuyên bố không có nghĩa là chúng tôi sẽ không kiên nhẫn”, Chủ tịch FED Janet Yellen phát biểu trong một cuộc họp báo.
Thị trường chứng khoán Phố Wall tăng điểm mạnh và giá dầu thô có lúc tăng 5% sau khi cuộc họp của FED kết thúc. Trong khi đó, đồng USD mất giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt.
FED nhấn mạnh rằng, việc tăng lãi suất là “không thể xảy ra” trong cuộc họp diễn ra vào tháng 4 của cơ quan này. Chủ tịch Yellen thì nói với các nhà báo rằng bà không loại trừ khả năng tăng lãi suất vào tháng 6.
Tuy vậy, tuyên bố của FED cho thấy việc chọn thời điểm để tăng lãi suất sẽ tùy thuộc nhiều vào các số liệu kinh tế. “FED nhận thấy rằng thời điểm phù hợp để tăng lãi suất là khi có sự cải thiện thêm của thị trường việc làm và cơ sở cho thấy lạm phát sẽ tăng lên mức mục tiêu 2% trong trung hạn”, FED nói.
Trong các cuộc họp trước, FED duy trì quan điểm sẽ “kiên nhẫn” trong việc cân nhắc thời điểm tăng lãi suất. Dù có chủ trương tiến tới thắt chặt, FED đang phải đối mặt với những số liệu kinh tế trái chiều gây khó xử. Thị trường việc làm Mỹ đang phục hồi tốt, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và nhu cầu tiêu dùng của nước này khởi sắc, nhưng giá dầu giảm sâu và đồng USD tăng giá đồng nghĩa FED chưa thể đạt mục tiêu lạm phát 2%.
Lần gần đây nhất FED tăng lãi suất là vào tháng 6/2006. Khi đó, thị trường bất động sản bùng nổ và tăng trưởng kinh tế mạnh là cơ sở để FED đẩy lãi suất lên 5,25%. Mức lãi suất thấp kỷ lục gần 0% hiện này được FED áp dụng từ tháng 12/2008.
Theo dự báo mà FED đưa ra trong cuộc họp lần này, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2,3-2,7% trong năm nay, giảm từ mức 2,6-3% đưa ra trong lần dự báo hồi tháng 12 năm ngoái. Lạm phát của Mỹ được FED dự báo ở mức 0,6-0,8% trong năm nay, 1,7-1,9% trong năm 2016 và gần 2% trong năm 2017.
Theo tin từ Reuters, đúng như dự báo của giới phân tích trước đó, FED bỏ từ “kiên nhẫn” trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp. Động thái này của FED đồng nghĩa với việc cánh cửa tăng lãi suất trong một vài tháng tới được mở rộng hơn. Mặc dù vậy, FED vẫn thể hiện rõ sự thận trọng trong đánh giá về sức khỏe kinh tế Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, cuộc họp này của FED đã gửi đi một thông điệp mềm mỏng hơn so với dự báo của các nhà đầu tư. Vì thế, thời điểm mà FED được dự báo sẽ tăng lãi suất đã được đẩy lùi từ giữa năm - như được nhận định trước khi cuộc họp diễn ra - sang mùa thu năm nay. Một số chuyên gia nói, FED có thể sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 9, và sẽ có khoảng 1-2 đợt tăng trong năm nay.
“Bỏ từ ‘kiên nhẫn’ ra khỏi tuyên bố không có nghĩa là chúng tôi sẽ không kiên nhẫn”, Chủ tịch FED Janet Yellen phát biểu trong một cuộc họp báo.
Thị trường chứng khoán Phố Wall tăng điểm mạnh và giá dầu thô có lúc tăng 5% sau khi cuộc họp của FED kết thúc. Trong khi đó, đồng USD mất giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt.
FED nhấn mạnh rằng, việc tăng lãi suất là “không thể xảy ra” trong cuộc họp diễn ra vào tháng 4 của cơ quan này. Chủ tịch Yellen thì nói với các nhà báo rằng bà không loại trừ khả năng tăng lãi suất vào tháng 6.
Tuy vậy, tuyên bố của FED cho thấy việc chọn thời điểm để tăng lãi suất sẽ tùy thuộc nhiều vào các số liệu kinh tế. “FED nhận thấy rằng thời điểm phù hợp để tăng lãi suất là khi có sự cải thiện thêm của thị trường việc làm và cơ sở cho thấy lạm phát sẽ tăng lên mức mục tiêu 2% trong trung hạn”, FED nói.
Trong các cuộc họp trước, FED duy trì quan điểm sẽ “kiên nhẫn” trong việc cân nhắc thời điểm tăng lãi suất. Dù có chủ trương tiến tới thắt chặt, FED đang phải đối mặt với những số liệu kinh tế trái chiều gây khó xử. Thị trường việc làm Mỹ đang phục hồi tốt, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và nhu cầu tiêu dùng của nước này khởi sắc, nhưng giá dầu giảm sâu và đồng USD tăng giá đồng nghĩa FED chưa thể đạt mục tiêu lạm phát 2%.
Lần gần đây nhất FED tăng lãi suất là vào tháng 6/2006. Khi đó, thị trường bất động sản bùng nổ và tăng trưởng kinh tế mạnh là cơ sở để FED đẩy lãi suất lên 5,25%. Mức lãi suất thấp kỷ lục gần 0% hiện này được FED áp dụng từ tháng 12/2008.
Theo dự báo mà FED đưa ra trong cuộc họp lần này, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2,3-2,7% trong năm nay, giảm từ mức 2,6-3% đưa ra trong lần dự báo hồi tháng 12 năm ngoái. Lạm phát của Mỹ được FED dự báo ở mức 0,6-0,8% trong năm nay, 1,7-1,9% trong năm 2016 và gần 2% trong năm 2017.